Đánh giá chung về thực trạng kinh tế hộ nông dân ở Cao Bằng

Một phần của tài liệu Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân ở tỉnh cao bằng (Trang 40 - 42)

II. Thực trạng kinh tế hộ nông dân ở Cao Bằng

4.Đánh giá chung về thực trạng kinh tế hộ nông dân ở Cao Bằng

Trên cơ sở phân tích thực trạng kinh tế hộ nông dân ở Cao Bằng cho phép rút ra một số nhận xét chung nh sau:

4.1. Những kết quả đạt đợc.

Đến nay kinh tế hộ nông dân ở Cao Bằng đã đợc khẳng định là một đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất nông nghiệp, đây là thành phần kinh tế sản xuất ra hầu hết khối lợng sản phẩm nông nghiệp của tỉnh hiện nay (ở Cao Bằng khơng có nơng trờng quốc doanh).

Cùng với sự phát triển kinh tế chung của kinh tế hộ nông dân trong cả nớc, kinh tế hộ nông dân Cao Bằng đã phát triển theo hớng đa dạng hoá sản phẩm, phát triển tổng hợp, giảm dần tỷ lệ hộ chuyên sản xuất lơng thực, hộ sản xuất hàng hố ngày càng tăng, hình thức kinh tế trang trại đã xuất hiện và ngày càng tăng, hình thức kinh tế trang trại đã xuất hiện và ngày càng mở rộng, đã có một số hộ phát triển kinh tế trang trại quy mô tới 2- 3 ha, kết quả này mở ra hớng mới về phát triển kinh tế hộ gia đình ở Cao Bằng trong những năm tới.

Hiện nay đã có một số hộ nơng dân trong phát triển kinh tế hộ đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nên đã đạt giá trị sản lợng 15- 20 triệu đồng trên 1 ha đất canh tác (tăng 2- 3 lần so với trớc đây), nhiều hộ trồng cây ăn quả đã đợc 20- 30 triệu đồng/năm. Kết quả trên đã góp phần làm giảm tỷ lệ hộ đói nghèo, tăng tỷ lệ hộ giàu của tỉnh.

Các chủ hộ nông dân ở tiểu vùng bồn địa Hoà An và các xã thuộc khu vực I miền núi của tỉnh, thông qua việc tổ chức thực hiện phát triển kinh tế hộ gia đình đã nâng cao đợc năng lực tổ chức quản lý, trình độ chun mơn và hiểu biết về thị trờng. Đây là nhân tố hết sức quan trọng để chuyển nơng nghiệp của tỉnh sang sản xuất hàng hố.

Bình qn đất canh tác của hộ ít dẫn đến d thừa lao động trong nơng nghiệp, diện tích đất đai bình qn của hộ nơng dân có xu hớng giảm do q trình tách hộ giãn bản, trong khi đó trình độ sử dụng ruộng đất của các hộ nơng dân cịn hạn chế, chủ yếu vẫn dựa vào khai thác tự nhiên, thâm canh, luân canh cây trồng, tăng vụ còn thấp, sử dụng ruộng đất cha gắn với việc bảo vệ đất, vì vậy với đặc điểm địa hình là đồi núi dốc, phơng thức canh tác lạc hậu càng làm cho đất đai dễ bị rửa trôi, mất chất dinh dỡng ảnh hởng không tốt đến vấn đề phát triển sản xuất nông nghiệp và làm mất cân bằng sinh thái.

+ Công cụ sản xuất thô sơ vừa thiếu lại vừa lạc hậu, chủ yếu là cầy bừa, thủ cơng số hộ nơng dân sử dụng máy móc các loại khơng đáng kể, nếu có (nh máy kéo nhỏ, máy tuốt lúa, máy xay xát, máy bơm nớc) đều là máy móc cũ kỹ, chắp vá có thể nói với trình độ trang bị cơng cụ lao động sản xuất nh hiện nay đã hạn chế nhiều đến năng suất lao động và khả năng thâm canh trong nông nghiệp.

+ Kinh tế nông hộ của hộ hiện nay chủ yếu là sản xuất thuần nông, tỷ lệ sản xuất kinh doanh tổng hợp cịn rất ít.

+ Trình độ dân trí nhìn chung cịn thấp, số lao động có trình độ văn hố cao rất ít thậm chí vẫn cịn nhiều ngời mù chữ, lao động chủ yếu là giản đơn, ít am hiểu kỹ thuật, sản xuất kinh doanh chủ yếu vẫn theo kinh nghiệm. Đây là một khó khăn lớn để tổ chức phát triển kinh tế hộ nông dân theo hớng sản xuất hàng hoá.

+ Mức thu nhập của các hộ hiện nay cịn thấp, chỉ đạt 400- 500 nghìn đồng/hộ/tháng, nên khả năng tích luỹ vốn để đầu t cho phát triển sản xuất còn hạn chế.

+ Cơ sở hạ tầng yếu kém là một cản trở lớn cho việc phát triển kinh tế hộ nông dân nhất là các hộ sản xuất hàng hố, giao thơng ở các vùng đi lại khó khăn, việc vận chuyển hàng hoá vất vả, điện nớc thiếu, trờng học, trạm xá không đủ.

Chơng III

Định hớng và giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế hộ nông dân ở tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân ở tỉnh cao bằng (Trang 40 - 42)