4.1 .Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Dự kiến cấu trúc của luận văn
1.5. Cơ sở tâm lý học– giáo dục học của việc tổ chức hoạt động ngoại khoá
khoá
1.5.1. Cơ sở giáo dục học
Hoạt động ngoại khoá tại trường cao đẳng phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục của nhà trường: đào tạo sinh viên thành con người phát triển tồn diện, có khả năng thích ứng nhanh với hồn cảnh xã hội hiện nay.
“Bất cứ hoạt động ngoài lớp, hoạt động ngoài trường nào, bất cứ hoạt động nào của các tiểu tổ, bất cứ hoạt động văn hố quần chúng nào cũng đều phải hồn tồn phù hợp với mục đích và nhiệm vụ của giáo dục” (Cairơp) [4]
Để có kiến thức sâu rộng, sinh viên khơng chỉ học tập trên lớp mà có thể học ở nhiều hình thức khác nhau. Trên lớp, đó chỉ là kiến thức cơ bản, do điều kiện thời gian hạn chế thầy cô không thể đi sâu. Muốn hiểu biết tường tận, sinh viên phải có ý thức tự giác, phải có hứng thú tìm tịi. Ngoại khố sẽ giúp sinh viên làm được điều này. Thái độ của các em cũng vậy, tham gia các sinh hoạt ngoại khoá, các em được giao lưu, được học tập kinh nghiệm thực tế. Nhờ hoạt động ngoại khóa các em tự rút ra cho mình kinh nghiệm ứng xử, giao tiếp sẽ thấy tự tin.
Để hình thành nhân cách con người một cách toàn diện, sinh viên phải được tham gia các hoạt động. Sự hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên chịu sự tác động của nhiều nhân tố: nhân tố sinh học, môi trường, giáo
dục và các hoạt động của bản thân các em, trong đó giáo dục giữ vai trị chủ đạo và việc tham gia các hoạt động giáo dục là yếu tố quyết định sự hình thành nhân cách của các em. Những hoạt động này bao gồm: hoạt động lao động, hoạt động vui chơi giải trí, tham quan học tập, các hoạt động thể dục, thể thao, giao lưu, giao tiếp, các hoạt động xã hội...
Để phát triển, con người không ngừng hoạt động. Hoạt động là phương thức tồn tại cũng như con đường hình thành, phát triển nhân cách. Con người hoạt động như thế nào thì nhân cách phát triển như thế ấy. Hoạt động tích cực đó là con đường để tiến thân, để thành đạt. Sinh viên tham gia tích cực vào các hoạt động ngoại khoá với các mối quan hệ đa dạng sẽ giúp các phẩm chất, tính cách, năng lực của các em được hình thành.Tham gia tổ ngoại khố sẽ giúp trí tuệ các em phát triển được tốt, tình u với ngành học, với tri thức lồi người sẽ khiến các em có ý thức tự giác vươn lên để tiếp thu sáng tạo.
Tham gia các hình thức ngoại khố có tính quần chúng, các em được giao lưu tình cảm.Tính đa dạng của hoạt động tạo nên tính đa dạng của giao lưu, mục đích và phương thức tiến hành. Trong giao lưu các em hiểu hơn giá trị đích thực của cuộc sống. Từ đó có thái độ và hành động đúng trước cuộc sống. Hoạt động ngoại khố trong hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp giúp các em có dịp thể hiện rõ sự hiểu biết và thái độ ứng xử của mình. Nhờ hoạt động này sự phát triển về mặt thể chất, tâm lý, xã hội – biểu hiện của sự phát triển nhân cách của các em được tốt hơn.
1.5.2. Cơ sở tâm lí
Hoạt động ngoại khoá phải dựa trên sự hứng thú, tự nguyện của sinh viên
Để thực hiện có chất lượng giáo dục, mọi hoạt động trong nhà trường phải xuất phát từ mục tiêu đào tạo, song cũng cần dựa trên yêu cầu chính đáng về sở thích, sở trường của sinh viên. Khác biệt căn bản của cơng tác ngoại khố với việc học chính khố là ở chỗ học chính khố mang tính chất học bắt buộc đối với sinh viên, còn việc tham gia các hoạt động ngoại khố địi hỏi có
tinh thần tự nguyện. Khi tham gia hoạt động ngoại khố, trên cơ sở sở thích và hứng thú học tập, sinh viên sẽ thể hiện được nhiều nhất tính năng động và tính sáng tạo của mình. Nói tự nguyện có nghĩa là sinh viên tự mình thích chọn bộ môn nào cũng được, giáo viên khơng nên bó buộc sinh viên vào những hoạt động mà tự các em khơng thích. Trong khi tổ chức hoạt động ngoại khoá, một số giáo viên chúng ta thường mắc phải xu hướng mệnh lệnh, bắt buộc sinh viên vào những tổ khơng thích hợp lắm. Giáo viên thường căn cứ vào điểm tổng kết và một vài điểm số sinh viên đạt được đối cao về một mơn học nào đó để sắp xếp sinh viên vào tổ ngoại khoá. Hoạt động ngoại khố mang tính ép buộc như thế rất dễ đưa sinh viên đến chỗ chán nản và uể oải. Đầu năm khi thành lập tổ ngoại khoá, giáo viên phụ trách cần để cho sinh viên tự mình ghi nguyện vọng. Các em tham gia hoạt động ngoại khoá theo nguyên tắc tự nguyện, được tự do lựa chọn những hoạt động mình thích và lấy tinh thần tự giác, tinh thần xung phong làm cơ sở .Tuy nhiên là giáo viên có thể và cần góp ý kiến hướng dẫn các em nhưng khơng nên bó buộc sinh viên theo ý kiến riêng của mình. Xamucốp nói rằng sự tự nguyện của sinh viên là một sự tự nguyện có hướng dẫn. Muốn thế giáo viên cần có một sự hiểu biết khá kỹ về sở thích, sở trường sinh viên của mình và giải thích đả thơng kỹ càng cho các em để các em tự nguyện ra nhập tổ ngoại khố mà mình thích nhất.
Để đảm bảo được tính chất tự nguyện có ý thức khơng phải cảm tính, tuỳ hứng, giáo viên cần làm cho sinh viên thấy được ý nghĩa của cơng tác ngoại khố nói chung và nội dung, đặc điểm của tổ mà sinh viên sắp tham gia. Tính tự nguyện của sinh viên trong việc tham gia hoạt động ngoại khoá quyết định sự hào hứng của bản thân sinh viên. Và điều đó có ảnh hướng đến phong trào chung của tổ. Vì sao có tình trạng sinh viên ồ ạt ra nhập tổ ngoại khoá trong buổi đầu rồi lại lẻ tẻ rút dần? Một phần lớn chính là vì việc tổ chức chưa dựa vào tinh thần tự nguyện, tự giác của sinh viên. Trên lớp sinh viên viên bị ràng buộc bởi tinh thần trách nhiệm, kỷ luật, nội quy chặt chẽ của trường, của giáo viên. Cịn trong ngoại khố, cái chủ yếu ràng buộc sinh viên với tổ chính
là lịng say mê hoạt động, lịng hứng thú được phát huy tài năng và sở thích của bản thân mình.
Phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi của sinh viên
Nhưng sự bảo đảm về nguyên tắc tư tưởng của tổ chức đó vẫn chưa phải hồn toàn quyết định sự hào hứng hoạt động của sinh viên. Bản thân nội dung hoạt động của tổ có phong phú hay khơng, có thích hợp với tuổi hay không cũng quyết định phần lớn tinh thần tham gia của họ. Nếu tổ ngoại khoá biến thành một buổi học phụ đạo với nội dung qúa trừu tượng, thiếu tính chất thực hành … thì nhất định sinh viên không thể thiết tha với tổ chức ngoại khoá nữa. ở đây chúng ta cần giải quyết cho rõ ràng mối quan hệ giữa nội và ngoại khoá như thế nào? Giải quyết được vấn đề này tức là quy định dứt khoát nội dung của hoạt động ngoại khố.
Ngồi ra dẫu rằng phạm vi hoạt động ngoại khoá rộng rãi, phong phú, linh hoạt hơn ngoại khố cũng khơng có nghĩa là nội dung ngoại khố thốt ly trình độ tâm sinh lý của sinh viên. Tuỳ theo tính chất của lứa tuổi, cơng tác ngoại khoá cần được nghiên cứu một cách hợp lý. Ở bậc học cao đẳng, giáo viên có thể dành một số thời gian cho công tác tranh luận, báo cáo, thuyết trình về một vấn đề nào đó của mơn học …trình độ tư duy và tính ổn định về tâm lý của sinh viên trung học phổ thơng có thể thực hiện được cơng việc ấy. Các em sẽ có được sự hứng thú, niềm tin khi tham gia, các em muốn đựơc thể hiện mình trước tập thể. Xuất phát từ điều kiện tâm sinh lý của sinh viên mà công tác ngoại khoá cần phải được tổ chức sinh động với nhiều hình thức phong phú. Sự nghèo nàn về hình thức tổ chức sẽ làm các em có tâm lý chán chường, thiếu hứng thú. Giáo viên khi làm cơng tác ngoại khố cần phải có sự tìm tịi, sáng tạo nhiều cách tổ chức mới.
Khi những hình thức tổ chức càng phong phú bao nhiêu thì tính kế hoạch lại càng phải được đề cao bấy nhiêu. Cần phân phối hoạt động ngoại khoá cho cả năm, từng học kỳ, từng tháng. Khi tổ chức, giáo viên là người hướng dẫn cho các em vận dụng hiểu biết vào việc làm cụ thể. Một khi tính tự lập của các em được đề cao, các em có thể phát biểu ý kiến chủ quan về một
vấn đề cụ thể. Khi đó trình độ tư duy, khả năng vận dụng kiến thức của các em sẽ được nâng cao một bước. Hoạt động ngoại khoá nếu được tiến hành có kế hoạch sẽ làm cho việc học tập nội khố được sâu sắc, trình độ suy nghĩ, tính tự lập của sinh viên được nâng cao và ngay bản thân các em sẽ thấy hứng thú, tích cực hưởng ứng hoạt động ngoại khố của trường.
Hơn nữa việc tổ chức hoạt động ngoại khố cịn phải dựa trên cơ sở là việc hình thành và phát triển nhân cách của người sinh viên. Hoạt động này là quá trình các em thực hiện mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên, với xã hội, với người khác, với chính mình, và bao gìơ cũng nhằm vào những đối tượng nhất định. Dưới sự hướng dẫn của thầy cô, sinh viên sẽ thực hiện những hoạt động cụ thể. Bằng hoạt động các em sẽ lĩnh hội đựơc những kinh nghiệm q báu, khơng phải trả giá cho những mị mẫm, thử nghiệm đúng, sai không cần thiết. Cũng bằng hoạt động giao tiếp trong ngoại khoá, các em lĩnh hội nội dung của mối quan hệ xã hội, chứa đựng những giá trị những chuẩn mực do xã hội quyết định.