4.1 .Nhiệm vụ nghiên cứu
6. Dự kiến cấu trúc của luận văn
2.6. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khoá tại khoa
Ngoại ngữ Du lịch, trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
2.6.1. Ưu điểm
Nhận thức tốt của cán bộ lãnh đạo, quản lí, giáo viên, sinh viên
Nhìn chung Nhà trường đều xác định được hoạt động ngoại khoá là một bộ phận quan trọng trong q trình giáo dục. Hoạt động ngoại khố là dịp để mở rộng, củng cố, nâng cao kiến thức, phát triển toàn diện nhân cách người sinh viên. Sự nhận thức này là cơ sở cho việc đẩy mạnh những hình thức tổ chức khác nhau, góp phần thực hiện chủ trương giáo dục toàn diện trong nhà trường, khích lệ giáo viên và sinh viên nỗ lực thi đua dạy tốt, học tốt. Kết quả học tập và rèn luyện của sinh viên tăng lên rõ rệt, nhất là chất lượng sinh viên khá giỏi.
Lãnh đạo nhà trường cơ bản đã quan tâm đến hoạt động ngoại khoá và hoạt động này cũng đã mang lại một số kết quả tốt.
Các đoàn thể xã hội thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi và có sự đóng góp để nhà trường tổ chức tốt các hoạt động ngoại khố.
Đã có kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khoá
Khoa Ngoại ngữ du lịch đã có kế hoạch tổ chức và dự kiến xu hướng phát triển của các hình thức ngoại khố, đưa hoạt động này đi vào nề nếp, sắp xếp có tính chun mơn hố, tạo sự tự giác chấp hành các chủ trương của nhà trường.
Các biện pháp quản lý của người hiệu trưởng, của trưởng khoa, trưởng bộ môn đã phát huy hiệu quả.
Trình độ chun mơn của đội ngũ giúp khoa tổ chức thành công các hoạt động ngoại khố
Trường có đội ngũ cán bộ quản lý sâu sát về chuyên môn, hoạt động ngoại khoá thực sự tạo ra bước chuyển biến về chất lượng. Nếu có những biện pháp động viên, khích lệ thì chắc chắn kết quả thu được cịn cao hơn, số sinh viên tham gia còn nhiều hơn.
Bên cạnh những ưu điểm trên cịn có một số ưu điểm đáng kể sau: Các tổ bộ môn thuộc khoa đã tổ chức nhiều hình thức hoạt động
ngoại khố khác nhau.
Điều kiện cơ sở vật chất và mơi trường xung quanh có nhiều thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động ngoại khố ở cả 3 tổ bộ mơn thuộc khoa.
Hoạt động ngoại khoá đã chứng tỏ được là một hình thức giáo dục trong nhà trường được sinh viên tự giác đón nhận, có tác dụng tích cực trơng thấy. Cùng với nhiều hình thức dạy học và giáo dục khác, hoạt động này mang lại thành tích đáng kể cho nhà trường: số sinh viên khá, giỏi, số sinh viên đạt giải trong các kỳ thi ngày càng nhiều.
2.6.2. Hạn chế
Năng lực quản lí, tổ chức hoạt động ngoại khố của hiệu trưởng, đội ngũ cán bộ quản lí, của trưởng khoa, trưởng bộ môn và giáo viên cịn có những hạn chế.
Trong Nhà trường hiện nay, năng lực quản lý của một số cán bộ còn chưa cao. Một số cán bộ quản lý cịn làm việc theo kiểu gia đình, dễ dãi trong cơng tác chỉ đạo, điều hành. Nhiều bộ mơn cịn chưa có giáo viên giỏi về chun mơn nghiệp vụ để thu hút sinh viên vào hoạt động mà mình phụ trách, chưa biết gắn kết các bộ mơn có liên quan cùng tổ chức để tạo sức hấp dẫn cho sinh viên, sự phối hợp trong và ngoài nhà trường chưa tốt.
Có những bộ mơn cịn có phần bắt ép sinh viên tham gia, chưa làm cho sinh viên thấy được tham gia ngoại khố là bổ ích để tự các em coi đó là nhu cầu.
Các biện pháp quản lý của lãnh đạo nhà trường chưa thực sự tạo động lực thúc đẩy, chưa thường xuyên giao lưu học hỏi kinh nghiệm để làm phong phú cho hoạt động ngoại khố của mình, các hình thức khen thưởng, động viên chưa kịp thời.
Trong các trường hiện nay, đội ngũ giáo viên trẻ nhiều, họ có nhiệt tình nhưng cịn thiếu kinh nghiệm trong tổ chức và phối hợp.
Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khố nhìn chung cịn đơn điệu, nghèo nàn, cơ sở vật chất thiếu thốn, kinh phí dành cho hoạt động này cịn q ít.
Hạn chế về điều kiện tổ chức, hạn chế trong công tác động viên khen thưởng, hạn chế về các cơ chế, chính sách liên kết với cộng đồng và các tổ chức liên quan.
Các điều kiện cho hoạt động ngoại khố cịn chưa nhịp nhàng, chưa có sự đầu tư thoả đáng. Chỉ đạo và giám sát hoạt động ngoại khố cịn chưa sát, với những bộ mơn giáo viên ít kinh nghiệm, chưa chỉ dẫn cho họ cụ thể, ít khi thường xuyên giám sát, nhắc nhở. Việc động viên, khen thưởng chưa kịp thời. Sau mỗi hoạt động, vì lý do cơng việc bề bộn nên việc đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm còn chưa được coi trọng.
Nguồn lực phục vụ cho hoạt động ngoại khố cịn hạn chế, nhà quản lý chưa huy động được đáng kể các nguồn lực từ cha mẹ sinh viên và các tổ chức xã hội. Công tác xã hội hố giáo dục cần làm tốt hơn mới có thể huy động được nguồn lực để dành cho hoạt động này.
Tiểu kết chương 2
Trong chương 2, tôi đã xác định được những hạn chế cơ bản của việc quản lý hoạt động ngoại khoá tại khoa Ngoại ngữ du lịch, trường Cao đẳng du lịch Hà Nội như sau:
- Năng lực quản lí, tổ chức hoạt động ngoại khoá của hiệu trưởng, đội ngũ cán bộ quản lí, của trưởng khoa, trưởng bộ môn và giáo viên cịn có những hạn chế.
- Các biện pháp quản lý của lãnh đạo nhà trường chưa thực sự tạo động lực thúc đẩy, chưa thường xuyên giao lưu học hỏi kinh nghiệm để làm phong phú cho hoạt động ngoại khố của mình, các hình thức khen thưởng, động viên chưa kịp thời.
- Đội ngũ giáo viên trẻ có nhiệt tình nhưng cịn thiếu kinh nghiệm trong tổ chức và phối hợp. Hạn chế về hình thức tổ chức hoạt động ngoại khố
- Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khố nhìn chung cịn đơn điệu, nghèo nàn, cơ sở vật chất thiếu thốn, kinh phí dành cho hoạt động này cịn quá ít.
- Hạn chế về điều kiện tổ chức và hạn chế trong công tác động viên khen thưởng. Các điều kiện cho hoạt động ngoại khố cịn chưa có sự đầu tư cho thoả đáng. Chỉ đạo và giám sát hoạt động ngoại khố cịn chưa sát, với những bộ mơn giáo viên ít kinh nghiệm, chưa chỉ dẫn cho họ cụ thể, ít khi thường xuyên giám sát, nhắc nhở. Việc động viên, khen thưởng chưa kịp thời. Sau mỗi hoạt động, vì lý do cơng việc bề bộn nên việc đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm còn chưa được coi trọng.
- Hạn chế về các cơ chế, chính sách liên kết với cộng đồng và các tổ chức liên quan Nguồn lực phục vụ cho hoạt động ngoại khố cịn hạn chế, nhà quản lý chưa huy động được đáng kể các nguồn lực từ cha mẹ sinh viên và các tổ chức xã hội. Công tác xã hội hoá giáo dục cần làm tốt hơn mới có thể huy động được nguồn lực để dành cho hoạt động này.
Hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường đều băn khoăn muốn làm sao cho hoạt động ngoại khố của sinh viên được sơi động và nội
dung ngoại khoá được phong phú. Nhìn chung, giáo viên đều phản ánh hình thức ngoại khố cịn nghèo nàn.
- Kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khoá ở nhà trường nhiều khi chắp vá, vụn, lẻ thất thường và tuỳ tiện. Những buổi tổ chức như thế thường không được chuẩn bị một cách chu đáo, sinh viên đóng vai trị thụ động, ít bổ ích, làm mất thì giờ của các em.
Thực tế hoạt động ngoại khoá khoa Ngoại ngữ Du lịch, trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội được khảo sát đã cho thấy rằng nhà quản lý đã chú trọng hình thức tổ chức dạy học này, đã thực hiện một cách có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các nhà trường. Tuy nhiên, có sự mâu thuẫn giữa mong muốn của sinh viên và việc đáp ứng của các nhà trường hiện nay vì hạn chế về kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ và có cả năng lực tổ chức, điều hành của nhà quản lý.
Thực tiễn cho thấy rằng, tài chính, cơ sở vật chất có vai trị khá quan trọng đối với sự thành công của các hoạt động ngoại khoá, tuy nhiên chúng khơng phải là những yếu tố quyết định vì đã có khơng ít trường thiếu thốn tài chính, cơ sở vật chất nhưng vẫn tổ chức được tốt hoạt động này. Vì vậy, có thể nói, nhận thức và năng lực tổ chức của người quản lí, của giáo viên và sinh viên là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành công của công tác hoạt động ngoại khố trong các nhà trường. Nếu có những biện pháp quản lý đồng bộ, chắc chắn hoạt động này sẽ mang lại kết quả tốt hơn.
CHƯƠNG 3
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VÀ KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM, THỰC NGHIỆM VIỆC SỬ DỤNG CÁC BIỆN
PHÁP