Thơ mới trong CT và SGK Ngữ văn THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động dạy học các bài thơ mới theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông (Trang 39 - 41)

1.2. Cơ sở thực tiến

1.2.1. Thơ mới trong CT và SGK Ngữ văn THPT

1.2.1.1. Mục đích dạy học Thơ mới trong CT Ngữ văn THPT hiện hành

Đưa một số tác gia, tác phẩm Thơ mới vào CT và SGK Ngữ văn THPT

nhằm:

- Trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về một giai đoạn thơ ca Việt Nam, chuyển hướng từ thơ ca trung đại sang thơ hiện đại.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, cảm thụ thơ cho HS.

- Thông qua các tác phẩm chọn lọc, giúp HS bồi dưỡng tình cảm, tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người; bồi dưỡng tâm hồn cho HS.

1.2.1.2. Nội dung CT dạy học Thơ mới trong CT Ngữ văn THPT hiện hành

Trong một thời gian khá dài, trong CT mơn văn THPT, Thơ mới nói riêng

và văn học lãng mạn nói chung chỉ được trình bày sơ lược ở phần khái quát

văn học Việt Nam giai đoạn 1930 -1945. Từ năm 1989 - 2005, CT Văn học đã có những thay đổi đáng kể. Một số bài thơ tiêu biểu của Thơ mới được đưa vào giảng dạy trong CT môn Văn học lớp 11. Cụ thể có một số tác giả và

những bài thơ sau:

(1) Xuân Diệu, tiểu sử và những sáng tác thơ văn

(2) Thơ duyên (Xuân Diệu) (3) Đây mùa thu tới (Xuân Diệu) (4) Vội vàng (Xuân Diệu)

(5) Nguyệt cầm (Xuân Diệu) (Đọc thêm) (6) Tràng giang ( Huy Cận)

(7) Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn mặc Tử) (8) Tống biệt hành (Thâm Tâm)

(9) Tiếng sáo thiên thai (Thế Lữ) (Đọc thêm) (10) Tương tư (Nguyễn Bính) (Đọc thêm)

Theo CT sau năm 2000, những bài học về Thơ mới thể hiện trong CT và SGK Ngữ văn cơ bản và nâng cao:

SGK Ngữ văn theo CT cơ bản do GS Phan Trọng Luận tổng chủ biên

gồm các bài như:

(1) Xuân Diệu, tiểu sử và những sáng tác thơ văn

(2) Vội vàng (Xuân Diệu) (3) Tràng giang ( Huy Cận) (4) Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn mặc Tử)

(5) Tương tư (Nguyễn Bính) (Đọc thêm)

(6) Một thời đại trong thi ca (văn nghị luận - Hoài Thanh)

Phần đọc thêm: Tống biệt hành (Thâm Tâm), Tiếng địch sơng Ơ (Phạm Huy Thông), Đây mùa thu tới (Xuân Diệu).

SGK Ngữ văn theo CT nâng cao do GS Trần Đình Sử tổng chủ biên cũng có nội dung tương tự, chỉ thay bài Tương tư bằng bài Mưa xuân (Nguyễn Bính)

Hiện nay, sau nhiều lần sửa đổi và giảm tải, CT Ngữ văn lớp 11 THPT (CT cơ bản) còn lại những tác giả, tác phẩm Thơ mới sau:

(1) Xuân Diệu, tiểu sử và những sáng tác thơ văn

(2) Vội vàng (Xuân Diệu) (3) Tràng giang ( Huy Cận) (4) Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn mặc Tử) (5) Hầu trời (Tản Đà)

(6) Một thời đại trong thi ca (văn nghị luận- Hoài Thanh)

Hai bài đọc thêm là Tương tư (Nguyễn Bính), Chiều xuân (Anh Thơ).

Như vậy thơ mới được đưa vào giảng dạy chỉ còn 6 bài và 2 bài đọc thêm với tổng số tiết là 11 tiết.

Có thể nói trong CT ngữ văn gần đây đã quan tâm đến việc đưa Thơ mới vào giảng dạy cho HS THPT. Các nhà biên soạn CT đã chọn và giới thiệu với

HS một tác giả và những bài thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới nhằm giúp HS thấy được cái hay đặc biệt là những cái mới của phong trào thơ ca này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động dạy học các bài thơ mới theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)