2.3.1. Những điểm mới trong đề xuất về quy trình
Trong đề xuất về quy trình dạy học Thơ mới, chúng tơi đã có những đề
xuất mới cần được nhấn mạnh:
a. Luận văn coi trọng bài khái quát trong cấu trúc CT. Trong CT Ngữ văn
cụ thể. Chúng tôi thấy như vậy sẽ dễ sa vào tác phẩm cụ thể mà không thấy được các tri thức mang tính tổng quan. Nếu muốn hình thành năng lực đọc
hiểu Thơ mới cho HS, cần coi trọng dạy bài khái quát hơn là dạy các nội dung
cụ thể.
b. Quy trình dạy học bài khái quát cũng như các bài thơ cụ thể đều thực hiện theo 5 bước như mơ hình trường học mới (VNEN). Quy trình này đảm bảo tạo cơ chế để HS được làm việc nhiều hơn, cũng như có nhiều ưu điểm khác.
2.3.2. Một số lưu ý khi sử dụng quy trình
a. Cần linh hoạt, năng động khi vận dụng quy trình, tránh cứng nhắc, giả tạo. Cần nắm vững mục đích của quy trình là tạo điều kiện để HS được hoạt động, tạo hứng thú và tập trung vào KN, phương pháp làm việc của HS nhiều hơn.
b. Khi dạy học, cần lưu ý phải tổ chức các hoạt động cho HS, tránh giảng giải, bình văn một chiều.
c. Hoạt động đánh giá cần được tiến hành ngay sau mỗi nhiệm vụ, không đợi đến hết bài mới đánh giá.
Tiểu kết Chương 2
Trong chương 2, luận văn đã đưa ra đề xuất về quy trình hoạt động dạy
học các tác phẩm Thơ mới trong CT Ngữ văn 11 theo định hướng phát triển
năng lực.
Theo đó, có 3 đề xuất chính:
(1) Về cấu trúc chương trình (quy trình khái quát về nội dung), cần dạy bài khái quát với những KT mang tính phương pháp luận, giúp cho việc định
hướng hình thành năng lực đọc hiểu Thơ mới, trước khi dạy một số tác phẩm
cụ thể.
(2) Về quy trình dạy học mỗi kiểu bài, cần tuân theo 5 bước (như mơ hình trường học mới VNEN), trong đó, nhấn mạnh các hoạt động thực hành, ứng dụng và bổ sung.
Quy trình này đáp ứng những yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng hình thành năng lực cho HS.