Địa điểm, số lượng GV THPT tham gia phỏng vấn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động dạy học các bài thơ mới theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông (Trang 45)

TT TÊN TRƯỜNG SL GV

tham gia

Ghi chú

1 Trường THPT Phạm Văn Nghị 7 2 Trường THPT Ý Yên 8 3 Trường THPT Hoàng Văn Thụ 9 4 Trường THPT Lý Nhân Tông 9 5 Trường THPT Tống Văn Trân 8 6 Trường THPT Nguyễn Khuyến 9

Cộng: 50

b.2. Địa bàn phỏng vấn HS cũng giống như với GV, gồm 06 trường

THPT, thuộc tỉnh Nam Định.

Địa bàn và số lượng HS tham gia điều tra - đánh giá được thể hiện trong bảng 1.2 dưới đây:

Bảng 1.2. Địa điểm, số lượng HS THPT tham gia điều tra - đánh giá TT TÊN TRƯỜNG SL HS tham

gia

Ghi chú

1 Trường THPT Phạm Văn Nghị 80 2 Trường THPT Ý Yên 85 3 Trường THPT Hoàng Văn Thụ 95 4 Trường THPT Lý Nhân Tông 72 5 Trường THPT Tống Văn Trân 80 6 Trường THPT Nguyễn Khuyến 88

d. Kết quả khảo sát

d.1. Kết quả phỏng vấn GV về quy trình dạy học các bài Thơ mới

Kết quả phỏng vấn GV THPT về thực trạng dạy học các tác phẩm Thơ

mới xét về quy trình dạy học có thể được mơ tả qua bảng sau: (Bảng 1.3)

Bảng 1.3: Kết quả điều tra GV về quy trình dạy học Thơ mới

TT NỘI DUNG PHỎNG VẤN SL

Đánh giá của GV Ghi chú Đạt Chưa đạt SL % SL % a Tỉ lệ lí thuyết /thực hành 50 3 6 47 94 Về thời lượng b Xác định hệ thống kĩ năng trong phần thực hành 50 8 16 42 84 c Về hoạt động ứng dụng 50 16 32 34 68 d Mở rộng, bổ sung kiến thức 50 6 12 44 88 Nhận xét:

(a) Đánh giá của GV về tỷ lệ thời gian giữa dạy lý thuyết và thực hành hiện nay trong dạy Thơ mới cho rằng là đạt chỉ có (3/47 GV chiếm 6/94 %). Điều này chứng tỏ hiện nay tỷ lệ thời gian dạy lý thuyết nhiều hơn so với dạy thực hành. Các bài dạy chỉ tập trung vào dạy lý thuyết cịn thực hành vẫn chưa được quan tâm, nếu có thì thời gian dành cho thực hành cũng rất ít chủ yếu là luyện tập nhằm củng cố KT ở trên chứ ít quan tâm đến việc rèn KN cho HS. Vấn đề đạt ra cho đổi mới giáo dục là làm sao cho tỷ lệ thời gian dành cho dạy lý thuyết phải tương ứng với dạy thực hành khoảng (50/50). Như vậy mới tạo

điều kiện cho HS rèn luyện KN khi học. Thơ mới nói riêng và dạy Ngữ văn

nói chung.

(b) Đánh giá của GV về xác định hệ thống KN trong phần thực hành khi

dạy Thơ mới chỉ có (8/42 GV chiếm 16/84%) GV cho là đạt yêu cầu. Điều này

chứng tỏ hệ thống KN trong phần thực hành là chưa rõ ràng. Vì trên thực tế các câu hỏi chưa thể hiện rõ tính hệ thống và chưa rõ mục đích KN. Yêu cầu

đặt ra là khi xây dựng hệ thống câu hỏi phải làm sao cho ràng, thể hiện rõ được mục đích rèn luyện KN.

(c) Đánh giá của GV về hoạt động ứng dụng (tỷ lệ 16/34 chiếm 34/68%).

Đa số các GV đánh giá hoạt động ứng dụng trong dạy học Thơ mới là chưa có.

Vì hiện nay, nhiều bài có phần luyện tập nhưng chủ yếu là thực hành nên rất ít câu hỏi liên hệ thực tế. Vấn đề đặt ra cho đổi mới giáo dục là làm sao khi biên soạn SGK các nhà biên soạn cần phải bổ sung những câu hỏi liên hệ trong phần luyện tập để HS có điều kiện liên hệ thực tế sau mỗi bài học.

(d) Đánh giá của GV về việc mở rộng, bổ sung KT tỷ lệ đạt là (6/44 chiếm 12/88%). Từ con số trên ta thấy việc mở rộng, bổ sung KT là rất ít vì trong tài liệu tham khảo và SGK chưa có (SGK khơng có bài tập u cầu HS về nhà học thêm)

d.2. Kết quả phỏng vấn GV về phương pháp dạy học Thơ mới

Kết quả phỏng vấn GV THPT về thực trạng dạy học các tác phẩm Thơ

mới xét về phương pháp dạy học có thể được mơ tả qua bảng sau: (Bảng 1.4)

Bảng 1.4: Kết quả điều tra GV về phương pháp dạy học Thơ mới

TT NỘI DUNG PHỎNG VẤN SL GV trả lời Phản ánh của GV Sử dụng nhiều Ít hoặc khơng sử dụng SL % SL % a Sử dụng phương pháp thuyết trình 50 45 90 5 10 b Sử dụng phương pháp vấn đáp 50 48 96 2 4 c Sử dụng phương pháp thực hành 50 45 90 5 10 d Tổ chức hoạt động cho HS 50 3 6 47 94 Nhận xét:

- Phản ánh của GV về việc sử dụng nhiều phương pháp thuyết trình trong

dạy học Thơ mới tỷ lệ 45/50 chiếm 90% GV. Đa số GV cho rằng dạy học Thơ

mới nói riêng và dạy Ngữ văn nói chung chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết

- Phản ánh của GV về việc sử dung phương pháp vấn đáp và thực hành nhiều.. Mặc dù GV sử dụng nhiều phương pháp thuyết trình nhưng trong khi thuyết trình GV vẫn dừng lại để hỏi HS. Như vậy vừa để kiểm tra KT HS vừa có điều kiện để GV suy nghĩ kỹ hơn. Tuy thời lượng dành cho một bài học

Thơ mới ít nhưng bài học nào cũng có phần thực hành.

- Phản ánh của GV về việc tổ chức hoạt động trong giờ dạy Thơ mới chiếm 6%. Thực tế cho thấy trong dạy học Thơ mới nói riêng và trong giờ dạy

Ngữ văn nói chung, GV chưa hoặc rất ít tổ chức được hoạt động cho HS. d.3. Kết quả đánh giá của GV về chất lượng học Thơ mới của HS

Kết quả phỏng vấn GV THPT về thực trạng dạy học các tác phẩm Thơ

mới xét về chất lượng dạy học có thể được mơ tả qua bảng sau: (Bảng 1.5)

Bảng 1.5: Kết quả phỏng vấn GV về chất lượng học tập Thơ mới của HS

TT NỘI DUNG PHỎNG VẤN Đánh giá của GV Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % a Trí nhớ và thơng hiểu 41 82 5 10 3 6 1 2 b Kĩ năng phân tích, bình giảng thơ 15 30 12 24 14 28 9 18 c Khả năng tự đọc các bài thơ cùng loại 14 28 13 26 15 30 8 16 d Kĩ năng liên hệ thực tế 5 10 7 14 20 40 18 36 e Hứng thú của HS 35 70 9 18 4 8 2 4 Nhận xét:

Nhìn vào bảng thống kê kết quả đánh giá của GV về chất lượng học Thơ

mới của HS ta thấy. Nhìn chung HS mới đạt ở mức trí nhớ và thông hiểu mặc

dù vậy tỷ lệ HS cảm thấy hứng thú khi học Thơ mới cũng nhiều.

Ít nhất là tỷ lệ HS biết liên hệ thực tế, rút ra được bài học chỉ có 5 HS chiếm 10% HS biết liên hệ thực tế tốt.

Từ bảng thống kê quả đánh giá của GV về chất lượng học Thơ mới của

dạy học còn mức ba là khả năng vận dụng, liên hệ thực tế là rất ít. Điều này

chứng tỏ sự vận dụng, liên hệ của các em khi học Thơ mới là còn rất hạn chế.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có rất nhiều một trong những nguyên nhân cơ bản là phương pháp dạy học của GV chưa chú ý hướng HS đến việc liên hệ thực tế sau mỗi bài học. Mặt khác SGK cũng khơng có những câu hỏi liên hệ thực tế để HS có điều kiện vận dụng, liên hệ với bản thân.

d.4. Đánh giá kết quả học tập của HS qua phiếu trắc nghiệm

Bảng 1.6: Đánh giá KQHT của HS THPT về Thơ mới

TT Các phương diện đánh giá

Số HS tham gia Kết quả đánh giá Đạt Chưa đạt SL % SL % a Nhớ nội dung của bài học 500 430 86 70 14 b Thông hiểu 500 200 40 300 60 c Kĩ năng phân tích, bình

giảng thơ 500 140 28 360 72 c Năng lực tự đọc các bài thơ

cùng loại 500 80 16 420 84 d Vận dụng thực tế, rút được

bài học cho bản thân

500 50 10 450 90 e Hứng thú 500 370 74 130 26

Nhận xét:

Nhìn vào bảng đánh giá kết quả học tập Thơ mới của HS ta thấy: trong các phương diện trên thì phương diện HS nhớ nội dung bài chiếm tỷ lệ cao nhất (430 HS = 86%) còn phương diện HS biết vận dụng thực tế, rút ra bài học cho bản thân chiếm tỷ lệ ít nhất chỉ có (50 HS = 10%). Điều này chưa phù hợp với mục tiêu dạy học. Bên cạnh đó tỷ lệ HS đạt năng lực tự đọc các bài thơ cùng loại cũng rất ít chỉ có 80 HS =16%. Điều này chứng tỏ khả năng tự đọc các tác phẩm cùng loại của HS còn rất hạn chế, các em hầu như chưa chú ý đến việc đọc các tác phẩm khác ngoài các tác phẩm trong SGK. Ý thức tự học của các em cịn kém nói cách khác các em chưa có ý thức tự giác trong học tập.

Tiểu kết Chương 1

Trong chương 1, đề tài đã nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc

xây dựng quy trình dạy học các tác phẩm Thơ mới ở THPT. Chúng tơi đã lí giải các khái niệm và khảo sát những kiến thức liên quan từ góc độ Tâm lí học,

Giáo dục học và các khoa học ngành Ngữ văn. Đề tài cũng đã khảo sát mục

đích, nội dung, CT, SGK Ngữ văn hiện hành về nội dung dạy học Thơ mới, đặc biệt nhấn mạnh phương pháp dạy học, trong đó có quy trình dạy học Thơ

mới trong thực tế hiện nay. Chúng tơi thấy: Việc dạy học Thơ mới nói chung

đã đạt được những kết quả khá tốt, tuy nhiên vẫn còn những hạn chế do đặc trưng của quan niệm dạy học vẫn còn quá coi trọng kiến thức, chưa thật sự quan tâm đến kĩ năng thực hành, ứng dụng và cũng chưa có cơ chế để HS tự thực hiện các nhiệm vụ của mình. GV cịn q coi trọng phương pháp thuyết trình, vấn đáp mà chưa thật sự chú ý đến việc tổ chức cho HS hoạt động.

CHƯƠNG 2

THIẾT KẾ QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC TÁC PHẨM THƠ MỚI

2.1. Nguyên tắc đề xuất quy trình hoạt động dạy học

2.1.1. Bám sát mục đích, yêu cầu của CT dạy học Thơ mới trong trường THPT

Mục đích, yêu cầu của CT dạy học Thơ mới, như đã trình bày, là nhân tố giới ước mọi sự đổi mới. Đương nhiên, với mỗi giai đoạn lịch sử, mục đích và yêu cầu đối với từng bộ phận kiến thức có thể sẽ thay đổi. Tuy vậy, nguyên tắc bám sát mục đích, yêu cầu vẫn là nguyên tắc quan trọng hàng đầu.

2.1.2. Bám sát đặc trưng của Thơ mới

Thơ mới có những đặc trưng riêng, như đã trình bày, với những ưu điểm và hạn chế của nó. Thiết kế hoạt động dạy học cần nắm vững các đặc trưng đó để đưa ra các hoạt động phù hợp.

2.1.3. Tăng cường hoạt động của HS

Hoạt động của HS tuy luôn được chú ý và coi trọng, nhưng trên thực tế, chưa có cơ chế phù hợp để HS được tự học, tự hoạt động (dưới sự hướng dẫn của GV). Quy trình hoạt động dạy học mới sẽ tạo cơ chế thuận lợi hơn để HS được tự học, giảm thiểu các hoạt động thuyết trình, đọc chép của GV.

2.1.4. Tăng cường hoạt động thực hành, ứng dụng

Như đã phân tích, hoạt động thực hành và ứng dụng trong dạy học Thơ

mới hiện còn rất non yếu. Hoạt động thực hành chưa xác định rõ được hệ

thống kĩ năng cần luyện tập, cịn hoạt động ứng dụng thì cũng chưa xác định được mục đích, phương hướng.

Trong thiết kế hoạt động dạy học mới, cần quan tâm đến việc tạo cơ chế và hướng dẫn tốt HS thực hành các kĩ năng phân tích, cảm thụ thơ văn, đồng thời yêu cầu HS vận dụng KT, KN đã học vào thực tế học tập và cuộc sống.

2.1.5. Kết nối HS với gia đình và xã hội

Thiết kế hoạt động dạy học mới cũng thể hiện sự khác biệt với quy trình dạy học hiện nay: đó là hoạt động bổ sung, trong đó yêu cầu HS cùng phối

hợp với người thân (trong gia đình), hoặc nghiên cứu thực tế trong cuộc sống xã hội, hoặc khai thác internet… để giải quyết vấn đề. Như vậy là quy trình mới sẽ kết nối HS với gia đình và cuộc sống xã hội.

2.2. Đề xuất quy trình hoạt động dạy học các tác phẩm Thơ mới

2.2.1. Quy trình tổng quan (cấu trúc chương trình)

Quy trình khái quát là sự sắp xếp nội dung CT. Đó cũng chính là cấu trúc

CT về Thơ mới.

Căn cứ vào những cơ sở khoa học vừa trình bày ở chương 1, đề tài này đề xuất đổi mới chương trình theo định hướng hình thành năng lực cho HS như sau:

Tên chủ đề: Thơ mới.

Bài 1: Khái quát chung về Thơ mới Bài 2: Vội vàng (Xuân Diệu)

Bài 3: Tràng giang (Huy Cận)

Bài 4: Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

Giải thích: Bài 1 nhằm cung cấp cho HS những kiến thức khái quát mang tính phương pháp. Các bài sau là những dẫn chứng, minh họa cho bài khái quát.

2.2.2. Quy trình hoạt động cho bài khái quát về Thơ mới Bước 1. Hoạt động khởi động Bước 1. Hoạt động khởi động

Nội dung và cách thức tiến hành tương tự mục 2.2.3.

Bước 2. Hình thành kiến thức mới

Nội dung 1. Dạy kiến thức văn học sử và đặc trưng thể loại, bao gồm: a. Kiến thức văn học sử, gồm có:

- Kiến thức về thời đại: tình hình kinh tế, chính trị, xã hội VN giai đoạn 1930- 1945

- Kiến thức về trào lưu: Phong trào Thơ mới ở các nước trong khu vực và

Thơ mới ở Việt Nam. Ảnh hưởng của thơ ca, văn hóa, văn học Âu Tây.

b. Đặc trưng loại thể thơ

- Về nội dung cảm xúc trong thơ

- Về đặc điểm kết cấu của tác phẩm thơ - Về ngôn ngữ thơ

- Về thi pháp thơ

(Phân biệt với truyện, kí, tiểu thuyết, kịch…)

c. Đặc trưng của Thơ mới.

- Về nội dung - Về hình thức - Về thi pháp.

(Phân biệt với thơ ca truyền thống, thơ Đường…).

Bước 3. Thực hành

Thực hành trong bài khái quát có thể bao gồm các nhiệm vụ chính như sau: a. Phân tích sự chi phối của hồn cảnh lịch sử đối với sự hình thành và

phát triển của Thơ mới.

b. Chứng minh các đặc điểm, giá trị của Thơ mới qua một số bài thơ cụ thể.

Bước 4. Ứng dụng

Nội dung ứng dụng bao gồm:

a. Phân tích, bình giảng các tác phẩm Thơ mới chưa được học.

b. Từ nội dung các bài Thơ mới, liên hệ tới cuộc sống với các khía cạnh

tích cực của Thơ mới:

- Tình u thiên nhiên. - Tình yêu cuộc sống.

- Tình yêu con người, đồng loại. - Tình yêu và sự trân trọng cái đẹp.

Bước 5. Bổ sung

Hướng dẫn đọc thêm các tác phẩm Thơ mới.

GIÁO ÁN MINH HỌA

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƠ MỚI 1930 - 1945

A. MỤC TIÊU B. CHUẨN BỊ 1- GV: - Phiếu học tập: 50 cái - Giấy A0: 6 tờ - Bút dạ: 6 cái.

- Tài liệu: Cuốn Thi nhân Việt Nam và một số bài tiểu luận phê bình. 2- HS: Đọc các bài thơ và chú giải về Thơ mới trong SGK

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

Hoạt động của HS Yêu cầu cần đạt Bước 1: Hoạt động khởi động

Thi kể tên các nhà thơ và các bài thơ

đã học.

Cách thực hiện:

Kẻ bảng thành 2 cột: cột 1 ghi tên nhà thơ và cột 2 ghi tên bài thơ đã học. Mỗi nhóm lần lượt cử 1 HS lên viết 1 kết quả cho mỗi cột trong 1 phút. Cứ luân phiên cho đến hết giờ (10 phút) Kết quả: Đội nào ghi đúng và nhiều nhất sẽ đoạt giải.

Bước 1: Hoạt động khởi động Yêu cầu: HS nhớ lại tên các bài thơ đã học và tên tác giả mà mình đã biết.

Trình bày được đặc điểm của phong trào Thơ mới, nêu những đóng góp của

nó đối với nền thơ ca và văn học Việt Nam.

 Giới thiệu vắn tắt các tác gia, tác phẩm: Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động dạy học các bài thơ mới theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)