Thực trạng dạy học Thơ mới trong một số trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động dạy học các bài thơ mới theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông (Trang 41 - 51)

1.2. Cơ sở thực tiến

1.2.2. Thực trạng dạy học Thơ mới trong một số trường THPT

1.2.2.1. Phương pháp và quy trình dạy học các bài Thơ mới

a. Phương pháp dạy học các bài Thơ mới hiện hành

Hiện nay, theo khảo sát, trường THPT vẫn dạy học các tác phẩm Thơ mới

theo các phương pháp phổ biến, bao gồm:

- Thuyết trình: GV thuyết trình về tác giả, tác phẩm, phân tích - bình

giảng nội dung và nghệ thuật của mỗi tác phẩm.

- Vấn đáp: Trong q trình thuyết giảng, GV có thể dừng lại để hỏi HS

một số câu hỏi gợi mở, gọi 1-2 HS trả lời, tạo điều kiện để sau đó GV tiếp tục thuyết giảng về nội dung và nghệ thuật.

- Thực hành: GV ra các bài tập và đề Tập làm văn yêu cầu HS nghị luận

về một câu, một đoạn hoặc một chi tiết nghệ thuật, thường là đã có sự gợi ý thơng qua giảng giải trên lớp. Thực hành chủ yếu là diễn đạt lại những nội dung đã được thuyết giảng, và đơi khi có những yêu cầu sáng tạo, nêu ý kiến cá nhân.

- Các phương pháp khác như: tổ chức hoạt động ngoại khóa, xê mi na… ít được quan tâm.

b. Quy trình dạy học các bài Thơ mới theo CT hiện hành

Quy trình dạy học các bài thơ nói chung và Thơ mới nói riêng đều tn

theo quy trình chung, bao gồm: (A) Ổn định, kiểm tra bài cũ. (B) Học bài mới

- GV dùng lời dẫn dắt vào bài.

- GV lần lượt tiến hành bài giảng theo các bước sau đây:

Bước 1: Tìm hiểu văn bản

Bước này gồm:

Nhiệm vụ này do GV thuyết giảng hoặc cho HS đọc trong SGK.

- Nhiệm vụ 2: Đọc và giải thích ý nghĩa của từ. Phần này có thể giao cho

HS đọc và chuẩn bị ở nhà. Trên lớp chỉ kiểm tra và giải thích bổ sung từ ngữ khó.

- Nhiệm vụ 3: Phân tích văn bản, gồm:

+ Chia đoạn (bố cục)

+ Tìm hiểu nội dung mỗi đoạn và nội dung tồn bài.

+ Tìm hiểu các chi tiết nghệ thuật và biện pháp nghệ thuật trong bài. Phần này GV sử dụng phương pháp vấn đáp và thuyết trình.

Có thể phân tích theo từng khổ thơ, từng đoạn, từng câu; sau đó dùng phép quy nạp để khái quát thành chủ đề, đặc trưng nghệ thuật (bổ ngang). Nhưng cũng có thể phân tích theo từng vấn đề về nội dung, nghệ thuật văn bản (bổ dọc). Tùy theo từng văn bản để sử dụng các phân tích phù hợp.

Mục tiêu của phần tìm hiểu văn bản cần chỉ ra được: - Cảm xúc chủ đạo của bài thơ.

- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.

- Đánh giá phong cách, tài năng nghệ thuật của tác giả.

- Đánh giá ý nghĩa, giá trị của tác phẩm (trên phương diện nội dung tư tưởng, nghệ thuật).

Bước 2: Luyện tập

Trong phần này, GV giao cho HS làm một số bài tập trong phần Luyện tập của SGK. Các bài tập chủ yếu yêu cầu HS phân tích, đơi khi chỉ là trả lời các câu hỏi về những chi tiết trong bài thơ. Cũng có một số câu hỏi yêu cầu HS liên hệ và phát biểu cảm nghĩ riêng (mang tính ứng dụng, sáng tạo).

Bước 3: Hướng dẫn học ở nhà

Trong bước này, GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà tiếp tục luyện tập, thông thường là viết tiếp các bài Tập làm văn đang làm chưa xong trên lớp.

Nhận xét: Phương pháp và quy trình dạy học các bài Thơ mới hiện nay đã

- Ưu điểm:

+ Với lượng thời gian ít, GV có thể cung cấp cho HS một lượng kiến thức rất rất lớn, sâu sắc và chính xác.

+ GV có điều kiện để truyền tải cảm hứng và truyền đạt kiến thức cho HS. + Với những GV có trình độ và kinh nghiệm, bài giảng có thể thu hút mạnh mẽ sự hứng thú của HS.

- Nhược điểm:

+ Trọng tâm vẫn là phần tìm hiểu văn bản (lý thuyết), phần thực hành và ứng dụng bị coi nhẹ.

+ Trong phần tìm hiểu văn bản, phương pháp chủ yếu vẫn nặng về thuyết trình và vấn đáp. Ít có các hoạt động giúp HS tự tìm hiểu văn bản. HS khơng có cơ hội để hoạt động, mà chỉ thụ động lắng nghe và cảm thụ.

+ Các bài tập dành cho thực hành trong luyện tập không định hướng rõ là thực hành kĩ năng gì mà chỉ tập trung củng cố kiến thức (trí nhớ).

+ Các bài tập vận dụng, ứng dụng rất ít và khơng rõ mục đích.

+ Khơng định hướng cho HS mở rộng kiến thức, không thể hiện được sự liên kết giữa HS với gia đình và xã hội.

1.2.2.2. Khảo sát kết quả dạy học các bài Thơ mới ở THPT

Để đánh giá kết quả dạy học các bài học Thơ mới, chúng tôi đã tiến hành

khảo sát GV và HS một số trường THPT.

a. Mục đích khảo sát

Tìm hiểu thực tế dạy học Thơ mới ở trường phổ thông.

b. Các nội dung khảo sát

b.1. Khảo sát thực tế dạy học thông qua phỏng vấn GV

Phiếu phỏng vấn GV gồm các câu hỏi trắc nghiệm và một câu hỏi dạng tự luận để lấy ý kiến tự do. Các câu trắc nghiệm tập trung vào các nội dung:

(1) Về quy trình dạy học các tác phẩm Thơ mới ở trường phổ thông, các

câu hỏi nhằm hướng tới các vấn đề sau: - Tỉ lệ giữa lí thuyết và thực hành.

- Việc xác định hệ thống kĩ năng trong phần thực hành. - Các vấn đề của ứng dụng.

- Các yêu câu vè mở rộng, bổ sung kiến thức…

(2) Về phương pháp dạy học, các câu hỏi nhằm hướng tới thực tế vận dụng các phương pháp dưới đây như thế nào:

- Thuyết trình. - Vấn đáp.

- Tổ chức hoạt động. - Thực hành.

(3) Về kết quả học tập của HS, các câu hỏi nhằm đánh giá:

- Trí nhớ và sự thơng hiểu của HS về nội dung, nghệ thuật của bài thơ. - Kĩ năng phân tích, bình giảng thơ.

- Khả năng tự đọc các bài thơ cùng loại

- Kĩ năng liên hệ thực tế, rút được bài học cho bản thân (như: tình yêu thiên nhiên; tình yêu cuộc sống; thái độ trân trọng giá trị con người; biết giữ gìn tình cảm trong sáng, đẹp đẽ, lãng mạn…).

(4) Về hứng thú của HS khi học các bài Thơ mới.

(5) Ý kiến tự do về nội dung, phương pháp - quy trình dạy học các tác

phẩm Thơ mới.

(Mẫu phiếu xem Phụ lục 1)

Ngồi ra, tác giả luận văn cịn thực hiện phỏng vấn trực tiếp một số GV nhằm tìm hiểu cụ thể hơn nguyên nhân và giải pháp nâng cao chất lượng dạy

học Thơ mới trong nhà trường, những thuận lợi và khó khăn của GV khi dạy học các tác phẩm Thơ mới.

b.2. Khảo sát KQHT của HS qua phiếu đánh giá trắc nghiệm

Phiếu đánh giá trắc nghiệm đối với HS gồm các câu hỏi xung quanh 5 nội dung chính:

(1) Trí nhớ và sự thơng hiểu của HS về nội dung, nghệ thuật của bài thơ. (2) Kĩ năng phân tích, bình giảng thơ.

(4) Kĩ năng liên hệ thực tế, rút được bài học cho bản thân.

(5) Hứng thú của HS khi học các bài Thơ mới.

(Mẫu phiếu xem Phụ lục 2)

c. Thời gian, địa điểm, số lượng khảo sát

c.1. Thời gian: Từ tháng 10/ 2013 đến tháng 4 / 2014. c.2. Địa bàn phỏng vấn, số lượng tham gia:

Địa bàn phỏng vấn GV được triển khai ở 06 trường THPT thuộc tỉnh

Nam Định, được thể hiện trong bảng 1.1 dưới đây:

Bảng 1.1. Địa điểm, số lượng GV THPT tham gia phỏng vấn TT TÊN TRƯỜNG SL GV TT TÊN TRƯỜNG SL GV

tham gia

Ghi chú

1 Trường THPT Phạm Văn Nghị 7 2 Trường THPT Ý Yên 8 3 Trường THPT Hoàng Văn Thụ 9 4 Trường THPT Lý Nhân Tông 9 5 Trường THPT Tống Văn Trân 8 6 Trường THPT Nguyễn Khuyến 9

Cộng: 50

b.2. Địa bàn phỏng vấn HS cũng giống như với GV, gồm 06 trường

THPT, thuộc tỉnh Nam Định.

Địa bàn và số lượng HS tham gia điều tra - đánh giá được thể hiện trong bảng 1.2 dưới đây:

Bảng 1.2. Địa điểm, số lượng HS THPT tham gia điều tra - đánh giá TT TÊN TRƯỜNG SL HS tham

gia

Ghi chú

1 Trường THPT Phạm Văn Nghị 80 2 Trường THPT Ý Yên 85 3 Trường THPT Hoàng Văn Thụ 95 4 Trường THPT Lý Nhân Tông 72 5 Trường THPT Tống Văn Trân 80 6 Trường THPT Nguyễn Khuyến 88

d. Kết quả khảo sát

d.1. Kết quả phỏng vấn GV về quy trình dạy học các bài Thơ mới

Kết quả phỏng vấn GV THPT về thực trạng dạy học các tác phẩm Thơ

mới xét về quy trình dạy học có thể được mơ tả qua bảng sau: (Bảng 1.3)

Bảng 1.3: Kết quả điều tra GV về quy trình dạy học Thơ mới

TT NỘI DUNG PHỎNG VẤN SL

Đánh giá của GV Ghi chú Đạt Chưa đạt SL % SL % a Tỉ lệ lí thuyết /thực hành 50 3 6 47 94 Về thời lượng b Xác định hệ thống kĩ năng trong phần thực hành 50 8 16 42 84 c Về hoạt động ứng dụng 50 16 32 34 68 d Mở rộng, bổ sung kiến thức 50 6 12 44 88 Nhận xét:

(a) Đánh giá của GV về tỷ lệ thời gian giữa dạy lý thuyết và thực hành hiện nay trong dạy Thơ mới cho rằng là đạt chỉ có (3/47 GV chiếm 6/94 %). Điều này chứng tỏ hiện nay tỷ lệ thời gian dạy lý thuyết nhiều hơn so với dạy thực hành. Các bài dạy chỉ tập trung vào dạy lý thuyết còn thực hành vẫn chưa được quan tâm, nếu có thì thời gian dành cho thực hành cũng rất ít chủ yếu là luyện tập nhằm củng cố KT ở trên chứ ít quan tâm đến việc rèn KN cho HS. Vấn đề đạt ra cho đổi mới giáo dục là làm sao cho tỷ lệ thời gian dành cho dạy lý thuyết phải tương ứng với dạy thực hành khoảng (50/50). Như vậy mới tạo

điều kiện cho HS rèn luyện KN khi học. Thơ mới nói riêng và dạy Ngữ văn

nói chung.

(b) Đánh giá của GV về xác định hệ thống KN trong phần thực hành khi

dạy Thơ mới chỉ có (8/42 GV chiếm 16/84%) GV cho là đạt yêu cầu. Điều này

chứng tỏ hệ thống KN trong phần thực hành là chưa rõ ràng. Vì trên thực tế các câu hỏi chưa thể hiện rõ tính hệ thống và chưa rõ mục đích KN. Yêu cầu

đặt ra là khi xây dựng hệ thống câu hỏi phải làm sao cho ràng, thể hiện rõ được mục đích rèn luyện KN.

(c) Đánh giá của GV về hoạt động ứng dụng (tỷ lệ 16/34 chiếm 34/68%).

Đa số các GV đánh giá hoạt động ứng dụng trong dạy học Thơ mới là chưa có.

Vì hiện nay, nhiều bài có phần luyện tập nhưng chủ yếu là thực hành nên rất ít câu hỏi liên hệ thực tế. Vấn đề đặt ra cho đổi mới giáo dục là làm sao khi biên soạn SGK các nhà biên soạn cần phải bổ sung những câu hỏi liên hệ trong phần luyện tập để HS có điều kiện liên hệ thực tế sau mỗi bài học.

(d) Đánh giá của GV về việc mở rộng, bổ sung KT tỷ lệ đạt là (6/44 chiếm 12/88%). Từ con số trên ta thấy việc mở rộng, bổ sung KT là rất ít vì trong tài liệu tham khảo và SGK chưa có (SGK khơng có bài tập u cầu HS về nhà học thêm)

d.2. Kết quả phỏng vấn GV về phương pháp dạy học Thơ mới

Kết quả phỏng vấn GV THPT về thực trạng dạy học các tác phẩm Thơ

mới xét về phương pháp dạy học có thể được mơ tả qua bảng sau: (Bảng 1.4)

Bảng 1.4: Kết quả điều tra GV về phương pháp dạy học Thơ mới

TT NỘI DUNG PHỎNG VẤN SL GV trả lời Phản ánh của GV Sử dụng nhiều Ít hoặc không sử dụng SL % SL % a Sử dụng phương pháp thuyết trình 50 45 90 5 10 b Sử dụng phương pháp vấn đáp 50 48 96 2 4 c Sử dụng phương pháp thực hành 50 45 90 5 10 d Tổ chức hoạt động cho HS 50 3 6 47 94 Nhận xét:

- Phản ánh của GV về việc sử dụng nhiều phương pháp thuyết trình trong

dạy học Thơ mới tỷ lệ 45/50 chiếm 90% GV. Đa số GV cho rằng dạy học Thơ

mới nói riêng và dạy Ngữ văn nói chung chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết

- Phản ánh của GV về việc sử dung phương pháp vấn đáp và thực hành nhiều.. Mặc dù GV sử dụng nhiều phương pháp thuyết trình nhưng trong khi thuyết trình GV vẫn dừng lại để hỏi HS. Như vậy vừa để kiểm tra KT HS vừa có điều kiện để GV suy nghĩ kỹ hơn. Tuy thời lượng dành cho một bài học

Thơ mới ít nhưng bài học nào cũng có phần thực hành.

- Phản ánh của GV về việc tổ chức hoạt động trong giờ dạy Thơ mới chiếm 6%. Thực tế cho thấy trong dạy học Thơ mới nói riêng và trong giờ dạy

Ngữ văn nói chung, GV chưa hoặc rất ít tổ chức được hoạt động cho HS. d.3. Kết quả đánh giá của GV về chất lượng học Thơ mới của HS

Kết quả phỏng vấn GV THPT về thực trạng dạy học các tác phẩm Thơ

mới xét về chất lượng dạy học có thể được mơ tả qua bảng sau: (Bảng 1.5)

Bảng 1.5: Kết quả phỏng vấn GV về chất lượng học tập Thơ mới của HS

TT NỘI DUNG PHỎNG VẤN Đánh giá của GV Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % a Trí nhớ và thơng hiểu 41 82 5 10 3 6 1 2 b Kĩ năng phân tích, bình giảng thơ 15 30 12 24 14 28 9 18 c Khả năng tự đọc các bài thơ cùng loại 14 28 13 26 15 30 8 16 d Kĩ năng liên hệ thực tế 5 10 7 14 20 40 18 36 e Hứng thú của HS 35 70 9 18 4 8 2 4 Nhận xét:

Nhìn vào bảng thống kê kết quả đánh giá của GV về chất lượng học Thơ

mới của HS ta thấy. Nhìn chung HS mới đạt ở mức trí nhớ và thơng hiểu mặc

dù vậy tỷ lệ HS cảm thấy hứng thú khi học Thơ mới cũng nhiều.

Ít nhất là tỷ lệ HS biết liên hệ thực tế, rút ra được bài học chỉ có 5 HS chiếm 10% HS biết liên hệ thực tế tốt.

Từ bảng thống kê quả đánh giá của GV về chất lượng học Thơ mới của

dạy học còn mức ba là khả năng vận dụng, liên hệ thực tế là rất ít. Điều này

chứng tỏ sự vận dụng, liên hệ của các em khi học Thơ mới là còn rất hạn chế.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên có rất nhiều một trong những nguyên nhân cơ bản là phương pháp dạy học của GV chưa chú ý hướng HS đến việc liên hệ thực tế sau mỗi bài học. Mặt khác SGK cũng khơng có những câu hỏi liên hệ thực tế để HS có điều kiện vận dụng, liên hệ với bản thân.

d.4. Đánh giá kết quả học tập của HS qua phiếu trắc nghiệm

Bảng 1.6: Đánh giá KQHT của HS THPT về Thơ mới

TT Các phương diện đánh giá

Số HS tham gia Kết quả đánh giá Đạt Chưa đạt SL % SL % a Nhớ nội dung của bài học 500 430 86 70 14 b Thông hiểu 500 200 40 300 60 c Kĩ năng phân tích, bình

giảng thơ 500 140 28 360 72 c Năng lực tự đọc các bài thơ

cùng loại 500 80 16 420 84 d Vận dụng thực tế, rút được

bài học cho bản thân

500 50 10 450 90 e Hứng thú 500 370 74 130 26

Nhận xét:

Nhìn vào bảng đánh giá kết quả học tập Thơ mới của HS ta thấy: trong các phương diện trên thì phương diện HS nhớ nội dung bài chiếm tỷ lệ cao nhất (430 HS = 86%) còn phương diện HS biết vận dụng thực tế, rút ra bài học cho bản thân chiếm tỷ lệ ít nhất chỉ có (50 HS = 10%). Điều này chưa phù hợp với mục tiêu dạy học. Bên cạnh đó tỷ lệ HS đạt năng lực tự đọc các bài thơ cùng loại cũng rất ít chỉ có 80 HS =16%. Điều này chứng tỏ khả năng tự đọc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế hoạt động dạy học các bài thơ mới theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông (Trang 41 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)