Định hướng phát triển trí tuệ con người Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đức, trí, thể, mỹ của con người Việt Nam doc (Trang 73 - 76)

Trí tuệ là một trong những đặc trưng nhất của con người, đó là tiêu chí con người tách khỏi thế giới động vật, con người được gọi là con người trí tuệ. Thời đại ngày nay được gọi là thời đại trí tuệ, quyền lực trí tuệ, kinh tế trí tuệ.

Thuật ngữ “trí tuệ” và những thuật ngữ gần gũi với nó như “trí”, “trí khơn”, “trí thơng minh”, “trí lực”, “trí năng”, v.v., là những thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong khoa học, nhưng lại chưa được định nghĩa một cách rõ ràng và thống nhất.

Từ thời xưa, “trí” theo Mạnh Tử, có mầm mống bẩm sinh là cái “Ta sẵn có vậy, nguồn gốc của Trí là lịng phải chăng”. Như vậy, “trí” khơng những là trí thơng minh mà cịn là tâm trí, là tấm lịng, biết cân nhắc, biết suy xét; theo tiếng Việt thì có nghĩa là vừa khơn vừa ngoan. Theo Tuân Tử thì “Cái biết trong người gọi là tri; tri mà hợp với cái gì ở bên ngồi gọi là trí”. Như vậy, nguồn gốc của trí tuệ là sự phù hợp giữa nội tâm và hiện thực bên ngồi, là lý trí thực hành, quan niệm này đang thịnh hành trong kinh tế tri thức.

Các học giả hiện đại cũng đưa ra những định nghĩa khác nhau về “trí tuệ, trí thơng minh”. Trong số những định nghĩa này có thể thấy 3 xu hướng chính sau đây:

- Coi thông minh là năng lực học tập.

- Coi thông minh là năng lực tư duy trừu tượng. - Coi thơng minh là năng lực thích ứng, sáng tạo.

Xu hướng định nghĩa trí thơng minh thơng qua hoạt động thích nghi, sáng tạo được nhiều nhà nghiên cứu chấp nhận nhất. Có sự khác biệt nhất định giữa thơng minh lý thuyết và thông minh thực tiễn. Nhà trường chúng ta chưa quan tâm đầy đủ hoặc thiếu điều kiện để thực hiện “học đi đôi với hành”, kết quả phần lớn không dạy nhiều điều cần cho cuộc sống, rất nặng về các tri thức hàn lâm. Cần đặc biệt nhấn mạnh phát triển tồn diện là học phải đi đơi với hành, lý thuyết phải gắn liền với thực tiễn.

Qua những định nghĩa đa dạng về trí tuệ có thể thấy là khó đưa ra một định nghĩa về mặt tu từ cho khái niệm “trí tuệ”, nhưng đều chứa đựng những nội dung sau đây:

- Trí tuệ và các khái niệm tương đương như trí, trí thơng minh … đều thuộc phạm trù năng lực tư duy, thuộc lĩnh vực nhận thức.

- Trí tuệ là một năng lực chung của nhân cách được hình thành thơng qua hành động có mục đích, và một khi đã hình thành nó là cơng cụ tâm lý để thực hiện các tương tác với mơi trường xung quanh theo hướng thích nghi tích cực để đạt mục đích, gắn bó với các lĩnh vực khác của nhân cách.

- Trí tuệ được phát triển trong một q trình từ thấp lên cao. Mức độ tăng giá trị và tính mới mẻ của sự khái qt và của cơng cụ sử dụng, tính chủ động của hoạt động tư duy có thể coi là các tiêu chí về chất lượng, hiệu quả của trí tuệ.

- Việc nghiên cứu trí tuệ phải lấy khái niệm hoạt động có đối tượng làm khái niệm then chốt, coi con người được làm chủ, làm chủ được và tự làm chủ là tư tưởng trung tâm, sử dụng phương pháp luận dựa vào hành động làm đơn vị của đời sống tâm lý con người, rất chú trọng đến sản phẩm và ngày nay cịn nhấn mạnh đến tính hiệu quả.

Như vậy, có thể coi trí tuệ, trí thơng minh là sự hiểu biết của con người, là năng lực tư duy, tạo nên một trong các nguồn sức mạnh tinh thần gọi là trí lực được hình thành bằng hoạt động có mục đích, có tương tác với môi trường xung quanh, tác động vào đối tượng lao động, nhằm đạt kết quả, có chất lượng và hiệu quả, phục vụ mục đích hoạt động, đồng thời tạo sự tiến bộ trong năng lực và nhân cách con người.

Theo GS. TS Phạm Minh Hạc, để đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước người Việt Nam cần có và phát huy các phẩm chất trí tuệ sau:

1. Có năng lực tư duy sáng tạo.

2. Có năng lực tiếp thu nhanh và vận dụng linh hoạt. 3. Có năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

4. Có năng lực quản lý.

5. Có kiến thức rộng rãi và ý kiến sâu sắc trong nhiều lĩnh vực.

Việc xác định các năng lực trí tuệ trên ở người Việt Nam sẽ góp phần tạo nên cơ sở để tìm ra nguyên nhân yếu kém và biện pháp khắc phục, từ đó vạch ra chiến lược giáo dục con người về mặt trí tuệ. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Phát triển trí tuệ xét về cả mặt cá nhân và xã hội là việc của cả một đời người, đòi hỏi cả một thời gian dài và một khơng gian rộng, đó là kết quả của giáo dục và tự giáo dục, khơng chỉ trong nhà trường mà cịn ngồi nhà trường, khơng phải chỉ trong thời gian đi học mà còn ở cả

những khoảng thời gian khác. Tuy nhiên, việc học tập ở nhà trường, đặc biệt ở trường phổ thơng có một ý nghĩa to lớn, có liên quan mật thiết đến việc hình thành một nền tảng, chuẩn bị các năng lực quan trọng nhất cho sự phát triển trí tuệ. Từ đó, một trong những yếu tố cốt lõi của chiến lược phát triển trí tuệ là nghiên cứu và xây dựng nội dung, phương pháp trí dục trong nhà trường phổ thông. Đồng thời, phải nhấn mạnh tư tưởng của thời đại là học suốt đời, học thường xuyên trong lao động và cuộc sống hàng ngày để mỗi người ln ln tự hồn thiện mình, cải tiến và nâng cao hiệu suất cơng việc của bản thân.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đức, trí, thể, mỹ của con người Việt Nam doc (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)