Đường lối phát triển toàn diện con ngườ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đức, trí, thể, mỹ của con người Việt Nam doc (Trang 65 - 68)

Phát triển bền vững con người và phát triển toàn diện con người là tư tưởng của nhân loại, của thời đại đi vào thế kỷ XXI, của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta, nhà nước ta. Trong xã hội ngày nay, phát triển con người là một nội dung của giải phóng con người gắn liền với giải phóng dân tộc khỏi mọi ách nơ lệ, giành lại và giữ gìn nền độc lập dân tộc và giải phóng xã hội khỏi mọi áp bức, bất công. Xây dựng một xã hội “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là tiền đề quan trọng bậc nhất để thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện con người.

Phát triển toàn diện con người, nói cho cùng là sự giải phóng con người khỏi tình cảnh tha hố - con người đánh mất bản thân mình do tình trạng bóc lột gây ra. Các Mác đã chỉ rõ, phải làm sao thủ tiêu được sự tha hoá, để con người trở lại với bản thân mình, con người hồn tồn quay trở lại con người với tính cách là con người xã hội. Con người thốt khỏi tình cảnh tha hố thì mới có thể thốt khỏi tình trạng phát triển phiến diện, q quặt. Tất nhiên đây là cả một q trình lâu dài, khơng phải ngày một, ngày hai mà có thể thực hiện được.

Phát triển tồn diện con người là “phát triển và vận dụng được toàn bộ các năng khiếu thể lực và trí lực con người về mọi mặt”. Cũng có khi nói phát triển tồn diện là

phát triển mọi mặt: đức, trí, thể, mỹ trong nhân cách con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh có

khi xác định nhân cách con người gồm tài, đức, cũng có khi nói cụ thể hơn là: nhân, trí, dũng, liêm. Nhấn mạnh tồn diện là hoàn chỉnh và hài hoà, nhất là hài hồ, khơng lệch

về một mặt trong phát triển nhân cách.

Cương lĩnh của Đảng ta thông qua tại đại hội lần thứ VII (1991), khẳng định: Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội con người được giải phóng, nhân dân lao động làm chủ đất nước, có nền kinh tế phát triển cao và nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân, công bằng xã hội và dân chủ được bảo đảm. Tức là

Đảng ta chủ trương phải đào tạo, xây dựng từng con người vừa có sức khoẻ tốt, có thể lực lẫn tâm lực, nhất là có trí tuệ là trí lực, và trên hết là có đạo đức; có cả khả năng biết thưởng thức cái đẹp, và cao hơn hết là sáng tạo cái đẹp (cầm, kỳ, thi, hoạ - như người xưa từng nói). Mối quan hệ trên đã được chủ tịch Hồ Chí Minh xác định rõ trong nội dung giáo dục cho thế hệ trẻ nước ta. Trong “Thư gửi các em học sinh nhân dịp ngày khai trường” ngày 24 tháng 10 năm 1955 đã nêu ở phần trên.

Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua ngày 11 - 12 - 1998 đã ghi rõ: “Mục tiêu

giáo dục là đào tạo con người phát triển tồn diện, có đạo đức, trí tuệ, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Ngoài những điều nêu trên, trong nội dung phát triển toàn diện cịn có nghề nghiệp, nói lên yêu cầu cực kỳ quan trọng của giáo dục là phải hình thành bằng được kỹ

năng nghề nghiệp để vào đời, vào cuộc sống. Tồn bộ các mặt giáo dục trí, thể, đức, mỹ cuối cùng đều phải đào tạo ra con người lao động. Đó là năm bộ phận cấu thành nhân cách con người Việt Nam mà giáo dục có nhiệm vụ phải giúp mỗi người cũng như cả thế hệ trẻ hình thành và phát triển. Và bao trùm lên tất cả những thành tố đó là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội - đó cũng chính là động lực lớn nhất, động cơ bao trùm tồn bộ hoạt động ở từng người. Qua đó con người phát triển và góp phần phát triển cộng đồng, xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nền giáo dục của nước ta luôn luôn chủ trương giáo dục toàn diện, nhưng trên thực tế, trên nhiều năm, ở nhiều trường, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, các lớp một, hai, ba ở bậc tiểu học chỉ dạy có học vần và tốn; lớp bốn, lớp năm cũng khơng dạy đủ chín mơn. Ngày 17 - 5 - 2002, Thủ tướng Chính phủ tuyên bố quyết định của Chính phủ sẽ xố phịng học 3 ca, tranh, tre, nứa, lá và kiên cố hoá trường học. Đây là những điều kiện rất cơ bản để thực hiện giáo dục tồn diện. Tất nhiên cịn nhiều điều kiện quan trọng khác, như phải có đủ giáo viên dạy thể dục, âm nhạc, lao động, hướng nghiệp, … vì thiếu các giáo viên này thật khó nói tới giáo dục tồn diện.

Giáo dục tồn diện, có phần được thực hiện ở trường, phần thực hiện ở nhà, câu lạc bộ, thì mới phát triển tồn diện. Nhưng vì nhiều lý do, như chiến tranh, kinh tế kém phát triển … chúng ta còn bị rất nhiều hạn chế trong phát triển toàn diện con em chúng ta trong suốt mấy thập kỷ qua. Trong phạm vi tồn quốc cịn hơn 30% trẻ em bị suy dinh dưỡng, nhiều học sinh, nhất là ở vùng nông thơn, miền núi cịn khơng đạt chuẩn phát triển cơ thể; ở thành phố đến nay mới quy định mỗi học sinh phải biết 5 - 10 bài hát; 1/10000 học sinh biết vẽ và có tranh thi tại các cuộc triển lãm … Và có nhận xét tổng quát rằng ta hay nặng về “dạy chữ”, nhẹ về “dạy người”! Tình hình này cần phải khắc phục.

Theo các tài liệu nghiên cứu, người ta đã đưa ra 13 tiêu chí lối sống và phong cách của “con người cơng nghiệp”. Đó là: 1. Năng lực trí tuệ và kĩ năng hành dụng; 2. Trình độ nghiệp vụ chun mơn hố; 3. Khả năng hợp tác và cạnh tranh; 4. Khả năng di chuyển nghề nghiệp; 5. Khả năng hoạch định và đánh giá; 6. Sức chịu đựng nhịp căng thẳng do nhịp sống và môi trường công nghiệp gây ra; 7. Học vấn chung về công nghệ; 8. Hiểu biết xã hội (luật, chính sách, thị trường, giá cả, chính trị …); 9. Hiểu biết về quản lý và hành chính; 10. Nhu cầu, sở thích tinh thần tương đối rõ (đặc biệt là văn hố, giải trí, thể thao); 11. Tính kỷ luật; 12. Tính độc lập của lý trí và tình cảm (trong cơng việc, trong cuộc sống gia đình, trong quan hệ xã hội, đặc biệt trong học tập); 13. Năng động và hiệu quả trong công việc.

Về “con người hiện đại” người ta đưa ra 25 u cầu như sau: 1. Lịng trung tín; 2. ý thức thế tục (kỹ năng sống hàng ngày, tỉnh táo, ít viển vơng…); 3. ý chí và tính mạo hiểm trong hành động; 4. Thiện chí với lao động chân tay, tập luyện và vận động thể

chất; 5. Tính độc lập với gia đình và dịng họ; 6. Nhãn quan vũ trụ, ý thức quan tâm đến đại cục; 7. Nhu cầu thành đạt; 8. Giàu trải nghiệm, biết học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm; 9. ứng xử thông qua các phương tiện đa năng; 10. Hướng vào tương lai; 11. Thừa nhận giá trị của sự thay đổi; 12. Chấp nhận sự khác biệt với mình; 13. Nhu cầu học tập, giao tiếp, tình cảm trí tuệ; 14. Khả năng xử lý thơng tin, tính tốn, cân nhắc, giải quyết vấn đề; 15. Tính tao nhã, lịch thiệp trong công việc, quan hệ; 16. Tính hiệu lực, hiệu quả trong cơng việc và đời sống; 17. Tính quy đồng dân tộc (quốc gia) ở phương diện văn hố; 18. Tính lạc quan chịu đựng thất bại và nắm bắt vận hội mới; 19. Quý trọng và sử dụng thời gian nghiêm túc; 20. Gắn bó với cơng việc (trách nhiệm và tính mục đích); 21. Phong cách thị dân; 22. Quảng giao và khoan hoà; 23. Xu hướng cá nhân chủ nghĩa có thể xuất hiện, cần được lưu ý trong đời sống sinh hoạt; 24. Yêu thích nghệ thuật và du lịch; 25. Đa dạng trong phương thức hành vi.

Yêu cầu thứ 21 nói đến phong cách thị dân, tức là nói đến việc giáo dục của chúng ta phải phục vụ q trình đơ thị hố. ở nước ta, đơ thị đang được hình thành và mở rộng với tốc độ và quy mô chưa từng thấy cùng với thành quả kinh tế - xã hội trong những năm qua. Đô thị không chỉ có cảnh đơng dân mà cịn có sự thay đổi về chất của lối sống. Trước hết có yêu cầu khắc phục được tâm lý tiểu nông, xây dựng một lối sống khoa học, tuân thủ pháp luật, văn minh. Con người chúng ta đang hình thành và phát triển không thể nào đứng ngoài các đặc điểm cách mạng thơng tin, cơng nghệ sinh học, tồn cầu hố, hội nhập, mở cửa, v.v..Vấn đề nổi lên hàng đầu ở đây là giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống văn hoá dân tộc, giữ vững và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, phải xuyên suốt tất cả các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đức, trí, thể, mỹ của con người Việt Nam doc (Trang 65 - 68)