Đây là một mặt quan trọng trong q trình phát triển tồn diện con người. Trong sự phát triển chung của nhân cách con người, phát triển thẩm mỹ là một hình thức phát triển đặc thù. Nét đặc thù của phát triển thẩm mỹ là quá trình hình thành và phát triển khả năng cảm thụ thẩm mỹ tích cực, trí tưởng tượng sáng tạo, xúc cảm, tình cảm thẩm mỹ, quan điểm và lý tưởng thẩm mỹ ở con người. Sự phát triển thẩm mỹ của nhân cách về bản chất chính là sự hình thành và phát triển quan hệ thẩm mỹ của con người đối với hiện
thực. Trong mối quan hệ tổng hoà với các mối quan hệ xã hội khác tạo nên “bản chất người”, sự hình thành và phát triển quan hệ thẩm mỹ làm nên diện mạo đặc thù của sự phát triển thẩm mỹ của con người.
Nhìn chung, cảm thụ và thị hiếu thẩm mỹ của thanh thiếu niên hiện nay luôn gắn liền với các sản phẩm nghệ thuật có nội dung phong phú, tình cảm vui vẻ, gần gũi cuộc sống thực tại. Các tác phẩm cổ điển, truyền thống thường được xếp vào thứ bậc thấp hơn. Thanh thiếu niên thích cái mới, gắn với nhịp điệu và tốc độ (thích ca nhạc quốc tế, khơng thích tuồng, chèo vì một phần là do khơng hiểu, một phần là do kéo dài lê thê quá - theo ý kiến của đa số người); về cảm thụ, thị hiếu, lý tưởng thẩm mỹ là các giá trị thẩm mỹ - nghệ thuật, thẩm mỹ - đạo đức, đặc biệt các giá trị truyền thống của dân tộc vẫn được thanh thiếu niên đề cao và trân trọng.
Đồng thời cũng phải nhận xét rằng trình độ thẩm mỹ nói chung, nghệ thuật nói riêng ở người Việt Nam còn thấp, kỹ năng lựa chọn, phân tích, đánh giá các tác phẩm nghệ thuật và các hiện tượng thẩm mỹ còn yếu, đặc biệt là năng lực cảm thụ “ngôn ngữ” nghệ thuật. Điều đó thể hiện ở q trình nhận biết và phân tích giá trị thẩm mỹ chủ yếu ở mức độ cảm tính. Sở dĩ có tình trạng như vậy, một phần đáng kể là do điều kiện để tổ chức giáo dục thẩm mỹ cịn gặp khó khăn lớn: thiếu cơ sở vật chất, thiếu cán bộ chuyên trách (giáo viên nghệ thuật, cán bộ văn hoá …); thiếu sự kết hợp đồng bộ giữa các thiết chế văn hố. Do đó, khơng thể khơng thừa nhận rằng thanh thiếu niên hiện nay tiếp nhận các giá trị thẩm mỹ nghệ thuật phần lớn thơng qua các hoạt động ngồi nhà trường một cách tự phát, tuỳ hứng. Mâu thuẫn chủ yếu trong hoạt động giáo dục thẩm mỹ cho thế hệ trẻ hiện nay là: mâu thuẫn giữa nhu cầu sinh hoạt văn hoá, vui chơi lành mạnh, với sự tổ chức hoạt động văn hoá - nghệ thuật và vui chơi giải trí cịn nghèo nàn, yếu kém cả về nội dung lẫn hình thức, khơng tạo được những “sân chơi” thực sự bổ ích, phù hợp với nhu cầu của thanh thiếu niên.
Cùng với gia đình và nhà trường, các phương tiện thơng tin đại chúng (báo chí, phát thanh truyền hình, xuất bản …), hệ thống nhà hát, rạp chiếu bóng, câu lạc bộ, bảo tàng, thư viện, các tụ điểm vui chơi giải trí … với điều kiện vật chất và kỹ thuật nhất định, ln có khả năng và trọng trách to lớn trong việc nâng cao văn hoá thẩm mỹ cho thế hệ trẻ. Ngày nay,
các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống các cơ quan văn hoá - giáo dục ngoài việc cung cấp tri thức, định hướng thẩm mỹ cịn phải là nơi góp phần chủ yếu tạo ra cho tất cả mọi người đặc biệt là thanh thiếu niên mơi trường văn hố, tạo ra các hoạt động và các mẫu ứng xử văn minh, phát triển thuần phong mỹ tục của người Việt nam.