xã hội, có thói quen chấp hành quy định của pháp luật, nỗ lực học tập rèn luyện, tích cực cống hiến sức lực, trí tuệ vào sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước
Hành vi và thói quen đạo đức là mục tiêu của giáo dục đạo đức và thước đo đánh giá nhân cách của mỗi người. Hành vi và thói quen đạo đức được biểu hiện ra ở tính tích cực xã hội, năng lực giải quyết hợp lý, sáng tạo, có hiệu quả các mâu thuẫn trong các quan hệ của chủ thể với mọi người xung quanh, với công việc (với tư cách là công dân, với các hiện tượng tự nhiên và xã hội).
Tính tích cực xã hội và năng lực đó phải được thể hiện ở: - Học tập và không ngừng hoàn thiện bản thân;
- Lao động sản xuất và hoạt động nghề nghiệp;
- Tự giác tham gia tích cực vào các hoạt động chính trị xã hội;
- Tham gia có hiệu quả vào thiết lập xây dựng các quan hệ xã hội (từ trong gia đình đến cộng đồng nơi ở, dân tộc và quốc tế);
- Chấp hành đầy đủ những quy định của pháp luật và quy ước của cộng đồng và các tổ chức xã hội (Đảng, Đoàn thanh niên, Hội …), giáo dục tinh thần cơng dân.
Nói tóm lại, giáo dục đạo đức là giáo dục hệ thống thái độ như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra:
- Thái độ đối với đất nước: “Tận trung với nước, tận hiếu với dân”.
- Thái độ đối với giá trị của con người: “Ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng”.
- Thái độ đối với xã hội: “Giữ đúng đạo đức công dân”.
- Thái độ đối với lao động: “Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta”.
- Thái độ đối với bản thân: ln có tinh thần phê bình và tự phê bình, “ham học, ham làm, ham tiến bộ”, “nói phải làm”.
Nói về tư cách người cách mệnh, trong tác phẩm Đường cách mệnh (1927),
Nguyễn ái Quốc đã nêu lên thái độ đối với bản thân, thái độ đối với người khác và thái độ đối với cơng việc. Người viết:
Tự mình phải:
Cần kiệm.
Hồ mà khơng tư. Cả quyết sửa lỗi mình.
Cẩn thận mà khơng nhút nhát. Hay hỏi.
Nhẫn nại (chịu khó). Hay nghiên cứu, xem xét. Vị cơng vơ tư.
Khơng hiếu danh, khơng kiêu ngạo. Nói thì phải làm.
Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh.
ít lịng tham muốn về vật chất. Bí mật.
Đối với người phải:
Với từng người thì khoan thứ. Với đồn thể thì nghiêm. Có lịng bày vẽ cho người. Trực mà không táo bạo. Hay xem xét người.
Làm việc phải:
Xem xét hồn cảnh kỹ càng. Quyết đốn.
Dũng cảm.
Phục tùng đoàn thể [37, tr.260].