Phát động xây đời sống mới, thi đua yêu nước để rèn luyện và xây dựng con người về đức, trí, thể, mỹ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đức, trí, thể, mỹ của con người Việt Nam doc (Trang 61 - 65)

con người về đức, trí, thể, mỹ

Năm 1947, sau hơn một năm dành được chính quyền, Hồ Chí Minh hồn thành 2 tác phẩm Đời sống mới bút danh Tân Sinh và Sửa đổi lối làm việc bút danh XYZ. Nội

dung 2 tác phẩm bổ sung cho nhau nhằm xác định các tiêu chuẩn của con người mới, của

cán bộ, đảng viên trong thực hiện nhiệm vụ cách mạng mới - vừa kháng chiến vừa kiến

quốc, nhiệm vụ của một Đảng cầm quyền. Đồng thời, nêu các phương pháp bồi dưỡng, đào tạo người Việt Nam mới thông qua hoạt động:

- Xây dựng đời sống mới (ăn, mặc, ở, đi lại, làm việc), môi trường sống vệ sinh bảo vệ sức khoẻ.

- Giáo dục đạo đức công dân, xây dựng nền đạo đức cách mạng Việt Nam, chống chủ nghĩa cá nhân.

- Xây dựng phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả của cán bộ, đảng viên nói riêng và tồn dân nói chung.

Đặc biệt Sửa đổi lối làm việc góp phần to lớn vào việc giáo dục, cán bộ đảng viên về tư tưởng, đạo đức, phương pháp và phong cách Lêninnít để họ trở thành người cán bộ cách mạng trung thành với sự nghiệp của Đảng và của nhân dân, góp phần đẩy mạnh kháng chiến và kiến quốc thắng lợi.

Ngày 27- 3 -1948, BCH TW Đảng ra Chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc để động viên mọi nguồn lực phục vụ cơng cuộc kháng chiến và kiến quốc. “Mục đích của thi đua - như chỉ thị vạch rõ - là làm sao cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến quốc mau thành công”. Thực hiện chỉ thị này, Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong tháng 4-1948, đã có thư gửi Tổng Bộ Việt Minh và Hội nghị dân quân toàn quốc nhắc nhở xây dựng kế hoạch thi đua thiết thực. Ngày 1-5-1948 Hồ Chủ tịch ra Lời kêu gọi Thi đua yêu nước. Kêu gọi:

“sĩ, nơng, cơng, thương, binh, gái, trai, già, trẻ, tồn thể quốc dân ta, vô luận ở địa vị nào, làm cơng việc gì, phải ra sức tham gia cuộc Thi đua yêu nước”. “Phải đi mau”, nhằm “Kháng chiến nhất định thắng lợi, Kiến quốc nhất định thành công”. Ngày 11- 6 - 1948 nhân kỷ niệm 1000 ngày kháng chiến, Hồ Chủ tịch viết Lời kêu gọi Thi đua ái quốc,

trong đó trình bày rõ quan điểm của mình về mục đích, cách làm, nội dung, đối tượng và tác dụng của Thi đua ái quốc đăng trên báo Cứu quốc để toàn dân hiểu và làm theo.

Nghĩa là cách đây hơn 60 năm Đảng ta và Hồ Chủ tịch đã chính thức phát động phong trào Thi đua yêu nước, thực chất là phát động một một cao trào cách mạng mới – cao trào cạnh tranh và hợp tác của những người dân làm chủ trong xây dựng đất nước độc

lập có chủ quyền.

Thực tế minh chứng, chúng ta đã thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành lại độc lập cho dân tộc, thống nhất đất nước bằng cả một loạt cao trào bừng bừng khí thế giết giặc lập công cứu nước, cứu nhà, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân trực tiếp chiến đấu trên khắp chiến trường cũng như phục vụ chiến đấu, giữ vững sản xuất bảo vệ hậu phương. Cao trào cách mạng đó được hình thành từ vô số các phong trào thi đua nhỏ được phát

động trong mọi ngành, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi địa phương và trong mọi lĩnh vực hoạt động khác nhau. Cùng với các phong trào chỉnh cán luyện quân, giết giặc lập công, một phong trào thi đua phục vụ tiền tuyến, hậu phương thi đua với tiền phương trong đó cao trào lao động sản xuất, đẩy mạnh tăng gia, thực hành tiết kiệm cũng được khơi dậy, phát triển liên tục và liên tục phát triển.

Có thể khẳng định rằng từ khi Đảng và Hồ Chủ tịch phát động Thi đua yêu nước, trong đời sống dân tộc ta không một tổ chức xã hội nào, không một đơn vị cơ sở nào, từ quân sự đến kinh tế, từ văn hoá đến xã hội, từ giáo dục đến tư tưởng lý luận, từ ngoại giao đến địch vận…với tư cách là những môi trường hoạt động của con người lại không tổ chức các phong trào thi đua yêu nước với các nội dung và hình thức phù hợp với đơn vị mình, ngành mình.

Lịch sử chứng minh rõ ràng, nếu không phát huy được sức mạnh của con người, lực lượng vô tận của quần chúng qua các phong trào thi đua đó thì khơng thể có những thắng lợi vĩ đại vừa qua của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như sự nghiệp đổi mới, chấn hưng Tổ quốc Việt Nam giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh ngày nay.

Trong lời kêu gọi Thi đua yêu nước (ái quốc cũng là u nước), Hồ Chí Minh khơng trực tiếp đề cập đến vấn đề xây dựng con người mới trong phong trào thi đua. Song, trên thực tế chỉ đạo thực hiện phong trào và chủ đích thực sự của Người chính là: “Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là những bông hoa đẹp. Cả dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”. Nghĩa là qua phong trào thi đua và trải qua rèn luyện, thử thách trong thi đua đã hình thành ở mỗi người những việc tốt, phẩm chất tốt để hình thành một lớp người tốt, lớp người mới để “dân tộc ta là một rừng hoa đẹp”. Điều này cũng đồng nghĩa với việc mỗi chúng ta muốn trở thành người tốt, trở thành người Việt Nam mới thì chỉ có gắn mình vào phong trào thi đua u nước sơi nổi và chính qua phong trào đó bản thân tự đánh giá, tự điều chỉnh để có nhiều việc tốt mà trở thành người tốt.

Bởi vì, đối với mỗi người cách mạng, mỗi người lao động chân chính, chắc khơng ai có thể tự cho mình đã có được trọn vẹn những tiêu chuẩn của con người mới và bản thân mình khơng có gì phải làm cho tốt đẹp hơn nữa. Thực ra ở mỗi người đều có mặt

mới mặt cũ, có cái tốt cái xấu. Vấn đề chỉ là ở chỗ mặt nào nhiều hơn và mỗi người phải phấn đấu sao cho những mặt tốt ngày càng nhiều hơn, những cái xấu ngày càng ít. Q trình phấn đấu để trở thành người tốt, con người mới chính là q trình đấu tranh để xố bỏ cái cũ, cái xấu, xây dựng cái tốt, cái mới từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hồn thiện. Đó cũng chính là q trình tham gia thi đua, tranh đua và hợp tác, khơng ngừng vươn lên của mỗi người. Đó cũng là q trình làm cho cái mới ngày càng trở thành phổ biến trong đơng đảo những người lao động, trong tồn dân tộc, ngược lại làm cho cái cũ, cái xấu càng bị thu hẹp và mất dần đi trong đời sống xã hội chúng ta.

Chủ định xây dựng con người mới, người Việt Nam mới qua phong trào thi đua

yêu nước được thể hiện rõ trong phát biểu tại Đại hội các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc ngày 1-5-1952 của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người nói: “Lao động sáng tạo xã hội. Thi đua thì cải tạo con người”. Và “Hiện nay ta mới có hàng vạn chiến sĩ thi đua, từ nay chúng ta phải có hàng triệu chiến sĩ thi đua”. Bởi vì “Chiến sĩ thi đua là những con người mới, những người luôn luôn cố gắng thực hành cần, kiệm, liêm, chính, là những người tơi trung của nhân dân, con hiếu của Tổ quốc”.

Qua câu trích trên, chúng ta thấy rất rõ, Hồ Chí Minh đã đề cập tới tác dụng nhiều mặt của phong trào thi đua yêu nước trong việc xây dựng, phát triển các phẩm chất và năng lực của những con người mới Việt Nam. Trong thi đua yêu nước ai nấy phát huy được mọi khả năng của mình, sáng kiến xuất hiện trong công việc, người tài xuất hiện. Do đó thi đua cải tạo con người và phát triển tài năng của con người trong lao động, trong công việc tiến tới cải tạo xã hội làm cho xã hội tiến hoá, phát triển.

Sự tổng kết có tính quy luật nêu trên của Hồ Chí Minh đã được minh chứng bằng sự xuất hiện hình ảnh những con người mới ở hàng loạt những chiến sĩ cách mạng, những anh hùng và chiến sĩ thi đua, những người tiên tiến nhất trong chiến đấu, lao động sản xuất và xây dựng cuộc sống, trong mọi lĩnh vực của đấu tranh cách mạng, ở những hành động “một phút làm nên lịch sử” cũng như ở những công việc lặng lẽ âm thầm nhất, ở những người có tên hoặc khơng tên, ở những người đã chết và những người đang sống, thuộc mọi tầng lớp nhân dân, mọi lứa tuổi, lớp lớp kế tục nhau, kề vai sát cánh với nhau

đi theo Đảng và thực hiện những mục tiêu cao cả của cách mạng là làm cho Việt Nam giàu mạnh, sánh vai các cường quốc năm châu.

Như vậy, theo Hồ Chí Minh, thi đua yêu nước là một phương thức trong xây dựng con người Việt Nam mới, còn xây dựng con người mới là mục tiêu xét đến cùng của phong trào thi đua. Nói cách khác Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của phong trào thi đua yêu nước trong chiến lược xây dựng con người, thậm chí quan trọng đến mức “Thi đua là yêu nước. Yêu nước phải thi đua”, nhưng đây chỉ là một phương thức chứ không phải là phương thức duy nhất trong chiến lược xây dựng con người Việt Nam mới, nó là động lực thúc đẩy q trình.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đức, trí, thể, mỹ của con người Việt Nam doc (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)