Con người Việt Nam phát triển về thể lực, sức khoẻ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đức, trí, thể, mỹ của con người Việt Nam doc (Trang 43 - 47)

Hồ Chí Minh tiếp cận con người theo tinh thần mác-xít, xem xét con người vừa là một thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội, trong sự thống nhất giữa yếu tố tự nhiên và xã hội. Vì vậy, theo Người, thể lực, sức khoẻ là mặt rất quan trọng trong đời sống mỗi cá nhân và cả cộng đồng. Con người phát triển toàn diện cần phải quan tâm đến thể lực, sức khoẻ.

Thể lực là mặt quan trọng trong đời sống của mỗi một con người và của cả cộng đồng, nó ảnh hưởng to lớn đến sự tồn tại và phát triển của con người. Từ xưa tới nay nhân loại ln mong ước có một thân thể cường tráng, khoẻ mạnh và luôn giành phần lớn cơng sức, trí tuệ, của cải cho việc bảo vệ và phát triển thể lực, chống lại bệnh tật, kéo dài tuổi thọ cho con người.

Cuộc chiến đấu của nhân loại chống lại “lão, bệnh, tử” đã diễn ra từ hàng chục ngàn năm nay và vẫn tiếp tục không ngừng, nhằm đem lại cho con người một sức khoẻ dồi dào, một trí tuệ minh mẫn, thực hiện mong ước từ ngàn xưa: một tinh thần khoẻ mạnh trong một thân thể khoẻ mạnh.

Trong chủ trương phát triển con người toàn diện cho chế độ mới, ngay từ đầu, Hồ Chí Minh đã hết sức quan tâm đến vấn đề thể lực, sức khoẻ, bởi theo Người: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành cơng” [39, tr.212] Người quan niệm sức khoẻ là sự lành mạnh cả về thể xác lẫn tinh thần. Năm 1946, Người viết: “Khí huyết lưu thơng, tinh thần đầy đủ, như vậy là sức khoẻ” [39, tr.212].

Điều này về cơ bản hoàn toàn thống nhất với định nghĩa sức khoẻ mà tổ chức y tế thế giới (WHO) nêu ra 30 năm sau đó (1978) trong Tun ngơn An-ma A-ta: “Sức

khoẻ là trạng thái thoải mái về tâm hồn, về thể xác, về xã hội chứ không phải đơn thuần là không bệnh tật hoặc không bị chấn thương” [61, tr.161].

Để có một sức khoẻ tốt, ngồi yếu tố di truyền mang tính bẩm sinh thì vấn đề hết sức quan trọng là chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khoẻ, vệ sinh môi trường, khám và chữa bệnh cho nhân dân, cũng như sự luyện tập thể dục, thể thao của mỗi người và cả cộng đồng

Người chỉ rõ mối quan hệ khăng khít giữa sức khoẻ của mỗi người dân và của cả dân tộc. Do đó, nâng cao sức khoẻ của cá nhân là góp phần nâng cao sức khoẻ của tồn xã hội. Hồ Chí Minh viết: “Mỗi một người dân yếu ớt là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân khoẻ mạnh là cả nước khoẻ mạnh. Vậy nên luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước” [39, tr.212].

Trong điều kiện Việt Nam để phát triển mặt thể lực của con người, Hồ Chí Minh cho rằng cần phải cải thiện và khơng ngừng nâng cao đời sống vật chất của các tầng lớp nhân dân. Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của thể lực, sức khoẻ của con người Việt Nam, bởi nó liên quan đến sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân cũng như cả cộng đồng. Vì vậy, để phát triển con người về thể lực, Hồ Chí Minh hết sức quan tâm đến đời sống vật chất, đến chế độ ăn uống của con người, vì đây là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho sự tồn tại và phát triển của con người. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng và lãnh đạo đất nước, Hồ Chí Minh hết sức quan tâm chăm lo đời sống vật chất của các tầng lớp nhân dân. Nếu như trước khi giành được chính quyền, mục tiêu cao nhất của cách mạng nước ta là độc lập dân tộc, “quyền lợi giải phóng dân tộc cao hơn hết thảy” [38, tr.198] thì sau khi giành được chính quyền, mục tiêu ăn, mặc, ở, học hành, diệt giặc đói, giặc dốt vấn đề liên quan trực tiếp đến sức khoẻ của con người được Hồ Chí Minh rất quan tâm coi đó là nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền cách mạng. Người chỉ thị: “Chúng ta phải thực hiện ngay: làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân được học hành” [40, tr.152]. Khi miền Bắc được giải phóng (1954) và bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh nhấn mạnh sự cần thiết

phải “nâng cao dần mức sống của nhân dân, đồng thời giảm nhẹ sự đóng góp của nhân dân” [43, tr.48].

Trong điều kiện phải tập trung cao độ nhân tài vật lực cho việc xây dựng kinh tế ở miền Bắc và đấu tranh vũ trang để thống nhất nước nhà, Hồ Chí Minh vẫn hết sức quan tâm đến đời sống vật chất, đến ăn, mặc, ở, đi lại của nhân dân. Tại Hội nghị Bộ Chính trị ngày 30 - 7 -1962, Hồ Chí Minh đặt vấn đề “ta phải tính cách nào, nếu cần có thể giảm bớt một phần xây dựng để giải quyết vần đề ăn mặc của nhân dân được tốt hơn nữa, đừng để cho tình hình đời sống căng thẳng quá” [55, tr.271].

khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước diễn ra ác liệt trên cả hai miền cả nước dồn sức “tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, trong bối cảnh đó, Người vẫn dành sự quan tâm to lớn đến việc chăm lo đời sống của các tầng lớp nông dân. Người chỉ rõ: “Chúng ta phải hết sức chăm lo đến đời sống của nhân dân, nhất là đời sống của các cháu, của gia đình thương binh liệt sĩ, đời sống của nhân dân ở các vùng bị bắn phá nhiều...những gia đình thu nhập thấp” [46, tr.573].

Trong bản Di chúc thiêng liêng gửi lại cho toàn Đảng, toàn dân trước lúc đi xa,

vấn đề cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân vẫn được Hồ Chí Minh hết sức quan tâm. Người căn dặn: “Đảng cần có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hố nhằm khơng ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” [47, tr.498]. Sự quan tâm của Hồ Chí Minh đến đời sống vật chất của nhân dân, của con người Việt Nam khơng chỉ bằng lời nói, bằng các chỉ thị mà còn bằng những việc làm rất cụ thể hàng ngày. Hầu hết các cuộc đi thăm cơng nhân, nơng dân, học sinh, bộ đội...Hồ Chí Minh đều đến kiểm tra các bữa ăn của họ để nắm được chế độ ăn hàng ngày của dân cư, trên cơ sở đó mà có chính sách biện pháp phù hợp để không ngừng nâng cao đời sống vật chất cho các tầng lớp nhân dân - điều kiện cơ bản để đảm bảo cho sự phát triển thể lực con người.

Có thể nói hiếm có một vị lãnh đạo nào trên thế giới lại quan tâm sát sao và cụ thể đến việc chăm sóc, ni dưỡng con người như Hồ Chí Minh.

Cùng với việc cải thiện và không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của con người, thì vệ sinh phịng bệnh, chăm sóc y tế là điều kiện vô cùng quan trọng, để phát triển thể lực, sức khoẻ cho con người tồn diện. Vì vậy, sinh thời Hồ Chí Minh hết sức

quan tâm đến vấn đề này. Theo Người, để làm tốt công tác bảo vệ và phát triển sức khoẻ của nhân dân cần quan tâm giải quyết được hai vấn đề cơ bản đó là vệ sinh phịng bệnh và chăm sóc, cứu chữa người bệnh một cách chu đáo có hiệu quả.

Với phương châm: “Phịng bệnh hơn trị bệnh” [44, tr.190]. Hồ Chí Minh ln ln nhắc nhở các tầng lớp nhân dân, các cấp, các ngành một mặt phải giữ gìn mơi trường sống sạch sẽ như trồng cây xanh, lấp các ao tù, nước đọng, tiêu diệt ruồi muỗi và các côn trùng gây ra các bệnh dịch: “Phải kết hợp tiêu diệt ruồi muỗi và với các công tác vệ sinh khác như diệt chuột, quét dọn nhà cửa, đường xá, lấp các vũng nước bẩn” [44, tr.191]; “phải tiêu diệt những kẻ độc ác là ruồi muỗi để trừ bệnh tật, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân” [44, tr.190]; mặt khác phải thực hiện “ăn sạch, uống sạch, mặc sạch, ở sạch thì mới có sức khoẻ” [45, tr.322] Người viết: “Muốn giữ gìn sức khoẻ thì phải ăn sạch, uống sạch, ở sạch, mặc sạch” [45, tr.369]. Theo Người, đây là những việc rất quan trọng không chỉ nhằm “bảo vệ sức khoẻ của nhân dân” [44, tr.190] mà cịn “có ý nghĩa chính trị nữa, có quan hệ đến kinh tế và văn hố’ [44, tr.191]. Vì vậy, Hồ Chí Minh cho rằng “cần phải gây một phong trào, vệ sinh phòng bệnh rộng khắp và bền bỉ” [45, tr.335] “phải huy động quần chúng và dựa vào quần chúng” [44, tr.191] thì mới giải quyết tốt vấn đề vệ sinh, phòng bệnh, bảo vệ và phát triển thể lực, sức khoẻ của nhân dân.

Cùng với việc vệ sinh phòng bệnh một cách tích cực, chủ động, Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh phải kịp thời cứu chữa và chăm sóc chu đáo về y tế đối với người bệnh. Người cho rằng, để chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ của con người, ngoài việc dùng thuốc, người thầy thuốc “còn phải nâng đỡ tinh thần những người ốm yếu” [40, tr.395]. Hơn nữa theo Hồ Chí Minh, ngành y tế muốn chăm sóc ngày càng tốt hơn sức khoẻ của nhân dân, một mặt phải tìm mọi cách “chế tạo được...thuốc mới có hiệu quả hoặc nghĩ ra cách mới làm cho việc y tế tiến bộ nhanh chóng” [40, tr.396] mặt khác, mỗi bác sĩ, nhân viên trong ngành “phải thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt...lương y phải kiêm từ mẫu” [42, tr.88].

Trong tư tưởng phát triển con người về mặt thể lực, sức khoẻ, Hồ Chí Minh hết sức chú trọng việc luyện tập thể dục, thể thao, Người coi đây là biện pháp có tác dụng to lớn, để nâng cao thể lực, bảo vệ và phát triển sức khoẻ của con người, nhất là trong điều

kiện Việt Nam. Vì vậy, ngay sau khi nước nhà vừa giành được độc lập, Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục. Chỉ rõ mối quan hệ giữa luyện tập thể dục, thể thao với sức khoẻ con người, Hồ Chí Minh viết: “Muốn giữ gìn sức khoẻ phải thường xuyên tập thể dục thể thao” [45, tr.116]; “tập thể dục đặng giữ gìn và bồi đắp sức khoẻ” [39, tr.212]; “phải rèn luyện thân thể cho khoẻ mạnh. Khoẻ mạnh thì mới đủ sức tham gia một cách dẻo dai, bền bỉ những việc ích quốc, lợi dân” [43, tr.261]. Từ đó, Hồ Chí Minh cho rằng: “Chúng ta nên phát triển phong trào thể dục thể thao rộng khắp” [45, tr.116] và Người coi việc rèn luyện thân thể, “luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước” [39, tr.212]. Bản thân Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về luyện tập thể dục, thể thao “tự tơi ngày nào cũng tập” [39, tr.212]. Hồ Chí Minh là một trong những người đề cập nhiều nhất đến vấn đề thể lực, bảo vệ và phát triển sức khoẻ của nhân dân, vấn đề này có sức lan toả rộng lớn nhờ ở ngơn ngữ giản dị, dễ hiểu, nhờ ở tấm gương tự rèn luyện để nâng cao thể lực và sức khoẻ của bản thân Hồ Chí Minh. Vấn đề con người phát triển về mặt thể lực của Hồ Chí Minh khơng chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi cá nhân mà cịn có ý nghĩa xã hội to lớn “mỗi một người dân mạnh khoẻ tức là cả nước mạnh khoẻ mỗi người dân yếu ớt thì cả nước yếu ớt” [39, tr.212]; “Dân cường thì quốc thịnh” [39, tr.212].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đức, trí, thể, mỹ của con người Việt Nam doc (Trang 43 - 47)