Phương hướng, giải pháp đổi mới nền giáo dục đào tạo con người về đức, trí, thể, mỹ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đức, trí, thể, mỹ của con người Việt Nam doc (Trang 79 - 89)

trí, thể, mỹ ở Việt Nam

Giáo dục là quá trình đào tạo, rèn luyện con người trở thành người lao động, thành các công dân đủ năng lực làm chủ - những con người Việt Nam phát triển đức, trí, thể, mỹ thơng qua việc dạy và học. Tiết này đề xuất phương hướng và giải pháp đổi mới nền giáo dục đào tạo cho phù hợp với u cầu cơng nghiệp hố đất nước.

Phương hướng 1: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá”.

Giải pháp 1.1: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chuẩn quốc gia cho giáo dục.

Hệ thống chuẩn quốc gia cho giáo dục bao gồm: chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với từng cấp học, bậc học, trình độ đào tạo và chuẩn các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục (đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý và công nhân viên; sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu tham khảo; trường sở, thiết bị, phịng thí nghiệm, thư viện, sân chơi, bãi tập); các yêu cầu cơ bản về đạo đức, tác phong và trách nhiệm của người học trước gia đình và xã hội. Hệ thống chuẩn là căn cứ để chỉ đạo thực hiện và đánh giá giáo dục.

Giải pháp 1.2: Xây dựng danh mục ngành nghề và chương trình phát triển nguồn nhân lực quốc gia.

Chương trình phát triển nhân lực quốc gia xác định nhu cầu nhân lực đối với các cấp, trình độ của các ngành nghề chủ yếu là cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực. Chương trình nhân lực quốc gia và danh mục ngành nghề góp phần định hướng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, hiệu quả cho hệ thống giáo dục cũng như cho từng trường đại học, cao đẳng và dạy nghề; đồng thời giúp cho người học và các bậc cha mẹ học sinh sớm định hướng nghề nghiệp ngay từ trong nhà trường phổ thông và xác định mục tiêu phấn đấu để học sinh, sinh viên được qua một khố huấn luyện, có một chứng chỉ nghề thích hợp trước khi ra trường.

Giải pháp 1. 3: Tiếp tục đổi mới chương trình giáo dục.

Đới với giáo dục phổ thông, tiếp tục thực hiện kế hoạch triển khai chương trình, sách giáo khao mới theo Nghị quyết 40/2000/QH10 của Quốc hội. Trên cơ sở nghiêm túc đánh giá kết quả triển khai trong mấy năm qua, tiếp thu ý kiến đóng góp của xã hội, tổ chức rà sốt chỉnh lý nhằm khắc phục các sai sót, giảm hợp lý nội dung chương trình ở tiểu học và trung học cơ sở phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh. Triển khai phân ban trong trường trung học phổ thơng tiếp tục hồn thiện phương án phân hố mềm dẻo, linh hoạt, khả thi với bước đi thích hợp. Đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học, phát huy ưu điểm của các chương trình đào tạo hiện có, tiếp nhận có chọn lọc những chương trình tiên tiến trên thế giới để xây dựng một hệ thống chương trình đa dạng, mềm dẻo, linh hoạt, liên thơng giữa các trình độ đào tạo. Chú trọng định hướng thực hành bao gồm các chương trình dạy nghề sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đào tạo kỹ sư thực hành và cử nhân khoa học ứng dụng.

Giải pháp 1.4: Tập trung đổi mới phương pháp dạy và học

Tiếp tục triển khai Đề án dạy tin học và ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường. Giảm bớt giờ lên lớp, tăng thời gian tự học và thảo luận chuyên đề, nhất là ở bậc đại học. Tạo chuyển biến cơ bản về phương pháp giảng dạy các mơn chính trị trong nhà trường, gắn lý luận với thực tiễn, kết hợp học tập nội khố với các chương trình sinh hoạt ngoại khoá và các hoạt động giáo dục truyền thống. Chỉ đạo đẩy nhanh việc triển khai học tín chỉ ở các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề

Giải pháp 1.5: Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

Đổi mới công tác đào tạo giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục ở các trường sư phạm. Mở rộng phương thức đào tạo giáo viên bằng cách tổ chức khoá đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho các sinh viên tốt nghiệp đại học ở các chuyên ngành khác có nguyện vọng làm công tác giảng dạy. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên với nội dung chủ yếu là đổi mới phương pháp dạy học, làm cho mọi giáo viên đều quán triệt yêu cầu coi trọng vai trò chủ động của người học, phát huy năng lực sáng tạo trong cách tiếp thu và vận dụng tri thức

vào cuộc sống; phát triển ở người học năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự đánh giá và có khả năng lập nghiệp khi ra trường.

Triển khai thực hiện Chương trình quốc gia về giáo viên nhằm giải quyết tình trạng thiếu về số lượng, hạn chế về trình độ, khơng đồng bộ về cơ cấu. Từng bước xoá bỏ sự cách biệt không cần thiết giữa giáo viên trong biên chế với giáo viên ngoài biên chế, giữa giáo viên các trường công lập với giáo viên các trường ngồi cơng lập, tiến tới mọi giáo viên có các quyền lợi và trách nhiệm như nhau.

Giải pháp 1.6: Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hố trường, lớp học.

Nâng cao hiệu quả sử dụng, tăng cường kiểm tra, giám định, bảo đảm chất lượng cơng trình. Kiên quyết xố bỏ tình trạng học ba ca. Chuẩn bị đủ điều kiện để hầu hết học sinh tiểu học và khoảng 40% học sinh trung học cơ sở được học hai buổi/ngày tại trường. Tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghê. Ưu tiên xây dựng và củng cố phịng thí nghiệm, xưởng thực hành, thư viện điện tử, nối mạng máy tính.

Giải pháp 1.7: Triển khai hệ thống kiểm định chất lượng.

Thực hiện công bố định kỳ kết quả kiểm định chất lượng. Từng bước sử dụng các tiêu chí đánh giá của các nước phát triển đối với một số lĩnh vực cụ thể; chuẩn bị để sớm đủ điều kiện tham gia vào hệ thống kiểm định chất lượng quốc tế.

Phương hướng 2: Đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, xã hội hoá giáo dục, xây dựng xã hội học tập.

Giải pháp 2.1: Tiếp tục mở rộng quy mô giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp

Duy trì tốc độ tăng quy mơ tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm để đến năm 2010 đạt mức 200 sinh viên/10.000 dân. Phát triển hệ thống các trường cao đẳng cộng đồng và xây dựng mơ hình đại học ngắn hạn, tạo cơ hội cho nhiều người học đại học, cao đẳng. Huy động các nguồn đầu tư để mở mang, xây dựng các trường nghề, mỗi huyện hoặc cụm liên huyện có ít nhất một trung tâm dạy nghề, bảo đảm nhu cầu phân luồng, học nghề của nhân dân

Theo hướng này sẽ mở ra nhiều khả năng và cơ hội học tập khác nhau cho thế hệ trẻ lựa chọn, đặc biệt là phát triển hệ thống dạy nghề, chú trọng dạy nghề trình độ cao. Soạn thảo các chương trình đào tạo đảm bảo sự liên thông giữa các bậc học, tạo điều kiện cho người lao động có thể học xong chương trình đại học trong cuộc đời lao động của mình mà không nhất thiết phải thi vào đại học ngay sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Giải pháp 2.3: Tạo điều kiện để duy trì, củng cố và phát triển các trường ngồi cơng lập.

Bảo đảm để các trường ngồi cơng lập bình đẳng với các trường quốc lập trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục và các quy định liên quan đến tuyển sinh, dạy và học, thi và kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng và tuyển dụng, bố trí cơng việc. Giảm thủ tục và quy định rõ điều kiện thành lập mới các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề ngồi cơng lập; có chính sách cho vay vốn ưu đãi, cấp đất hoặc cho thuê đất dài hạn để xây dựng trường, được cấp kinh phí khi thực hiện nhiệm vụ do Nhà nước giao.

Giải pháp 2.4: Xây dựng và ban hành chính sách học phí hợp lý

Trên cơ sở đổi mới quan niệm về học phí: Ngoài phần hỗ trợ của Nhà nước nhằm thực hiện chính sách xã hội và các mục tiêu ưu tiên, về nguyên tắc, học phải được tính đủ chi phí cần thiết cho quá trình đào tạo.

Giải pháp 2.5: Tiếp tục triển khai Đề án xây dựng xã hội học tập.

Lấy Hội khuyến học và các đoàn thể làm nòng cốt để thực hiện đề án này. Tổng kết, rút kinh nghiệm việc xây dựng các trung tâm học tập cộng đồng để tiếp tục phát triển có hiệu quả. Củng cố, tăng cường phát triển hệ thống giáo dục cho người lớn. Xây dựng kênh giáo dục truyền hình và các nội dung giáo dục trên mạng để phát triển giáo dục từ xa.

Phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận để huy động mọi lực lượng xã hội, trước hết là cha mẹ học sinh xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, ngăn chặn và chống các tệ nạn, tiêu cực xã hội thâm nhập vào nhà trường.

Phương hướng 3: Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, ưu tiên phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc, vùng khó khăn và giáo dục đối với trẻ em bị thiệt thòi.

Giải pháp 3.1: Tiếp tục điều chỉnh định hướng đầu tư từ ngân sách nhà nước

Tập trung đầu tư cho giáo dục phổ cập, phát triển giáo dục vùng khó khăn, các chương trình trọng điểm, chương trình nhân lực quốc gia, học bổng cho người nghèo và diện chính sách. Phân cơng các vùng có điều kiện phát triển kinh tế – xã hội hỗ trợ phát triển giáo dục ở những vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phối hợp các dự án phát triển giáo dục giành cho địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn với việc thực hiện Chương trình xố đói giảm nghèo

Giải pháp 3.2: Củng cố hoàn thiện mạng lưới trường, lớp ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Tạo điều kiện để hầu hết trẻ em năm tuổi con em đồng bào dân tộc thiểu số được học mẫu giáo nhằm chuẩn bị về tiếng Việt trước khi vào học lớp một. Mở rộng mơ hình trường phổ thơng, dạy nghề dân tộc nội trú. Tăng học bổng và thực hiện nghiêm túc các chế độ, chính sách đối với con em đồng bào dân tộc thiểu số. Tăng chỉ tiêu dự bị đại học và kéo dài thời gian học dự bị đối với con em các dân tộc đặc biệt khó khăn, điều chỉnh các quy định cử tuyển, trước hết về đối tượng để bảo đảm chất lượng và thực hiện đúng mục tiêu.

Giải pháp 3.3: Mở rộng hình thức tín dụng học tập

Hình thức này sẽ tạo điều kiện cho con em gia đình nghèo, gia đình có thu nhập thấp (cận nghèo) được tiếp cận các cơ hội giáo dục, nhất là các bậc học cao.

Phương hướng 4: Đẩy lùi những tiêu cực trong lĩnh vực giáo dục

Giải pháp 4.1: Sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức và quản lý dạy thêm, học thêm.

Sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức và quản lý dạy thêm, học thêm để thống nhất thực hiện trong cả nước. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra nhà trường và giáo viên thực hiện những quy định này.

Giải pháp 4.2: Tăng cường cơ sở vật chất, chuyển dân các trường có điều kiện sang học hai buổi/ ngày (trước hết đối với tiểu học)

Giải pháp 4.3: Cải tiến khâu kiểm tra, thi cử, tuyển sinh theo hướng bám sát chương trình, sách giáo khoa.

Cải tiến khâu kiểm tra, thi cử, tuyển sinh theo hướng bám sát chương trình, sách giáo khoa; giảm bớt số kỳ thi, đơn giản hố hình thức thi, áp dụng rộng rãi hình thức thi trắc nghiệm.

Giải pháp 4.4: Tăng cường cơng tác giáo dục chính trị cho đội ngũ giáo viên; nghiên cứu giải quyết chế độ, chính sách đối với giáo viên đồng thời xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm các quy định về dạy thêm, học thêm.

Giải pháp 4.5: Kiên quyết xử lý nghiêm minh các vi phạm quy chế quản lý, cấp

phát, sử dụng văn bằng chứng chỉ và vi phạm quy chế thi, kiểm tra trong cơ sở giáo dục.

Phương hướng 5: Nâng cao khả năng chủ động hội nhập quốc tế .

Giải pháp 5.1: áp dụng có chọn lọc các chương trình, giáo trình tiên tiến của các nước phát triển.

áp dụng có chọn lọc các chương trình, giáo trình tiên tiến của các nước phát triển về các mơn tốn, khoa học tự nhiên, cơng nghệ, ngoại ngữ vào giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm phù hợp với các mục tiêu, yêu cầu và thực tiễn giáo dục ở nước ta; đồng thời xây dựng các chương trình đào tạo có khả năng chuyển đổi với các cơ sở giáo dục nước ngoài.

Giải pháp 5.2: Triển khai chiến lược dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân

Tập trung chủ yếu vào tiếng Anh, khuyến khích học ngoại ngữ thứ hai. Cho phép một số cơ sở giáo dục đại học và sau đại học giảng dạy bằng tiếng nước ngồi ở một số mơn học, ngành học.

Giải pháp 5.3: Cho phép hợp tác với các trường có uy tín ở nước ngồi.

Cho phép các trường đại học, cao đẳng hợp tác với các trường có uy tín ở nước ngồi thực hiện chương trình liên kết đào tạo theo mơ hình những năm đầu đào tạo trong

nước, những năm cịn lại đào tạo ở nước ngồi, đặc biệt là trong các chương trình đạo tạo sau đại học.

Giải pháp 5.4: Tập trung kinh phí của Nhà nước và huy động lực lượng giảng viên trình độ cao để xây dựng trường đại học có trình độ quốc tế.

Phương hướng 6: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý giáo dục.

Giải pháp 6.1: Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục: xây dựng các văn bản luật về các lĩnh vực giáo dục.

Xúc tiến triển khai xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010-2020. Tập trung xây dựng các đạo luật như: Luật giáo viên, Luật giáo dục đại học, Luật giáo dục nghề nghiệp… trình Quốc hội thơng qua.

Giải pháp 6.2: Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm, tăng cường công tác thanh

tra, kiểm tra, phối hợp hoạt động giữa địa phương và trung ương trong việc thực hiện các chủ trương về giáo dục.

Giải pháp 6.3: Tiếp tục thực hiện nghị định 166/2004/NĐ-CP của Chính phủ “Quy định trách nhiệm quản nhà nước về giáo dục”

Thực hiện phân cấp mạnh cho cơ sở và chịu trách nhiệm trong cụ thể hoá các chính sách giáo dục, huy động nguồn lực, xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục, đảm bảo phát triển quy mô và nâng cao chất lượng giáo dục tại cơ sở.

Giải pháp 6.4: Tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục về sản phẩm đào tạo, tài chính, nhân lực, tuyển sinh.

Các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp được phép quyết định nội dung và xây dựng chương trình đào tạo trên cơ sở chuẩn thống nhất về kiến thức, kỹ năng và quy định về chương trình khung.

Giải pháp 6.5: Rà sốt, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trên cơ sở Quyết định 09/2005/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ

Trong quá trình đổi mới quản lý giáo dục lấy việc quản lý chất lượng làm trọng tâm. Quản lý chặt chẽ quá trình học tập, đánh giá “đầu ra” bằng cách tăng cường kiểm sốt chất lượng trong suốt q trình đào tạo. Tập trung xây dựng các điều kiện đảm bảo chất lượng và kiên quyết chấn chỉnh sự yếu kém về chất lượng giáo dục.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đức, trí, thể, mỹ của con người Việt Nam doc (Trang 79 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)