Vài nét về tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá của người dân về việc ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn trên địa bàn xã văn xá, huyện kim bảng, tỉnh hà nam (Trang 31)

7.2.4 .Phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung

1.2. Vài nét về tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn nghiên cứu

1.2.1. Căn cứ pháp lýxây dựng Đề án Ứng dụng cơng nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn tại tỉnh Hà Nam trong chăn nuôi lợn tại tỉnh Hà Nam

Theo Cục Chăn nuôi, hiện tỉnh Hà Nam đang đứng đầu cả nƣớc về số lƣợng mơ hình, tổng diện tích đệm lót sinh học và chính sách đi kèm khuyến khích các cơ sở chăn nuôi lợn áp dụng quy trình chăn ni trên đệm lót sinh học. Đề án Ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn tại tỉnh Hà Nam đƣợc thực

7“Pollution - Definition from the Merriam-Webster Online Dictionary”. Merriam-webster.com. Ngày 13 tháng 8 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2010.

hiện ở Hà Nam từ năm 2010, đề án đƣợc xây dựng và thực hiện trên những căn cứ pháp lý sau:

- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trƣờng ngày 29 tháng 11 năm 2005;

- Căn cứ Nghị quyết 03/NQ-TU ngày 21 tháng 5 năm 2001 của Tỉnh uỷ và Kế hoạch 365/KH-UB ngày 12 tháng 6 năm 2001 của UBND tỉnh về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn;

- Căn cứ Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Thủ tƣớng chính phủ phê duyệt Chiến lƣợc phát triển chăn ni đến năm 2020;

- Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Nam lần thứ XVIII về mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi, thuỷ sản đến năm 2015;

- Căn cứ Quyết định số 15/2011/QĐ-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành Quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tƣ các xã xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2011-2015 tỉnh Hà Nam.

- Căn cứ theo Quyết định số 1148/QĐ-UBND ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Phê duyệt Đề án Giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng bằng công nghệ sinh học trong chăn nuôi lợn giai đoạn 2011- 2015

- Ngày 15 tháng 3 năm 2013 Ủy ban nhân dân tỉnh đã tiếp tục ban hành Quyết định số 293/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án Giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng bằng công nghệ sinh học trong chăn nuôi lợn năm 2013.

- Để tiếp tục nhân rộng mơ hình, ngày 08/02/2014 UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định số 162/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án Giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng bằng công nghệ sinh học trong chăn ni lợn năm 2014.

1.2.2. Tình hình chăn nuôi tại tỉnh Hà Nam

Chăn nuôi tỉnh Hà Nam những năm gần đây phát triển khá, tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 2,6%/năm, tổng đàn gia cầm gần 6 triệu con, đàn lợn đạt gần 400.000 con. Hình thức chăn ni chủ yếu vẫn là chăn ni nông hộ, phân tán trong khu dân cƣ chiếm 87%, chăn nuôi trang trại chiếm 13% trong tổng đàn. Hàng năm đàn gia súc, gia cầm của tỉnh thải ra trên 815 nghìn tấn chất thải rắn và trên 5 triệu m3 chất thải lỏng đã gây ô nhiễm môi trƣờng trong khu dân cƣ, gây mất đoàn kết giữa hộ

chăn nuôi và khơng chăn ni. Tỉnh đã chỉ đạo tìm nhiều giải pháp khắc phục nhƣ làm hầm biogas, trộn nguyên liệu vi sinh giảm mùi vào thức ăn… nhƣng vẫn không giải quyết triệt để ơ nhiễm mơi trƣờng. Trƣớc tình hình trên tỉnh Hà Nam đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ lên men vi sinh vật trong nền đệm lót sinh học vào chăn ni, nhờ cơng nghệ này các loại vi sinh vật có ích sẽ phân giải toàn bộ chất thải gia súc, gia cầm thải ra, giảm ô nhiễm môi trƣờng trong chăn nuôi.

Theo Cục Chăn nuôi, hiện tỉnh Hà Nam đang đứng đầu cả nƣớc về số lƣợng mơ hình, tổng diện tích đệm lót sinh học và chính sách đi kèm khuyến khích các cơ sở chăn ni lợn áp dụng quy trình chăn ni trên đệm lót sinh học.

- Năm 2010: Trên cơ sở học tập mơ hình làm đệm lót sinh học trong chăn ni lợn tại Nam Định và Hà Nội, Sở Nông nghiệp & PTNT đã triển khai xây dựng mơ hình điểm để đúc rút kinh nghiệm. Kết quả đã xây dựng đƣợc 15 mơ hình với quy mơ diện tích 205m2

. Qua theo dõi đánh giá kết quả bƣớc đầu cho thấy: mơ hình phát triển tốt, đàn lợn sinh trƣởng phát triển bình thƣờng, giảm ơ nhiễm mơi trƣờng, quy trình thực hiện đơn giản dễ làm.

- Năm 2011: Từ kết quả thí điểm thành công của năm 2010, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Đề án Giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng bằng công nghệ sinh học trong chăn nuôi lợn giai đoạn 2011-2015 và ban hành cơ chế hỗ trợ mỗi mơ hình đƣợc hỗ trợ 2,4 triệu đồng để xây dựng 20 m2

chuồng trại. Với sự quyết tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền và sự hƣởng ứng nhiệt tình của các hộ chăn ni, tính đến hết năm 2011 toàn tỉnh đã xây dựng đƣợc 36 mơ hình với quy mơ diện tích 720m2. Các mơ hình đi vào chăn ni cho hiệu quả cao, đàn lợn sinh trƣởng và phát triển tốt, mơi trƣờng chăn ni đảm bảo, khơng cịn mùi hôi.

- Năm 2012: Sau khi đánh giá rút kinh nghiệm từ kết quả thực hiện của năm 2011, trong q trình thực hiện cịn một số tồn tại, hạn chế nhƣ quy mơ mơ hình chƣa phù hợp, ngun liệu mùn cƣa khơng đủ, nắng nóng vào các tháng mùa hè... Để khắc phục các tồn tại trên, tỉnh đã tập trung chỉ đạo khắc phục và đề ra các giải pháp tháo gỡ nhƣ: điều chỉnh lại cơ chế hỗ trợ cho phù hợp với quy mô chăn nuôi của các hộ, hỗ trợ 165.000đ/m2 đệm lót cho các hộ làm từ 10 m2 đệm lót, ni từ 5

con lợn thịt/lứa trở lên; chỉ đạo Sở Nông nghiệp & PTNT phối hợp với các huyện, thành phố tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật và hƣớng dẫn thực hành tại hiện trƣờng cho cán bộ cơ sở và ngƣời chăn nuôi; chọn 16 cán bộ kỹ thuật ở cơ sở có năng lực chun mơn để đào tạo tiểu giáo viên sau đó trực tiếp hƣớng dẫn, chỉ đạo xây dựng mơ hình ở các xã; giao Sở Nông nghiệp & PTNT nghiên cứu thay thế nguyên liệu mùn cƣa bằng 50% trấu và chỉ định Công ty mây tre đan Ngọc Động là đơn vị cung ứng mùn cƣa cho các xã có nhu cầu.

Với cách làm nhƣ vậy, năm 2012 tồn tỉnh đã có 86 xã tham gia, xây dựng đƣợc 950 mơ hình, với diện tích 14.760 m2 nền đệm lót, đạt trên 300% kế hoạch đề ra. Kết quả thực hiện các mơ hình đã góp phần giảm tình trạng ơ nhiễm mơi trƣờng trong các khu dân cƣ, duy trì số đầu lợn ni trên nền đệm lót khoảng 11.000 con/lứa. Trong 950 mơ hình làm đệm lót sinh học có 5 mơ hình xây dựng quy mơ khá lớn diện tích chuồng trại từ 50 - 100 m2 nuôi 35 -70 con lợn thịt/lứa.

Các huyện, thành phố đã tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện giao chỉ tiêu cho các tổ chức đồn thể, đồng thời có cơ chế hỗ trợ thêm từ 35- 50.000đ/m2 ngồi kinh phí hỗ trợ chung của tỉnh. Một số huyện chỉ đạo các xã có điều kiện ứng tiền trƣớc mua mùn cƣa, trấu, men vi sinh nên tiến độ xây dựng nhanh.

Ngồi việc xây dựng các mơ hình chăn ni lợn, tỉnh cũng chỉ đạo làm thí điểm cho chăn ni gia cầm kết quả xây dựng đƣợc 15 mơ hình với diện tích 3.200 m2 bƣớc đầu cho kết quả tốt.

Về nguồn kinh phí thực hiện mơ hình, tổng kinh phí hỗ trợ năm 2012 là 2.856,032 triệu đồng. Trong đó hỗ trợ trực tiếp cho các hộ chăn ni là 2.435,532 triệu đồng. Ngồi ra tỉnh cịn chỉ đạo Ngân hàng Chính sách cho các hộ tham gia mơ hình vay gần 5 tỷ đồng với lãi suất ƣu đãi để xây dựng và sửa chữa chuồng trại. - Năm 2013: Nhận thấy rõ những lợi ích của mơ hình, đặc biệt là lợi ích về giảm ô nhiễm môi trƣờng do chăn nuôi trong các khu dân cƣ nông thôn, ngày 15 tháng 3 năm 2013 Ủy ban nhân dân tỉnh đã tiếp tục ban hành Quyết định số 293/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án Giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng bằng công nghệ sinh học trong chăn nuôi lợn năm 2013. Theo đó, năm 2013 tỉnh tiếp tục xây dựng

mới 2.000 mơ hình ni lợn trên nền đệm lót sinh học, đồng thời duy trì các mơ hình đã có để đến hết năm 2013, tồn tỉnh có khoảng 3.000 hộ với khoảng 15.000- 17.000 con lợn thịt/lứa đƣợc nuôi lợn bằng cơng nghệ đệm lót sinh học. Cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện nhƣ năm 2012. Kết quả năm 2013 toàn tỉnh đã xây dựng đƣợc 2.119 mơ hình, với 39.684 m2 đệm lót đƣợc xây dựng, đạt gần 106% kế hoạch đề ra.

- Kết quả thực hiện đến tháng 4 năm 2014:

Để tiếp tục nhân rộng mơ hình, ngày 08/02/2014 UBND tỉnh Hà Nam đã ban hành Quyết định số 162/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án Giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng bằng công nghệ sinh học trong chăn ni lợn năm 2014. Theo đó, năm 2014 tỉnh sẽ tiếp tục xây dựng mới 2.000 mơ hình ni lợn trên nền đệm lót sinh học, đồng thời duy trì các mơ hình đã có để đến hết năm 2014 tồn tỉnh có khoảng 4.500 hộ chăn ni lợn trên nền đệm lót sinh học, với tổng diện tích nền đệm lót khoảng 75.000m2, nuôi đƣợc 45.000 con lợn/lứa.

Sở Nông nghiệp & PTNT đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn kỹ thuật làm đệm lót sinh học trong chăn ni lợn cho khoảng 2.000 lƣợt hộ chăn ni tham gia mơ hình. Đến nay các địa phƣơng đang tập trung chỉ đạo xây dựng mơ hình, phấn đấu hồn thành kế hoạch đề ra.

Thuận lợi, khó khăn:

Thuận lợi

- Đề án Phát triển chăn nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học nhận đƣợc sự quan tâm ủng hộ, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự phối hợp chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ của các cấp chính quyền, các ban ngành, đồn thể từ tỉnh đến cơ sở.

- Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ kịp thời cho các hộ tham gia xây dựng mơ hình, đồng thời chỉ đạo Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh cho các hộ đƣợc vay vốn ƣu đãi... đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện Đề án.

- Việc phát triển chăn nuôi trong các khu dân cƣ đã gây ô nhiễm môi trƣờng nhƣng chƣa có biện pháp khắc phục hữu hiệu. Nay có cơng nghệ chăn ni mới khắc phục đƣợc hạn chế trên nên ngƣời dân phấn khởi tiếp nhận.

- Trên địa bàn các huyện, thành phố đã có các mơ hình điểm đƣợc xây dựng và hoạt động có hiệu quả giúp ngƣời nông dân trực tiếp tham quan học tập.

Khó khăn:

- Tình hình suy thối kinh tế đã ảnh hƣởng đến tiêu thụ thực phẩm, làm cho giá bán các sản phẩm nơng sản nói chung, thịt lợn nói riêng giảm liên tục, ngƣời chăn nuôi bị thua lỗ, giảm đàn, không muốn mở rộng quy mơ chăn ni, gây khó khăn cho việc vận động xây dựng mơ hình.

- Nhận thức về lợi ích của việc chăn ni lợn trên nền đệm lót sinh học của nhân dân cịn hạn chế, ngƣời chăn ni chƣa thấy đƣợc lợi ích kinh tế rõ ràng trong khi lợi ích về mơi trƣờng chƣa đƣợc đa số ngƣời chăn nuôi chú trọng quan tâm.

- Các hộ chăn nuôi ngại thay đổi thói quen chăn ni truyền thống, ngại cải tạo chuồng trại.

- Việc thu gom nguyên liệu mùn cƣa có lúc, có nơi gặp khó khăn, ngƣời chăn nuôi phải thu gom nhiều ngày mới đủ nguyên liệu hoặc phải mua từ các địa phƣơng khác nên chƣa quyết tâm cao.

1.2.3. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội trong khu vực nghiên cứu

1.2.3.1. Đặc điểm tự nhiên

Xã Văn Xá ở vị trí phía Đơng Bắc huyện Kim Bảng, với diện tích tự nhiên là 6,14 km2. Phía Đơng và Nam giáp xã Kim Bình, phía Tây giáp xã Đồng Hóa, Phía Băc giáp 2 xã: Nhật Tân và Hoàng Tây.

Văn Xá là 1 trong 18 xã/thị trấn của huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam. Văn Xá là từ ghép từ thôn Văn Lâm với xã Đặng Xá vào năm 1945 để trở thành xã Văn Xá, dƣới chính thể nƣớc Việt Nam Độc Lập. Xã Văn Xá thời đó có 4 thơn: Văn Lâm ( thị trấn Quế), Đặng Xá, Tranh Thơn xóm Đồng Bị, tức thôn Trung Đồng ngày nay.( xã Đặng Xá) và Điền Xá ( xã Nhật Tân)

Trừ thơn Trung Đồng, các thơn cịn lại đều đƣợc hình thành từ thời Bắc thuộc và hiện vẫn cịn những di tích đến, chùa cổ đƣợc dựng từ thời đó.

Là một xã thuần nơng nằm ở phía Đơng Bắc huyện Kim Bảng. Xã có 4 thơn: Đặng Xá, Điền Xá, Tranh Thôn và Trung Đồng.

Dân số: Trƣớc Cách Mạng tháng 8 là khoảng 3000 ngƣời. Năm 1986 là 5.745 ngƣời. Năm 2010 là vào khoảng 6000 ngƣời. Năm 2014 là 7. 894 ngƣời trong 2.127 hộ gia đình. Về thành phần dân tộc, 100% ngƣời dân trên địa bàn xã là dân tộc Kinh, đa số thờ Phật, chỉ có thơn Trung Đồng có 17 hộ với 53 nhân khẩu là theo đạo Thiên chúa.

1.2.3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Theo số liệu từ Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm 2015, trên địa bàn xã ngành nghề chủ yếu của ngƣời dân vẫn là hoạt động sảm xuất nông nghiệp chiếm 68,4%, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng chiếm 16% và hoạt động trong ngành dịch vụ là 15.6%. Nhìn chung, số hộ sản xuất nơng nghiệp tại xã vẫn chiếm đa số, cũng nhƣ các xã khác trong huyện Kim Bảng và tỉnh Hà Nam đất nông nghiệp ở xã Văn Xá một năm đƣợc quay vịng khoảng 3 lần thƣờng thì trồng 2 vụ lúa (một vụ chiêm và một vụ mùa) và một vụ đông thƣờng trồng ngô hoặc dƣa bao tử đặc biệt trong những năm qua trên địa bàn xã hình thức phát triển kinh tế hộ gia đình VAC, RVAC phát triển mạnh mẽ với khoảng gần 300 hộ. Ngồi nơng nghiệp, nhiều hộ dân trong xã còn tổ chức kinh doanh bn bán… Các hộ giàu có trong xã có thể có thu nhập hàng trăm triệu đồng trong một năm. Trong xã Văn Xá hiện nay có 170 hộ tham gia sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp bao gồm các nghề nhƣ: nề, mộc, xay sát, hàn xì, may mặc… 130 hộ buôn bán/dịch vụ nhỏ lẻ nhƣ: chạy xe ôtô, buôn bán tạp phẩm, vật liệu xây dựng, dịch vụ sản xuất, chăn nuôi…

Biểu đồ 1.1: Cơ cấu kinh tế của xã Văn Xá

( Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm 2015 của xã Văn Xá)

Văn hóa –xã hội

 Giáo dục : trên địa bàn xã có hơn 1.300 học sinh theo học ở cấp 1.2.và 3 là một trong những xã cótỷ lệ đỗ vào các trƣờng đại học và cao đẳng cao nhất trong tỉnh Hà Nam.

 Y tế : xã chỉ có 1 trạm y tế với điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế, thiếu các thiết bị y tế phục vụ công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, mặt khác thiếu đội ngũ các y, bác sỹ tại các cơ sở này cũng là một hạn chế lớn tại địa phƣơng. Tuy nhiên, cơng tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, đặc biệt là cơng tác tiêm phịng cho trẻ em, khám và điều trị cho ngƣời dân, công tác kế hoạch hóa gia đình đang ngày đƣợc cải thiện. Theo báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2015 tại xã Văn Xá đã khám và điều trị cho 2019 lƣợt ngƣời, tổ chức tiêm phòng bệnh cho trẻ là 139 cháu; đã tuyên truyền vận động 910 chị em thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình,…

68.4% 16.0%

15.6%

Nơng nghiệp

Tiểu thủ cơng nghiệp - xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá của người dân về việc ứng dụng công nghệ đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn trên địa bàn xã văn xá, huyện kim bảng, tỉnh hà nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)