Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chính trong năm

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay potx (Trang 44 - 50)

1.3. Hoạt động xuất khẩu hàng nông sản ở Việt Nam

1.3.2. Tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chính trong năm

1.3.2.1. Cà phê: đang là mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu trong nhóm

hàng nơng, lâm sản và là một trong tám mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD.

Theo kế hoạch, ngành cà phê Việt Nam phấn đấu tăng trưởng bình quân 4,9%/năm, mỗi năm xuất khẩu được 900.000 đến 1,1 triệu tấn cà phê với mức giá khoảng 2.000 USD/tấn. Tuy nhiên, hiện nay việc mở rộng diện tích để tăng lượng hàng xuất khẩu là khó.

Theo nhận định của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam, mặc dù có tăng trưởng xuất khẩu nhưng sự phát triển của ngành cà phê chưa thật sự vững chắc, hiệu quả kinh doanh vẫn thấp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt khoảng 2,2 tỉ USD với khối lượng xuất khẩu 1 triệu tấn. Con số này đã giảm 18,6% về lượng, nhưng lại được tăng 7,2% về trị giá.

Hiện nay, chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam thấp, không ổn định, chưa xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu dẫn đến bị ép cấp, ép giá, làm giảm giá trị xuất khẩu. Bên cạnh đó khâu tổ chức thu mua trong nước chưa tốt dẫn đến đầu vụ người dân thường phải bán vội cà phê với giá thấp.

Hệ thống đại lý thu mua cà phê hình thành một cách tự phát, chủ yếu là các đại lý tư nhân, hệ quả là khi giá cả thị trường biến động mạnh dẫn đến đổ vỡ theo dây chuyền từ đại lý tới các nhà xuất khẩu.

1.3.2.2. Chè

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tính chung 5 tháng đầu năm 2008, lượng chè xuất khẩu của cả nước đạt 219,1 nghìn tấn với trị giá 42,8 triệu USD, tăng 55,96% về lượng và 26,08% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007. * Về thị trường:

Xuất khẩu chè sang một số thị trường trọng điểm vẫn giữ vững được sự ổn định và phát triển:

 Mặc dù xuất khẩu chè sang Đài Loan giảm về lượng nhưng đây vẫn là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu chè của Việt Nam sang thị trường này tính chung cả 5 tháng đầu năm 2008 đạt 7,6 triệu USD với sản lượng đạt 6,6 nghìn tấn, tuy giảm 8,70% về lượng nhưng lại tăng 25,19% về trị giá so với cùng kỳ năm 2007.

 Tiếp đến là kim ngạch xuất sang thị trường Nga với 4,3 nghìn tấn, trị giá 5,2 triệu USD, tăng 0,79% về lượng và 24,60% về trị giá so với 5 tháng đầu năm 2007.

 Đáng chú ý, kim ngạch xuất sang thị trường Tiểu vương quốc Arập Thống Nhất tăng rất mạnh, với hơn 2 nghìn tấn, đạt 2,9 triệu USD, tăng 463,88% về lượng và 501,75% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

 Bên cạnh đó, xuất sang thị trường Philippines trong 5 tháng đầu năm 2008 cũng tăng 77,72% về lượng và 91,66% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, với 359 tấn, kim ngạch 1,1 triệu USD.

* Về doanh nghiệp: Trong tháng 5/2008, có tất cả 112 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu chè, trong đó có 8 doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu cao trên 300 nghìn USD, có 24 doanh nghiệp đạt kim ngạch khá.

1.3.2.3. Tiêu

* Về kim ngạch

Bảy tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất khẩu khoảng 58.000 tấn hồ tiêu, đạt kim ngạch 202 triệu USD, tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngối. Ước tính năm 2008, lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt khoảng 80.000 tấn, với tổng kim ngạch 290 triệu USD, mức cao nhất từ trước tới nay.

Trong 8 năm qua, Việt Nam liên tục dẫn đầu thế giới về lượng hồ tiêu xuất khẩu, đạt bình quân 70.600 tấn/năm, chiếm 31,2% thị phần xuất khẩu hồ tiêu trên thế giới.

* Về thị trường

Thị trường xuất khẩu chính của hạt tiêu Việt Nam là Hoa Kỳ, CHLB Đức, Pakistan, Nhật. Trong đó, xuất sang Hoa Kỳ với số lượng lớn nhất 759 tấn, đạt 2.331.544 USD (chiếm 13,68% về lượng và chiếm 15,95% về kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu cả nước tháng 12/2008).

Hồ tiêu Việt Nam hiện có mặt ở thị trường 80 quốc gia và vùng lãnh thổ và là một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu mang về cho đất nước lượng ngoại tệ nhiều nhất.

* Về chất lượng

Trước đây hồ tiêu Việt Nam đến với thị trường thế giới bằng tên gọi khác do đã được các nhà nhập khẩu đầu tư chế biến lại. Bên cạnh đó, vì chủ yếu được bán qua trung gian nên giá trị xuất khẩu đạt thấp. Đến nay, nhờ tích cực đầu tư đổi mới cơng nghệ, chất lượng hồ tiêu xuất khẩu đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Có đến 50% lượng hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam được bán trực tiếp cho các nhà máy chế biến gia vị tại nhiều nước.

Hiện Việt Nam đã có hơn 10 nhà máy chế biến hồ tiêu đạt Tiêu chuẩn thị trường Mỹ (ASTA) và Tiêu chuẩn thị trường châu Âu (ESA). Chất lượng tăng đã đẩy giá hồ tiêu Việt Nam lên ngang, thậm chí có thời điểm cao hơn giá hồ tiêu của nhiều nước.

1.3.2.4. Điều

Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS), năm 2008 sản lượng xuất khẩu điều của Việt Nam đạt 167.000 tấn với kim ngạch đạt 920 triệu USD, vươn lên số 1 thế giới về xuất khẩu điều nhân.

Trong đó, riêng tỉnh Bình Phước (được xem là thủ phủ của cây điều) đã xuất được gần 13.000 tấn điều nhân với kim ngạch đạt trên 70 triệu USD. Trong hai tháng đầu năm 2009, cả nước xuất khẩu được 23.000 tấn nhân điều với kim ngạch đạt 104 triệu USD, tăng 12% về lượng và 6% về giá trị so với cùng kì năm 2008.

1.3.2.5. Rau quả

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả trong 11 tháng năm 2008 lên 363,7 triệu USD, tăng 32,83% so với 11 tháng năm 2007. Như vậy, mặc dù bị ảnh hưởng ít nhiều từ sự suy giảm của nền kinh tế thế giới tác động đến việc xuất khẩu của Việt Nam, song kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của nước ta vẫn đang tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá ổn định so với cùng kỳ những năm trước.

* Về thị trường

Việc xuất khẩu rau hoa quả sang một số thị trường đặc biệt là xuất sang thị trường Trung Quốc có cơ hội tăng mạnh, do nhu cầu dự trữ nguồn hàng phục vụ cho dịp tết Kỷ Sửu.

Trong 11 tháng đầu năm nay, với mức tăng 81,35% so với cùng kỳ năm ngoái, Trung Quốc vẫn giữ vị trí dẫn đầu và là thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất của nước ta, với 43,8 triệu USD. Bên cạnh đó, so với 11 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu rau quả của nước ta trong 11 tháng năm nay đặc biệt tăng rất mạnh sang một số thị trường như Indonesia, tăng tới 496,72% (kim ngạch hơn 12 triệu USD), Nga tăng 68,3% (kim ngạch 33,7 triệu USD), Nhật Bản tăng 17,51% (kim ngạch xấp xỉ 28 triệu USD), Hà Lan tăng 26,69% (kim ngạch 11,8 triệu USD), Singapore tăng 22,58% (kim ngạch 11,1 triệu USD), Hồng Kông tăng 32,43% (kim ngạch 9,7 triệu USD)...

* Về doanh nghiệp

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 11/2008, cả nước có tất cả 281 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu rau hoa quả. Trong đó, có 34 doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 100 nghìn USD, 29 doanh nghiệp đạt kim ngạch từ 200 nghìn USD trở lên, 4 doanh nghiệp đạt kim ngạch trên 500 nghìn USD...

1.3.2.6. Gạo

Trong năm 2008, Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu 5,1 triệu tấn gạo, đã giao 4,65 triệu tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 2,9 tỷ USD, gấp hơn hai lần so với năm 2007 (1,4 tỷ USD).

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2008 cũng đạt mức cao, bình quân là 550 USD/tấn, gần gấp đôi so với năm trước.

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU HÀNG NƠNG

SẢN CỦA TỔNG CƠNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay potx (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)