3.1. Khái quát những đặc điểm chính của bối cảnh kinh tế trong và ngồi nước
3.1.2. Nền kinh tế Việt Nam
3.1.2.1. Sau 2 năm gia nhập WTO, Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức
Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO từ ngày 11/1/2007. Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ càng thúc đẩy hoạt động thương mại và đầu tư vào Việt Nam, từ đó sẽ đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong tương lai.
Mặc dù rất phấn khởi trước những cơ hội mà việc gia nhập WTO sẽ đem lại, nhưng nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận với tập qn kinh doanh quốc tế. Ngồi ra, hàng hóa nhập khẩu và sự cạnh tranh từ nước ngoài chắc chắn sẽ tạo ra những xáo trộn lớn trong nhiều ngành nghề, từ đó có thể tạo áp lực xã hội đối với chính phủ. Việc dỡ bỏ các khoản trợ cấp theo
quy định bắt buộc của WTO và gia tăng cạnh tranh từ nước ngoài dự kiến sẽ đẩy khoảng 2.000 doanh nghiệp nhà nước đến bờ vực phá sản. Số doanh nghiệp này đang đóng góp 38% vào GDP và giải quyết hàng triệu việc làm. Việc chính phủ giải quyết vấn đề này như thế nào sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự ổn định xã hội và sức hấp dẫn nguồn vốn FDI của Việt Nam trong tương lai. Như một xu hướng tất yếu, chính phủ Việt Nam đã phải đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp.
3.1.2.2. Việt Nam đã và đang kí kết ngày càng nhiều các hiệp định song phương với các nước trên thế giới, góp phần thúc đẩy tự do hoá thương mại
và thiết lập mối quan hệ đối ngoại trên cơ sở cả hai bên cùng có lợi.
* Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ: Tạo đột phá về cơ chế chính sách
Ngày 13 tháng 7 năm 2000, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký kết Hiệp định Thương mại song phương (BTA), đánh dấu một bước tiến mới trong quá trình bình thường hố quan hệ hai nước, thúc đẩy quan hệ thương mại nói riêng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Đây là một hiệp định thương mại toàn diện nhất mà Việt Nam đã ký kết từ trước đến nay, bao gồm hầu như tất cả các nguyên tắc, cam kết và nghĩa vụ trong quan hệ hàng hố, sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ, đầu tư, tạo thuận lợi cho kinh doanh và tính minh bạch cơng khai.
* Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (EPA )
Việt Nam và Nhật Bản vừa tham gia kí kết Hiệp định đối tác kinh tế
(EPA) - thỏa thuận song phương mang tính tồn diện về kinh tế, thương mại và đầu tư vào ngày 25/12/2008
EPA được cho là cơ sở pháp lý góp phần thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam, đồng thời mở rộng quan hệ thương mại song phương, đặc biệt là xuất khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản.
Một trong những trọng tâm của Hiệp định là tăng cường hợp tác kinh tế trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, du lịch, môi trường, giao thông vận tải.
* Hiệp định Việt Nam - Lào về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật năm 2009
Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHDCND Lào năm 2009 đã được lãnh đạo hai nước ký kết sáng 8/1/2009 nhằm tiếp tục phát triển mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai quốc gia.
Hai bên cùng nhất trí đẩy mạnh các dự án hợp tác đầu tư phát triển kinh tế và ổn định vùng biên giới, tiếp tục thực hiện các cơ chế ưu đãi về thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất xứ từ hai nước và nghiên cứu mở rộng danh mục các mặt hàng được hưởng thuế suất bằng O%, đẩy mạnh các chương trình hợp tác nơng lâm nghiệp, thủy sản và tài nguyên môi trường…
3.1.2.3. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã bắt đầu ảnh hưởng mạnh tới Việt Nam
Rất khó để có thể dự đốn được thời điểm kết thúc của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đang diễn ra, hiện nay chỉ có thể khẳng định rằng năm 2009 sẽ còn nhiều khó khăn đối với nền kinh tế thế giới, và điều đó đang tác động tiêu cực đến tình hình kinh tế của Việt Nam.
Thực tế đã bắt đầu có những tác động tiêu cực đến kinh tế của đất nước thể hiện rõ nhất là xu hướng xuất khẩu giảm sút từ tháng 9/2008 và các tháng
tiếp theo; thị trường chứng khoán với sự sắp xếp lại vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trước sự chao đảo của thị trường vốn thế giới; sự phục hồi của thị trường bất động sản có thể chậm lại, các khoản nợ xấu tăng thêm, hệ thống ngân hàng đứng trước những nguy cơ tiềm ẩn lớn. Rồi môi trường đầu tư kinh doanh của nước ta xấu đi so với những năm trước do lạm phát, tình trạng đình cơng diễn ra liên miên tại các doanh nghiệp FDI, tỷ lệ lao động thất nghiệp gia tăng.
Bên cạnh đó cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu sẽ tác động đến chiến lược đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia làm ảnh hưởng tới cả những dự án được cấp phép và những dự án tiềm năng. Do vậy nhiều dự án FDI đã được cấp phép có khả năng giãn tiến độ, thu hẹp quy mô hoặc không thực hiện làm cho cho tỷ lệ vốn FDI thực hiện giảm so với vốn đăng ký.