của Hapro
2.4.1. Việt Nam có lợi thế so sánh trong xuất khẩu nông sản
Thứ nhất: Ngành nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều lao động vào quá trình sản xuất - kinh doanh. Đây là một ưu thế quan trọng hiện nay của ngành vì giá nhân công Việt Nam rẻ hơn các nước khác trong khu vực, phổ biến với mức 1- 1,2 USD/ngày công lao động như trong sản xuất lúa, cà phê. Hiện nay, một số công việc nặng nhọc như đánh bắt cá ngừ, thu hoạch mía hay thu hoạch lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với giá nhân công cao cũng mới chỉ là 2- 2,5 USD/ngày cơng lao động, nhưng vẫn cịn rẻ hơn so với Thái Lan từ 2-3lần. Tất nhiên lợi thế này sẽ không tồn tại lâu do sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và thế giới.
Thứ hai: Điều kiện sinh thái tự nhiên của nhiều vùng nước ta rất thuận lợi
cho việc phát triển sản xuất một số loại rau quả và cây trồng. Các đối thủ cạnh tranh như Thái Lan, Philipin lại kém lợi thế hơn so với Việt Nam cả về điều kiện
tự nhiên sinh thái, cả về kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất và tính cần cù lao động của người nông dân trong việc trồng trọt các loại rau quả đó.
Thứ ba: Một số ít nơng sản được các nước phát triển ở Châu Âu; Bắc Mỹ
ưa chuộng như nhân hạt điều, dứa, lạc lại có thể trồng ở Việt Nam trên các đất bạc màu, đồi núi trọc (như điều) hay trên đất phèn, mặn (như dứa), lạc vụ 3 xen canh, nên không bị các cây trồng khác cạnh tranh, mà trên thực tế vẫn cịn có khả năng mở rộng sản xuất.
2.4.2. Hapro có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong xuất khẩu hàng nông sản so với các DN khác trong nước: so với các DN khác trong nước:
Thứ nhất, Hapro là DN nhà nước nên nguồn vốn kinh doanh chủ yếu là do nhà nước cấp, vì vậy tính ổn định trong kinh doanh cao hơn, khả năng chống chịu khi các biến cố kinh tế như lạm phát, khủng hoảng xảy ra cũng tốt hơn so với các DN tư nhân.
Thứ hai, Hapro kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề nên hoạt động
xuất khẩu nông sản cũng được hỗ trợ một phần nhờ các mối quan hệ thương mại móc nối.
Thứ ba, Hapro hoạt động xuất khẩu khá lâu năm, đặc biệt là các mặt hàng
nông sản truyền thống ( từ khi cịn là Cơng ty sản xuất, dịch vụ và xuất nhập Nam Hà Nội 1991) nên có nhiều kinh nghiệm về nghiệp vụ xuất khẩu hơn so với các DN mới thành lập
2.4.3. Thúc đẩy xuất khẩu nơng sản sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn cho Tổng
cơng ty
Thứ nhất, trong cơ cấu xuất khẩu của Tổng công ty, các mặt hàng nông sản
khẩu chủ chốt này sẽ tạo động lực phát triển mạnh hơn cho các ngành hàng khác như tăng thêm vốn đầu tư, củng cố quan hệ thương mại…
Thứ hai, lợi nhuận do xuất khẩu nông sản cao hơn hẳn so với các mặt hàng
khác. So với các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu như hàng dệt may, giầy da hay cơ khí, điện tử lắp ráp…thì trong cùng một lượng kim ngạch xuất khẩu thu về như nhau, tỷ lệ chi phí sản xuất có nguồn gốc ngoại tệ của hàng nông sản rất thấp, do đó thu nhập ngoại tệ rịng của hàng nơng sản xuất khẩu sẽ cao hơn nhiều. Đây là lợi thế ban đầu của các nước nghèo, khi chưa có đủ nguồn ngoại tệ để đầu tư xây dựng các nhà máy lớn, khu công nghiệp để sản xuất - kinh doanh những mặt hàng tiêu tốn nhiều ngoại tệ. Ví dụ: Chi phí sản xuất gạo xuất khẩu có nguồn gốc ngoại tệ (phân bón, thuốc sâu bệnh và các loại hóa chất, xăng dầu…) chỉ chiếm từ 15 đến 20% giá trị xuất khẩu kim ngạch gạo. Điều đó có nghĩa là xuất khẩu gạo đã tạo ra từ 80 đến 85% thu nhập ngoại tệ thuần cho đất nước, chỉ số này đối với nhân hạt điều xuất khẩu là khoảng 27% và 73%.
2.4.4. Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động xuất khẩu nông sản ngày càng nhiều
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, ngoài các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, Hapro còn vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt của doanh nghiệp các nước chuyên xuất khẩu nông sản như Thái Lan, Inđônêsia, Camphuchia… Nếu khơng nhanh chóng nâng cao chất lượng, giảm giá thành cũng như đảm bảo nguồn cung nông sản ổn định dưới những ảnh hưởng bất lợi của thời tiết thì hàng nơng sản của Hapro khó mà giành được vị trí vững chắc và đảm bảo trên thị trường quốc tế.
Trong năm tới, do những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 mà sức mua của người tiêu dùng vẫn tiếp tục giảm sút, ảnh hưởng lớn đến sức tiêu thụ hàng nông sản của Tổng công ty. Kim ngạch xuất khẩu nông sản luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Hapro nên sự sụt giảm của nó đã gián tiếp gây khó khăn cho các lĩnh vực kinh doanh khác của Hapro. Do đó cần nhanh chóng đề ra những biện pháp hợp lí nhằm khắc phục tình trạng khó khăn trước mắt cũng như đảm bảo sự tăng trưởng về lâu dài của Tổng công ty.
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG NÔNG
SẢN CỦA HAPRO TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ HIỆN NAY