3.2. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu hàng
3.2.2.3. Những thách thức do việc gia nhập WTO mang lại
* Gia nhập WTO, Hapro sẽ phải đối mặt với những tiêu chuẩn, yêu cầu cao hơn về chất lượng cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm của hàng nông sản.
* Việt Nam đã cam kết không áp dụng trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản kể từ thời điểm gia nhập và chỉ áp dụng các loại trợ cấp mang tính khuyến nơng hay trợ cấp phục vụ phát triển nông nghiệp.
Điều này buộc các DN xuất khẩu nông sản như Hapro phải vươn lên tìm lối đi mới và tự mình gồng gánh trong mơi trường cạnh tranh đầy sôi động hiện nay
* Gia nhập WTO đồng nghĩa với việc mở cửa thị trường, tăng thêm cạnh tranh
Cùng với cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ, Hapro phải đối mặt với thách thức rất lớn là cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Mặc dù đã đạt được những thành tựu to lớn trong thời gian qua, nhưng nhìn chung, Hapro vẫn còn những hạn chế và yếu điểm cần khắc phục: tính tự chủ trong kinh doanh khơng cao (do vẫn là doanh nghiệp nhà nước), khả năng vận hành và tính thích ứng với sự thay đổi của mơi trường kinh doanh còn hạn chế. Khi gia nhập WTO, Hapro phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp nước ngoài về thị trường hàng hóa và dịch vụ. Các doanh nghiệp nước ngoài với ưu thế là nguồn vốn lớn, sản phẩm được sản xuất chế biến theo qui trình cơng nghệ hiện đại nên chất lượng và giá cả phù hợp, thêm vào đó là kinh nghiệm chiếm lĩnh thị trường của những tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế.
Đứng trước sự cạnh tranh này buộc Hapro phải liên tục đổi mới công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật, vận hành hệ thống quản lý mới, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng cường dịch vụ để có thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại nếu không sẽ bị đào thải khỏi thị trường như một điều tất yếu.
3.2.2.4. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản lớn trong nước cũng đang là một trở ngại đối với Tổng công ty.
Trong ngành Thương mại hiện nay có rất nhiều các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu nông sản nhưng có thể chia ra 3 thành phần cơ bản là:
Doanh nghiệp Nhà nước: Tổng Công Ty Thương Mại Hà Nội, Tổng Công Ty thương mại Sài gòn, Haprosimex Hà Nội, Sài Gịn Coop Mart , cơng ty Thanh Hà , công ty XNK Intimex..
Doanh nghiệp tư nhân: Công ty TNHH Đại Thành, Công ty thương mại Thăng Long, Công ty Nguyễn Kim, Công ty TNHH Minh Anh, Công ty TNHH Đại Lộc…
Doanh nghiệp liên doanh với nước ngồi: Cơng ty Thương mại Vincom, công ty thương mại Seiyu, Công ty thương mại BigC, Công ty Thương mại Hà Nội Mertro, Công ty thương mại và tiếp thị quốc tế…
Sự lớn mạnh của các doanh nghiệp trên trong thời gian qua đã khiến cho vị thế người đi đầu của Hapro bị lung lay ít nhiều. Nếu Hapro khơng nhanh chóng cải thiện và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình thì nguy cơ bị tụt hậu là khó tránh khỏi.