Hoàn thiện công tác chế biến, dự trữ, bảo quản để nâng cao giá trị gia

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay potx (Trang 107 - 117)

3.5. Các giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản của

3.5.4. Hoàn thiện công tác chế biến, dự trữ, bảo quản để nâng cao giá trị gia

tăng của sản phẩm nông sản

* Khâu chế biến

Đầu tư xây dựng hệ thống kho, nhà máy chế biến với trang thiết bị, máy móc hiện đại, tiên tiến để từng bước tiến tới xuất khẩu hàng tinh thay cho hàng thô vào thị trường quốc tế, đáp ứng nhu cầu, thị yếu người tiêu dùng, nâng cao uy tín, nhãn hiệu sản phẩm của cơng ty, cạnh tranh được với sản phẩm nông sản khác trên thị trường

* Khâu dự trữ

Đặc tính cơ bản của hàng nơng sản là tính thời vụ nên để có hàng xuất khẩu quanh năm, cơng ty phải có dự trữ. Lượng dự trữ đó phải đảm bảo đủ lớn để khi thiên tai mất mùa hay trái vụ, giá nơng sản tăng cao nhưng cơng ty vẫn có hàng để bán, nhờ đó mà đảm bảo được sự tăng trưởng ổn định của hoạt động kinh doanh. Nếu dự trữ quá nhiều sẽ làm chậm tốc độ quay vòng của vốn, nhưng nếu dự trữ q ít, khơng đáp ứng đủ nhu cầu của khách thì rất dễ bị mất mối làm ăn cho doanh nghiệp khác. Cần căn cứ vào lượng hàng nhà sản xuất cung cấp, khả năng xuất khẩu của công ty, nhu cầu tiêu dùng trên thị trường... mà lập kế hoạch dự trữ các mặt hàng cụ thể, hợp lý. Để làm được điều đó cơng ty phải đào tạo đội ngũ cán bộ cơng nhân và cán bộ quản lý kho có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao, có khả năng thực các nghiệp vụ về kho như : xuất, nhập, kiểm tra, kiểm kê, đánh giá chất lượng hàng nông sản một cách thành thạo.

* Khâu bảo quản

Hàng nông sản chịu ảnh hưởng nhiều bởi các điều kiện khí hậu, thời tiết... hơn nữa Việt Nam lại có khí hậu nóng ẩm nên nơng sản dễ bị ẩm mốc, mối mọt, do vậy công tác bảo quản là vô cùng quan trọng nếu muốn đảm bảo chất lượng hàng xuất khẩu cao. Trước khi nông sản được xuất khẩu thường được đưa vào kho lưu giữ của công ty. Hiện nay cơng ty có tương đối nhiều kho hàng dung lượng lớn nhưng hiệu quả bảo quản thấp do sử dụng lâu năm nên chất lượng xuống cấp, mái nhà dột, nền kho bị ướt, khơng có người trơng nom thường xun... Vì vậy, cơng ty cần tổ chức xây mới hoặc sửa chữa lại hệ thống kho bảo quản như tôn nền cao, lắp mái chống nóng, lỗ thơng gió, bổ sung thiết bị hút ẩm, hóa chất hút ẩm... từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ hao hụt hư

hỏng. Ngoài ra, cần cử một đội ngũ cán bộ trơng kho có kiến thức chuyên môn thường xuyên vào kiểm tra chất lượng hàng trong thời gian chờ xuất, kịp thời khắc phục khi hàng hoá hư hỏng ẩm mốc, tránh lây lan sang các hàng hoá khác.

3.5.5. Thúc đẩy hoạt động Marketing sản phẩm

Trên thực tế, hoạt động Marketing của Tổng công ty hiện nay chưa thực sự mang chức năng thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Kế hoạch Marketing chỉ dừng lại ở nội dung như: Doanh số cần đạt là bao nhiêu, lãi bao nhiêu, dự kiến bán sản phẩm ở thị trường nào.

Trong thời gian tới, Tổng công ty cần xây dựng các hỗ trợ Marketing cho kinh doanh xuất khẩu nơng sản. Các hỗ trợ này cần phải hồn thiện hơn khi mà có rất nhiều đầu mối cùng tham gia hoạt động xuất khẩu nông sản.

Về vấn đề nhãn hiệu, Hapro vẫn chưa thực sự chú trọng đến vấn đề bao bì nhãn mác trên các sản phẩm nông sản xuất khẩu. Hầu hết hàng hóa được đóng gói trong các bao nilon hay hộp catton đơn giản có in logo Hapro, điều đó làm cho hàng nơng sản của công ty không thực sự gây được chú ý với người tiêu dùng. Vì vậy Tổng công ty cần phải tìm hiểu đầu tư để nhanh chóng đổi mới mẫu mã bao bì sản phẩm, mang lại một màu sắc mới, một dấu ấn đặc trưng cho thương hiệu Hapro.

Về chiến lược phân phối hiện nay, chủ yếu hàng nông sản của Tổng công ty được xuất khẩu trực tiếp sang các thị trường truyền thống. Song Hapro cũng cần áp dụng kết hợp linh hoạt những phương thức bán hàng như: Bn bán đối lưu, kí kết hợp đồng đại lý kinh tiêu, đại lý gửi bán… để có thể thu được thêm lợi nhuận tại một số thị trường mới.

Về chiến lược giá cả, hiện giá cả sản phẩm nông sản xuất khẩu của Tổng công ty tuỳ thuộc rất nhiều vào giá thị trường thế giới, đó cũng là hiện tượng chung của các loại hàng nơng sản Việt Nam. Vì vậy, Tổng cơng ty cần tổ chức

việc nghiên cứu giá một cách kỹ lưỡng để tránh tình trạng khi giá nơng sản trên thế giới giảm đi thì ta xuất, khi giá lên cao ta lại không chủ động ký kết được các hợp đồng xuất hoặc khơng có hàng để xuất. Nếu Tổng công ty làm tốt công tác dự đoán giá cả sẽ tránh được thiệt hại, rủi ro. Khi giá tăng cao, không nên xuất khẩu một lượng lớn ngay từ đầu mà có thể chờ giá tăng cao xuất đạt lợi nhuận cao hơn. Ngược lại, nếu dự đốn giá giảm cần nhanh chóng xuất khẩu hết hàng trước khi hàng có dấu hiệu giảm giá tránh thiệt hại …

Về vấn đề khuyếch trương và xúc tiến bán hàng: Để giúp cho sản phẩm có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào các thị trường, Tổng công ty cần đề ra các kế hoạch quảng cáo lâu dài, phù hợp với khả năng tài chính và đặc điểm mặt hàng kinh doanh của Tổng cơng ty. Ngồi các hình thức truyền thống như quảng cáo qua đài, báo chí, tivi thì Hapro có thể phát triển thêm một số hình thức quảng cáo khác như:

 Quảng cáo thơng qua hình thức gửi thư chào hàng có kèm theo catalogue giới thiệu hàng hóa.

 Quảng cáo bằng cách tham dự các hội chợ triển lãm hàng Việt Nam ở nước ngoài hay các triển lãm trong nước có sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài.

 Quảng cáo thông qua mạng Internet. Hiện nay Hapro cũng có trang Web riêng nhưng chất lượng thơng tin chưa thật sự tốt, các tin tức không được cập nhật thường xuyên. Tổng công ty cần chú trọng hơn nữa đến việc hồn thiện trang Web cơng ty, ngồi ra cịn có thể quảng cáo thơng qua một số trang web quảng cáo, một số trang web được nhiều người truy cập để nâng cao hiệu quả quảng cáo.

 Tham gia tài trợ cho các cuộc thi mà có khả năng nhiều đối tượng khách hàng của công ty sẽ theo dõi hay tham gia dự thi.

Chiến lược Marketing –mix bao gồm chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối, chiến lựơc xúc tiến. Thông thường, Tổng công ty nên thực hiện cả 4 chiến lược như trên nhưng với mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

 Để củng cố thêm các mối quan hệ với các bạn hàng truyền thống, cần có chính sách về giá cả và một số điều kiện ưu đãi hơn cho các bạn hàng lâu năm.

 Để thâm nhập vào thị trường mới nên áp dụng chiến lược sản phẩm (mẫu mã, chất lượng bao bì), chiến lược xúc tiến (tăng cường quảng cáo, chào hàng…) và có thêm sự ưu đãi về giá cả.

Tuy nhiên, dù trong trường hợp nào, Tổng công ty cũng nên coi trọng, giới thiệu quảng cáo sản phẩm để khách hàng có sự hiểu biết và nhận thức tốt về sản phẩm của mình. Đặc biệt trong cơng tác giao nhận, thanh toán, thực hiện hợp đồng… Tổng công ty ln phải tạo và nâng cao uy tín để khách hàng có lịng tin vào Tổng công ty cũng như sản phẩm cửa Tổng công ty .

3.5.6. Chiến lược sản phẩm tương thích với thị trường

Các sản phẩm nơng sản xuất khẩu của Hapro khá đa dạng về chủng loại và phong phú về chất lượng, thế nên đối với mỗi đoạn thị trường khác nhau, Tổng công ty cũng nên có sự lựa chọn các chính sách sản phẩm khác nhau cho phù hợp với nhu cầu tiêu dùng, sở thích, thị hiếu cũng như khả năng thanh toán... của khách hàng.

a. Đối với các thị trường khó tính ( như EU, Nhật, Hoa Kỳ)

Tổng cơng ty cần chú trọng nâng cao chất lượng hàng nông sản, đặc biệt là vấn đề Vệ sinh an toàn thực phẩm. Đầu tư nhiều hơn cho chiến lược chất

lượng gắn với xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm, tập trung đổi mới thiết kế nhãn mác và mẫu mã bao bì sản phẩm. Liên kết với người sản xuất nguyên liệu đăng ký xuất xứ hàng hoá, đảm bảo các chứng chỉ cần thiết khi xuất khẩu vào thị trường này.

b. Đối với các thị trường dễ tính ( châu Phi, các nước ASEAN…)

Tổng công ty nên đẩy mạnh xuất khẩu hàng nơng sản có phẩm chất trung bình song vẫn bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu của quốc gia đó. Đặc biệt, châu Phi là một thị trường rất đông dân, nghèo và nhu cầu sử dụng lương thực lớn nên cần đẩy mạnh xuất khẩu các nông sản thuộc họ ngũ cốc như: gạo, sắn, lạc…có giá trị kinh tế trung bình, giá cả phù hợp với mức sống của người tiêu dùng ở thị trường này.

3.5.7. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh:

Nguồn vốn kinh doanh thể hiện sức mạnh tài chính của tổng cơng ty. Việc huy động và sử dụng vốn hiệu quả là một yếu tố quyết định thành công của tổng công ty. Song trong thời gian qua, hoạt động này tại Tổng công ty vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn, các nguồn vốn chưa đc khai thác triệt để, sử dụng vốn cịn lãng phí, nhiều mặt hàng nơng sản đã được đầu tư khai thác nhưng hiệu quả vẫn thấp... Tất cả những điều đó đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty.

Để nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn, Tổng cơng ty có thể áp dụng một số biện pháp sau:

- Về huy động vốn: cần chú trọng tận dụng triệt để các nguồn vốn sẵn có, huy động từ các nguồn khác nhau như: tín dụng ngân hàng, tín dụng từ khách hàng, khuyến khích cán bộ cơng nhân viên tham gia mua cổ phần... Là một doanh nghiệp nhà nước, Hapro sẽ dễ dàng tìm kiếm được sự hỗ trợ từ nhà nước, sự hợp tác, ủng

hộ của các tổ chức trong và ngoài nước, thu hút đối tác đầu tư liên doanh, liên kết. Ngồi ra Tổng cơng ty có thể phát hành cổ phiếu nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi ở bên ngoài hoặc nâng mệnh giá cổ phiếu thông qua hình thức cộng cổ tức hàng năm.

- Về sử dụng vốn: Có kế hoạch sử dụng vốn một cách khoa học và rõ ràng, phân bổ nguồn vốn đầu tư cho từng bộ phận, từng hoạt động một cách hợp lý. Tích cực đầu tư vào các mặt hàng tinh chế có giá trị thương phẩm cao trên thị trường, giảm tương đối các sản phẩm xuất khẩu thơ. Cắt giảm mọi chi phí khơng cần thiết, chủ động và nghiêm túc trong hạch tốn chi phí kinh doanh tại Công ty mẹ cũng và các đơn vi thành viên, tiến hành thực hiện phương châm tiết kiệm trong mọi hoạt động của từng khâu, từng bộ phận cũng như của cả quá trình kinh doanh. Thực hiện tốt cơng tác thanh tốn với người mua dựa trên nguyên tắc: thu đủ về giá trị, nhanh về thời gian để rút ngắn quá trình thu hồi vốn, tăng nhanh tốc độ quay vòng vốn - điều này là đăc biệt quan trọng với các doanh nghiệp thương mại.

3.5.8. Nâng cao trình độ nghiệp vụ xuất khẩu của đội ngũ cán bộ, công nhân

viên thông qua đào tạo lại và đào tạo mới

Thị trường hàng nông sản thế giới rất phức tạp và đa dạng, cung cầu về hàng nông sản lại biến đổi thất thường. Hơn nữa, nền văn hoá, tập quán thương mại và ngôn ngữ giao dịch ở các thị trường khác nhau có sự khác nhau tương đối. Do vậy, đòi hỏi người làm công tác xuất nhập khẩu phải hết sức linh hoạt, tinh thông nghiệp vụ ngoại thương, giỏi ngoại ngữ và phải có những hiểu biết chuyên môn cần thiết.

Tổng Cơng ty cần có chiến lược đào tạo lại cả cán bộ quản lý và nhân viên một cách thường xun, có hệ thống về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại

ngữ... Qui mơ đào tạo và loại hình đào tạo cần được mở rộng để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của hoạt đông xuất nhập khẩu. Mặt khác, hàng năm Tổng Công ty nên tổ chức các đợt học nâng cao bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho nhân viên, các lớp đào tạo về nghiên cứu thị trường, nghiên cứu mặt hàng cũng như thường xuyên có những cuộc trao đổi, hội thảo với các chuyên gia trong nước cũng như quốc tế để tiếp thu những kinh nghiệm trong các lĩnh vực còn yếu kém. Đây là một mắt xích quan trọng trong công tác đào tạo, nếu khơng được chú ý thích đáng sẽ làm hao mịn vơ hình đội ngũ đã được đào tạo. Cần tổ chức theo các hình thức: theo chuyên đề, chương trình nâng cao, tu nghiệp ở nước ngồi... theo một chương trình kế hoạch thường niên.

Bên cạnh đó, Tổng Cơng ty cũng cần có những khuyến khích về mặt lợi ích thoả đáng cho người theo học các chương trình trên, để họ yên tâm, dốc lòng, dốc sức cho cơng việc. Qua đó, giúp cho họ hiểu rõ, nắm chắc, sâu sắc các nghiệp vụ xuất nhập khẩu khơi dậy tính tích cực sáng tạo của mỗi cán bộ công nhân viên. Đây thực sự là cách đầu tư lâu dài tạo ra động lực mạnh thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu của Tổng Công ty.

KẾT LUẬN

Những biến động phức tạp của nền kinh tế thế giới cũng như trong nước thời gian vừa qua đã mang lại khơng ít những thuận lợi và cả những thách thức mới cho hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội. Nhận thức sâu sắc được điều đó nên Hapro không ngừng tập trung hoàn thiện nghiệp vụ xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm và tìm kiếm thêm các thị trường tiềm năng mới. Với những thành tích nổi bật trong xuất khẩu nông sản, gần đây Hapro đã bước đầu giành được chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế, sánh ngang với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản hàng đầu tại Thái Lan, Campuchia, Inđônêsia... Thương hiệu Hapro đã được thừa nhận có uy tín và được đăng ký bảo hộ tại 17 quốc gia trên thế giới, nhiều tập đoàn siêu thị và khách hàng nước ngoài đang mong muốn được hợp tác, liên doanh, liên kết với Tổng công ty để khai thác tốt hơn thương hiệu Hapro trong thời gian sắp tới. Việc tổ chức quản lý theo mơ hình Cơng ty mẹ - Công ty con cũng phần nào giúp cho Tổng công ty phát huy được tối đa sức mạnh sáng tạo và độc lập của các đơn vị thành viên, qua đó tăng cường sức mạnh tổng hợp, tạo được lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu nông sản so với các doanh nghiệp nhỏ lẻ khác trong nước.

Bằng những giải pháp và kiến nghị nêu trên, em hy vọng trong các năm tới, hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng cơng ty có thể phục hồi nhanh chóng và lại tăng trưởng mạnh mẽ như khi chưa bùng phát cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Sự lớn mạnh này sẽ thực sự là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển toàn diện và lâu dài của Tổng công ty trong tương lai gần.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2004), Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

2. Bộ Ngoại giao - Học viện Quan hệ quốc tế (2005), Giáo trình kinh tế đối ngoại Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng (2002), Giáo trình Kinh doanh quốc tế, NXB Bưu điện, Hà Nơi.

4. Nguyễn Thị Hường (2003), Giáo trình Kinh doanh quốc tế II, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

5. Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (2006), Cẩm nang xuất khẩu cho doanh nghiệp

6. Vũ Hữu Tửu (2006), Giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương, NXB Giáo dục, Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội trong bối cảnh kinh tế hiện nay potx (Trang 107 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)