6. Kết cấu luận văn
1.3 Những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động giám sát các tổ chức tham gia
1.3.1 Nhân tố khách quan
1.3.1.1 Nhóm nhân tố thuộc về mơi trường vĩ mơ * Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý được hiểu là các quy định của pháp luật đối với hoạt độnggiám sát của BHTG. Mơi trường pháp lý có những ảnh hưởng mang tính quyết định đến hoạt động giám sát. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy các quốc
gia thường ban hành luật trước khi thành lập các tổ chức giám sát hoặc tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Để hoạt động giám sát đạt hiệu quả, cần có hệ thống luật đồng bộ, chặt chẽ và rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ và vai trò của tổ chức thực hiện nhiệm vụ giám sát. Cụ thể như sau:
Quy định một cách đầy đủ, rõ ràng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn trong việc giám sát. Chủ thể giám sát phải có sự độc lập trong hoạt động để không bị chịu áp lực về kinh tế, chính trị nhằm tạo điều kiện cho hoạt động
giám sát được khách quan và có khả năng thực hiện tốt các mục tiêu của
mình.
Quy định các tiêu chuẩn tối thiểu mà đối tượng giám sát phải đáp ứng. Cho phép bên chủ thể giám sát có đủ linh hoạt để ấn định các quy tắc đảm bảo an tồn theo cách bắt buộc hành chính khi cần thiết để đạt được các mục
tiêu đã định, trao quyền hạn thu thập và chứng thực thông tin một cách độc lập cho chủ thể giám sát.
Xây dựng một hệ thống hợp tác giữa cơ quan BHTG và các cơ quan
giám sát có liên quan, chia sẻ các thơng tin phù hợp giữa các cơ quan này. Sự hợp tác này cần có cơ chế bảo mật đối với các thông tin giám sát và đảm bảo rằng các thông tin này chỉ được sử dụng cho các mục đích có liên quan tới việc giám sát các tổ chức có liên quan.
Hệ thống luật cần điều chỉnh một cách đồng bộ hoạt động của hệ thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, cơ chế phối hợp của các tổ chức giám sát, cơ chế bảo vệ người tiêu dùng.
* Cơ chế phối hợp giữa các cơquan, tổ chức có liên quan
Hệ thống giám sát chịu sự tác động lớn từ các quyết định của cơ quan
quản lý nhà nước và các nhà hoạch định chính sách. Một số cơ quan quản lý
nhà nước đóng vai trị kép, vừa xây dựng chính sách, vừa thực thi chính sách
như Bộ tài chính vừa là cơ quan quản lý nhà nước đồng thời là tổ chức giám
sát, Ngân hàng nhà nước vừa là cơ quan quản lý nhà nước ngành ngân hàng đồng thời là cơquan hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ.
Tổ chức BHTG thơng thường do Chính phủ hoặc Quốc hội thành lập, thiết lập cơ chế tạo vốn và giao cho một số chức năng nhất định trong đó có
chức năng giám sát. Như vậy, tổ chức BHTG không phải là cơ quan quản lý
nhà nước. Do đó, chất lượng hoạt động giám sát của BHTG phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ giữa tổ chức BHTG và các cơ quan quản lý nhà nước. Để hoạt động giám sát của BHTG đạt hiệu quả, cần có cơ chế phối hợp rõ ràng, chặt chẽ và được luật hoá cụ thể đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Khi đó, hoạt động giámsát sẽ giúp tận dụng được các nguồn thông tin nhiều chiều để kết quả giám sát được khách quan và chính xác hơn.
* Hệ thống tài chính quốc gia
Hệ thống tài chính theo nghĩa rộng là tổng thể các yếu tố bao gồm môi
trường thực hiện, các đơn vị hạ tầng cơ sở, các trung gian tài chính, các cơng cụ tài chính và thị trường, các tổ chức giám sát và kiểm soát. Các nhân tố làm nên cấu trúc hệ thống tài chính này có mối quan hệ chặt chẽ và quyết định xu
hướng phát triển của nhau.
Theo thông lệ quốc tế, các tổ chức giám sát chủ yếu bao gồm Bộ Tài
chính, Ngân hàng Trung ương, Tổ chức Bảo hiểm tiền gửi và một số cơ quan khác như Tổ chức giám sát chuyên ngành và Uỷ ban chứng khoán.
Hệ thống giám sát hợp nhất liên quan trực tiếp đến rủi ro của toàn hệ thống, bảo vệ người gửi tiền. Để đảm bảo chất lượng hoạt động giám sát, quy trình cung cấp thơng tin, phối hợp giám sát cần được xác định với cơchế đầy đủ và rõ ràng, có tham vấn đến tính chất và trình độ phát triển của thị trường tài chính. Từ đócó chiến lược phát triển đồng bộ cả về quy mô, phương pháp,
công cụ giám sát, cách thức phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của tổ chức BHTG.
* Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập kinh tế quốc tế đem lại nhiều cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế nói chung và hệ thống tài chính – ngân hàng nói riêng. Bên cạnh những lợi ích khơng thể phủ nhận như nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn
nước ngồi, thúc đẩy q trình chuyển giao cơng nghệ, kiến thức, năng lực điều hành quản lý, hội nhập cũng đặt ra nhiều thách thức như sự cạnh tranh gay gắt, áp lực nâng cao chất lượng dịch vụ, tiềm ẩn rủi ro từ các cú sốc bên ngoài, ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng tài chính khu vực và tồn cầu. Do vậy cần tăng cường công tác giám sát các TCTD để nâng cao mức độ an toàn trong hoạt động của TCTD, tiếp cận sát với thông lệ quốc tế về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, giúp phát hiện sớm các rủi ro, phòng ngừa
và vượt qua các biến động bất thường từ bên ngoài để tiến đến một hệ thống
tài chính –ngân hàng phát triển bền vững và ổn định.
1.3.1.2 Nhóm nhân tố thuộc về các tổ chức tín dụng * Nhận thức của TCTD về lợi ích của hoạt động giám sát
Hoạt động giám sát của BHTG đối với các TCTD sẽ chỉ có kết quả tốt khi có sự phối hợp hoạt động tích cực từ cả hai phía: chủ thể giám sát và đối
tượng giám sát. Điều này có nghĩa là các TCTD khi là đối tượng giám sát của BHTG cần hiểu rõ lợi ích và tác dụng của hoạt động giám sát đem lại cho đơn
vị mình.
Hoạt động giám sát là cơ sở để giúp cho TCTD đánh giá được thực trạng hoạt động của mình, là căn cứ để điều chỉnh và xây dựng các hoạt động quản trị rủi ro, đảm bảo tính an tồn, hiệu quả trong hoạt động ngân hàng. Trên cơ sở đó, TCTD sẽ có sự hợp tác tích cực đối với các bộ phận giám sát, kiểm tra của BHTG nhằm đem lại kết quả tốt nhất. Sự hợp tác của các TCTD đối với hoạt động giám sát của BHTG được thể hiện qua việc tích cực đáp ứng các yêu cầu về thông tin, báo cáo kịp thời và đúng quy định, chấp hành đầy đủ và nghiêm túc các kiến nghị mà BHTG đưa ra.
* Hệ thống quản lý và chia sẻ thông tin của TCTD
Một trong các yếu tố tác động tích cực đến chất lượng hoạt động giám sát của BHTG đólà việc các TCTD xây dựng được hệ thống quản lý thông tin đảm bảo chất lượng và hiệu quả cho các lĩnh vực mà tổ chức đó hoạt động. Chất lượng thơng tin đầu vào này chính là cơ sở để giúp cho hoạt động giám
sát có những đánh giá ban đầu đúng đắn về hoạt động của tổ chức tham gia
BHTG. Để có nguồn thơng tin chính xác, lượng thơng tin đầy đủ, kịp thời thì tổ chức tham gia BHTG phải tuân thủ các quy định về hạch toán kế toán và
các quy định khác liên quan. Trường hợp tổ chức tham gia BHTG không đảm bảo quy định trên hoặc có sự che dấu, làm sai lệch thơng tin sẽ dẫn đến các
nguy cơlàm sai lệch báo cáo giám sát. Bên cạnh đó, số lượng thơng tin ít, cập nhật không thường xuyên cũng ảnh hưởng lớn đến việc đánh giá xu thế biến động và hoạt động của các TCTD.
Với các yêu cầu trên, hệ thống quản lý và chia sẻ thông tin của các TCTD cần được đầu tư và phát triển để không chỉ đảm bảo yêu cầu quản lý của chính tổ chức đó mà cịn để đáp ứng những yêu cầu về thông tin của cơ
quan giám sát.
* Người gửi tiền tại các TCTD
Người gửi tiền là một tác nhân tham gia vào hệ thống tài chính. Bảo vệ
người gửi tiền và duy trì niềm tin của cơng chúng vào hệ thống tài chính có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tổ chức BHTG được đánh giá là tổ chức duy nhất có nhiệm vụ bảo vệ người gửi tiền. Vì vậy, cần đảm bảo cơng chúng có được
thơng tin đầy đủ về lợi ích và hạn chế của hệ thống BHTG, quyền và lợi ích của người gửi tiền. Từ đó, người gửi tiền có thể trở thành một kênh cung cấp
thơng tin cho cơ quan BHTG trong hoạt động giám sát các tổ chức tham gia BHTG. Bên cạnh đó, việc người gửi tiền có nhận thức đầy đủ về quyền và lợi
ích của mình cũng có thể tạo ra sức ép buộc các tổ chức nhận tiền gửi phải tham gia và tuân thủ các quy định về BHTG. Hai yếu tố này góp phần nâng cao chất lượng hoạt động giám sát của tổ chức BHTG.