Năm Số cán bộ thực hiện
nhiệm vụ giám sát (ngƣời) TCTD Số Tỷ lệ trung bình số TCTD/cán bộ giám sát
2016 19 308 16,2
2017 22 225 10,2
2018 25 226 9,0
2019 26 226 8,7
Nguồn: Phòng Giám sát – Chi nhánh BHTGVN tại TP Hà Nội
Từ bảng số liệu trên có thể thấy, trong năm 2016 khi lực lượng cán bộ
còn mỏng mà số lượng TCTD lại nhiều, một cán bộ giám sát phải phụ trách khoảng 16 TCTD. Trong những năm sau đó, lực lượng cán bộ giám sát của Chi nhánh đã được tăng cường và số lượng các TCTD giảm 83 đơn vị so với
năm 2016 (do Chi nhánh bàn giao 98 QTDND cho Chi nhánh khu vực Tây
Bắc Bộ và nhận bàn giao 15 đơn vị từ Chi nhánh BHTGVN khu vực Đông Bắc Bộ và Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh), vì vậy mỗi cán bộ phụ
trách đã giảm đi dần dần. Đến năm 2019, trung bình một cán bộ phụ trách khoảng 09 TCTD. Điều này giúp giảm tải công việc cho các cán bộ, tạo điều kiện cho các cán bộ có thể quan tâm sát sao hơn đến từng TCTD, góp phần nâng cao được chất lượng kết quả giám sát.
2.3.2 Đối tượng giám sát
Hiện nay, BHTGVN đang đang tham gia giám sát từ xa tổ chức tham gia BHTG là các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân, bao gồm Ngân hàng thương mại, Ngân hàng hợp tác xã, QTDND và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các TCTD.
Điều 4, Nghị định 68/2013/NĐ-CP ngày 28/6/2013 của Chính phủ, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi, quy định, ngoại trừ Ngân hàng chính sách, thì tất cả các TCTD (bao gồm: Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Ngân
hàng 100% vốn nước ngoài, Ngân hàng Hợp tác xã, QTDND, Tổ chức tài
chính vi mơ) và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được nhận tiền gửi của cá nhân đều là đối tượng giám sát của BHTG.Trong từng thời kỳ, đối tượng, số lượng tổ chức tham gia BHTG Chi nhánh giám sát có sự biến động theo sự phân quyền của BHTGVN. Đến ngày 31/12/2019, Chi nhánh đang tham gia giám sát 226 tổ chức tham gia BHTG: Ngân hàng thương mại cổ phần 34 đơn vị chiếm 15%, QTDND 190 đơn vị chiếm 84%, 02 tổ chức tài chính vi mơ chiếm 1%. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn đối tượng là QTDND, dưới đây sẽ trình bày rõ hơn về hệ thống QTDND.
Theo Luật các tổ chức tín dụng 2010tại Khoản 6 Điều 4 thì khái niệm về QTDND như sau: “Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống”.
Hiện nay, các QTDND mới chỉ dừng lại với quy mô nhỏ. Tổng nguồn vốn huy động cho vay từ một vài tỷ đồng đến vài chục tỷ đồng, chỉ có một vài quỹ lên đến trăm tỷ đồng, nợ xấu thường rất thấp (dưới 1%). Đây là ưu điểm rất lớn so với mơ hình ngân hàng thương mại. Nhưng mơ hình sở hữu tập thể này cũng có vấn đề riêng của nó. Những thành viên không thể giám sát thường xuyên hay quá tin vào giám đốc quỹ, khiến sự lạm dụng quyền lực như quỹ Hoằng Hóa, Thanh Hóa có thể xảy ra. Việc lãnh đạo một số quỹ cố tình chiếm đoạt tài sản chung, cho vay sai nguyên tắc, lập chứng từ khống, hoặc không chịu trả tiền gửi cho người dân khiến quỹ bị thua lỗ không phải mới xảy ra lần đầu. Mà những người gửi tiền tại những Quỹ này đều là những người dân nghèo, những hộ dân nhỏ lẻ, có mức thu nhập thấp. Đối với họ những khoản tiền gửi nàylà các khoản tiết kiệm, là vốn lũy cả đời. Vì vậy, khi xảy ra những việc như vậy, họ sẽ bị mất tiền bạc, sẽ bị mất lòng tin vào hệ thống ngân hàng. Do vậy, cần phải có một tổ chức để bảo vệ người dân, mang lại niềm tin và bảo hiểm cho các QTDND.
Hoạt động giám sát được coi là một kênh phát hiện sớm những rủi ro tiềm ẩn, từ đó đưa ra các cảnh báo và đề xuất biện pháp giúp các TCTD khắc phục, phòng ngừa.
Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế nói chung, các TCTD tham gia BHTG ngày càng lớn mạnh, hoạt động phức tạp hơn và rủi ro ngày càng lớn hơn địi hỏi hoạt động BHTG nói chung và hoạt động giám sát nói riêng phải có những thay đổi phù hợp đề thực hiện tốt nhiệm vụ
của mình. Đối tượng giám sát của Chi nhánh gồm hai nhóm: nhóm các ngân hàng thương mại và nhóm hệ thống QTDND, tổ chức tài chính vi mơ.
Bảng 2-2. Số lƣợng TCTD đƣợc Chi nhánh giám sát
Năm hàng thƣơng mạiSố lƣợng Ngân chức tài chính vi Số lƣợng tổ
mô Số lƣợng QTDND Tổng số 2016 33 02 273 308 2017 34 02 189 225 2018 34 02 190 226 2019 34 02 190 226
Nguồn: Báo cáo giám sát năm 2016-2019 của Chi nhánh
Qua bảng 2-3 cho thấy: Năm 2017 số lượng TCTD trên địa bàn giảm 83
đơn vị so với năm 2016 (do Chi nhánh bàn giao 98 QTDND cho Chi nhánh BHTGVN khu vực Tây Bắc Bộ và nhận bàn giao 15 đơn vị từ Chi nhánh
BHTGVN khu vực Đông Bắc Bộ và Chi nhánh BHTGVN tại thành phố Hồ
Chí Minh). Qua nghiệp vụ giám sát của mình, Chi nhánh đã thực hiện theo dõi, đánh giá hoạt động của các TCTD trên địa bàn nhằm phát hiện các TCTD có vi phạm. Từ đó, Chi nhánh đã tiến hành thủ tục cảnh báo với những đơn vị
này. Thông qua công tác cảnh báo đã chỉ cho các TCTD thấy rõ những vi phạm phát sinh, những ảnh hưởng đến uy tín, sự an tồn, lành mạnh trong hoạt động, giúp các TCTD nhìn nhận một cách khách quan những yếu kém, tồn tại và sớm có biện pháp khắc phục, chỉnh sửa để phát triển tốt hơn.
2.3.3. Tổ chức thực hiện giám sát
2.3.3.1 Quy trình giám sát các Quỹ tín dụng nhân dân tại Chi nhánh Hà Nội
Để thực hiện thống nhất quy trình hoạt động nghiệp vụ giám sát từ xa giữa Trụ sở chính và các Chi nhánh trong hệ thống, BHTGVN đã xây dựng quy trình giám sát để phối hợp, triển khai trong hoạt động giữa Trụ sở chính
Hình 2-2. Quy trình giám sát các QTDND
Thơng tin đầu vào
Chi nhánh
Phân tích, kiểm tra
TSC Rà sốt Tổng hợp phân tích báo cáo - Ban Lãnh đạo - Phản hồi chi nhánh
Báo cáo kết quả phân tích kiểm tra Yêu cầu
chi nhánh
sửa, bổ
sung
Trụ sở chính
Đối với Chi nhánh, theo Quyết định số 629/QĐ-BHTG112 ngày
31/12/2010 của Tổng Giám đốc BHTGVN về việc “Hướng dẫn thực hiện Quy chế giám sát từ xa đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tín dụng phi ngân hàng”.
Quy trình triển khai giám sát tại chi nhánh được thực hiện theo các bước như sơ đồ dưới đây:
Hình 2-3. Quy trình giám sát tại Chi nhánh
Bước 1: Thu thập, xử lý thông tin đầu vào
Để phục vụ cho hoạt động giám sát thì nguồn thơng tin chủ yếu được cung cấp từ các tổ chức tham gia BHTG. Đây là nguồn số liệu chính thức, định kỳ phục vụ cho hoạt động giám sát, bước này thực hiện các công việc bao gồm:
- Thu thập dữ liệu từ chương trình tiếp nhận và quản lý khách hàng sau khi đã kiểm tra nghiệp vụ và lưu chính thức.
- Rà sốt, tham khảo thơng tin từ các nguồn khác liên quan đến hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG.
Q trình thu nhận thơng tin đầu vào được tiến hành như sau: Thu thập xử lý thông tin đầu vào Phân tích đánh giá, xác định rủi ro, phát hiện vi phạm Lập báo cáo kết quả giám sát Xử lý kết quả giám sát
Hình 2-4. Các bƣớc tiếp nhận báo cáo từ các tổ chức tham gia BHTG
Bước tiếp nhận báo cáo: Chi nhánh có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ và nhắc nhở các tổ chức tham gia BHTG gửi báo cáo đầy đủ, đúng hạn. Do mức độ áp dụng công nghệ thông tin ở các TCTD khác nhau nên hiện nay, chủ yếu các NHTM, TCTD phi ngân hàng là cung cấp cho Chi nhánh các báo cáo bằng file điện tử, còn lại đa số các QTDND - số lượng khách hàng chủ yếu của Chi nhánh (chiếm 88,6%), tuy nhiên còn một số QTDND ở xa trung tâm vẫn gửi báo cáo bằng văn bản. Do vậy, đối với một số QTDND ở xa
trung tâm, Chi nhánh vẫn thực hiện việc nhập số liệu vào phần mềm giám sát từ các báo cáo bằng văn bản.
Bước kiểm tra báo cáo: bao gồm việc kiểm tra tự động và kiểm tra nghiệp vụ: Sau khi tiếp nhận nguồn thông tin từ các báo cáo do tổ chức tham gia BHTG cung cấp, cán bộ giám sát tiến hành kiểm tra tự động theo chương trình phần mềm DIVAS. Song song với kiểm tra tự động, cán bộ giám sát sẽ kiểm tra nghiệp vụ về số liệu thơng tin báo cáo về tính chính xác, hợp lý của nội dung báo cáo, về số lượng và thời hạn nộp…
Bước đôn đốc nhắc nhở: việc kiểm tra định kỳ 1 ngày/lần để rà soát các báo cáo xem đã đúng về mã và cấu trúc file hay chưa.
Tiếp nhận thông tin báo cáo từ các tổ chức tham gia BHTG
Thông báo, yêu cầu tổ chức tham gia BHTG cung cấp lại thông tin
Kiểm tra tự động Kiểm tra nghiệp vụ Cập nhật dữ liệu vào Kho dữ liệu Thông
tin báo cáo
Đúng Đúng Đúng
Phòng Giám sát tại Trụ sở chính và các chi nhánh khu vực chịu trách nhiệm thơng báo, nhắc nhở và tra sốt các tổ chức tham gia BHTG về thời hạn nộp, nội dung báo cáo trong vòng 20 ngày kể từ ngày hết hạn nộp báo cáo qua các hình thức: điện thoại, email và văn bản.
Bước cập nhật dữ liệu: Phịng giám sát tại Trụ sở chính cùng với các chi nhánh trong khu vực sẽ chịu trách nhiệm cập nhật thông tin, báo cáo vào kho
dữ liệu chính thức.
Bước 2: Phân tích, đánh giá, xác định rủi ro, phát hiện vi phạm
Trên cơ sở thông tin nhận được từ các tổ chức tham gia BHTG, cán bộ giám sát sẽ theo dõi tình hình hoạt động, phân tích, xác định rủi ro, phát hiện vi phạm, đánh giá đối với hệ thống và từng đơn vị riêng lẻ trên cơ sở nội dung, phương pháp giám sát.
Bước 3: Lập báo cáo kết quả giám sát
- Báo cáo định kỳ: sau khi hoàn thành kết quả giám sát, Chi nhánh sẽ lập báo cáo giám sát theo định kỳ gửi BHTGVN. Báo cáo định kỳ Tháng gửi trước ngày 22 tháng tiếp theo, Báo cáo định kỳ Quý gửi trước ngày 05 tháng thứ 2 quý tiếp theo.
- Báo cáo đột xuất: được lập và gửi theo yêu cầu, gồm những nội dung: + Trên cơ sở thông tin do tổ chức tham gia BHTG cung cấp theo quy định hiện hành về thông tin báo cáo và các thông tin liên quan khác do BHTGVN thu thập, Chi nhánh tóm tắt diễn biến các sự kiện và phân tích, đánh giá ảnh hưởng của những sự kiện tới thu nhập, uy tín và vốn của tổ chức tham gia BHTG, đồng thời báo cáo về tình hình hoạt động của tổ chức tham gia BHTG ít nhất trong 3 Quý liên tiếp trước khi xảy ra sự việc.
+ Thời hạn: Chi nhánh hoàn thành báo cáo chậm nhất 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các thông tin.
Bước 4: Xử lý kết quả giám sát.
Trên cơ sở kết quả ở Bước 3, phịng Giám sát tại Trụ sở chính và Chi nhánh theo phân cấp quản lý thực hiện:
- Cảnh báo đối với các tổ chức được phân loại ở mức 3 (Theo tiêu chuẩn phân loại ở Bảng 2-1).
- Gửi thông báo, cảnh báo, kiến nghị, đề xuất tới cơ quan quản lý Nhà nước liên quan, phối hợp áp dụng biện pháp xử lý đối với các tổ chức được phân loại ở mức 4, mức 5, đồng thời gửi thông báo, cảnh báo tới các đơn vị vi phạm.
- Theo dõi trong các kỳ giám sát tiếp theo hoặc làm việc trực tiếp với đơn vị để xác minh bản chất, nguyên nhân và cập nhật hệ thống thông tin báo cáo nếu cần thiết.
Bảng 2-3. Tiêu chuẩn phân loại các tổ chức tham gia BHTG
Mức Phân loại Tiêu chuẩn
1 Rất lành mạnh Không vi phạm các chỉ tiêu được quy định tại (Phụ lục III) và chỉ có dư nợ Nhóm 1
2 Cơ bản lành mạnh
Không vi phạm các chỉ tiêu được quy định tại (Phụ lục III) và nợ Nhóm 2 so với tổng dư nợ <
5%
3 Một số vi phạm
cần chú ý
Vi phạm một trong những chỉ tiêu được quy định tại Phụ lục III (trừ chỉ tiêu ở cột 11).
4 Vi phạm ở mức
nghiêm trọng
- Vi phạm nhưng chưa tới mức đặt vào tình trạng kiểm sốt đặc biệt.
- Những vi phạm thuộc về đạo đức mà những người lãnh đạo đơn vị có liên quan hoặc những vi phạm mà BHTGVN phát hiện ra.
5
Vi phạm ở mức đặc biệt nghiêm
trọng
Đã có quyết định của NHNN đặt tổ chức vào
tình trạng kiểm sốt đặc biệt; có nguy cơ giải thể, phá sản.
2.3.3.2 Giám sát các nội dung theo quy định
a) Giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHTG
Thứ nhất: Giám sát hồ sơ tham gia BHTG và tình hình thực hiện chế độ
Trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019, Chi nhánh tiếp nhận các nguồn thông tin đầu vào như sau:
- Hồ sơ pháp lý: Gửi khi tổ chức mới tham gia BHTG và khi có thay đổi. - Báo cáo theo yêu cầu của BHTGVN: Báo cáo về tình hình hoạt động của đơn vị, thường được gửi định kỳ theo năm.
- Báo cáo quản trị, điều hành: báo cáo định kỳ hàng năm. - Báo cáo đột xuất: Gửi khi có sự kiện đột xuất.
- Báo cáo tài chính: Bảng cân đối tài khoản kế tốn cấp 3 theo định kỳ
tháng/quý/năm.
- Báo cáo thống kê: Theo quy định của NHNN về việc ban hành chế độ
báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc NHNN và các TCTD. - Bảng kê số dư tiền gửi thuộc đối tượng được bảo hiểm: Để làm cơ sở
giám sát và tính phí (theo định kỳ quý, 6 tháng hoặc cả năm).
Khi giám sát tình hình thực hiện thông tin báo cáo của các TCTD, Chi nhánh đánh giá tình hình chấp hành các quy định về thông tin báo cáo của từng tổ chức tham gia BHTG theo các tiêu chí về tính đầy đủ (số lần nộp thiếu báo cáo); tính kịp thời (số lần nộp không đúng thời hạn quy định) và tính chính xác (số lần sai sót) của các loại báo cáo như báo cáo tài chính, báo cáo thống kê và các loại báo cáo khác theo yêu cầu của BHTGVN.
Công tác nhận số liệu trực tiếp từ tổ chức tham gia BHTG đã giúp Chi nhánh chủ động trong vấn đề tiếp nhận và xử lý nguồn thơng tin của mình, cập nhật được các dữ liệu thông tin và chủ động kiểm tra tính chính xác của thơng tin. Tuy nhiên, do hạn chế của các QTDND là kỹ thuật còn thiếu thốn và lạc hậu nên có khơng ít khó khăn cho Chi nhánh trong việc tiếp cận thông tin báo cáo.
Cụ thể tình hình tiếp nhận thơng tin báo cáo của các TCTD ở Chi nhánh từ năm 2016 đến năm 2019 như sau:
- Đối với các NHTM: Các đơn vị đã cơ bản chấp hành đúng chế độ
cân đối kế toán và báo cáo các chỉ tiêu thống kê theo quy định qua đường