Phương hướng kinh doanh

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ QUAN hệ KHÁCH HÀNG tại KHÁCH sạn MƢỜNG THANH GRAND hà nội (Trang 89 - 91)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.2.Phương hướng kinh doanh

3.1. Mục tiêu và phương hướng kinh doanh của khách sạn Mường Thanh Grand Hà

3.1.2.Phương hướng kinh doanh

Khách sạn Mường Thanh Grand Hà Nội là khách sạn có nhiều lợi thế bởi là khách sạn nằm trong chuỗi khách sạn của tập đoàn Mường Thanh với sự phổ biến trên các tỉnh thành Việt Nam. Mặt khác, khách sạn có một đội ngũ nhân viên có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, ham học hỏi và thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao tay nghề. Cùng với điểm mạnh đó khách sạn cịn có một hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật khang trang, hiện đại, đạt tiêu chuẩn 4 sao và thường xuyên được đầu tư nâng cấp. Với năng lực hiện tại, Khách sạn Mường Thanh Grand Hà Nội hồn tồn có thể đưa ra phương hướng phát triển :

- Chỉ đạo thường xuyên công tác thị trường, có biện pháp cụ thể về giá, khuyến mại, tiếp thị, quảng cáo, chú trọng các thị trường truyền thống trong nước và quốc tế, đồng thời tích cực mở rộng thêm thị trường mới.

- Tập trung mọi biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm về trang thiết bị và đội ngũ cán bộ nhân viên phục vụ bằng các biện pháp cụ thể, đầu tư hợp lý, tham quan học tập trong và ngoài nước, đào tạo tại chỗ đội ngũ cán bộ công nhân viên, đảm bảo trình độ chun mơn giỏi và phong cách phục vụ mới. Tập trung đổi mới trang thiết bị và cải tạo khách sạn đúng với tầm cỡ 4 sao.

- Thu hút được thêm nhiều KH mới và tăng tỷ lệ KH thường xuyên, trung thành.

- Trở thành khách sạn ưa thích của khách Nhật Bản khi đặt chân tới Việt Nam. Tiếp tục đầu tư cải thiện hình ảnh văn hóa Nhật Bản tại khách sạn.

- Trở thành điểm hẹn, cầu nối văn hóa Nhật – Việt giữa hai nước, là khách sạn mang đậm hình ảnh “Xứ sở hoa anh đào” giữa lòng Hà Nội.

- Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ: Mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ ăn uống, lưu trú, ứng dụng công nghệ thông tin và hoạt động kinh doanh của khách sạn, hình thành hoạt động kinh doanh hồn chỉnh, tạo đà cho khách sạn phát triển bền vững trong những năm tiếp theo.

- Đẩy mạng các phong trào thi đua xây dựng đơn vị, tổ chức giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ cơng nhân viên, phát huy sức mạnh của các tổ chức đoàn thể, động viên cán bộ công nhân viên học tập chun mơn, ngoại ngữ, lao động giỏi để hồn thành nhiệm vụ được giao.

- Chỉ đạo thường xuyên, chặt chẽ công tác thị trường, các biện pháp về giá, khuyến mại, tiếp thị và quảng cáo. Chú trọng các thị trường truyền thống, đồng thời tích cực mở rộng thị trường mới.

- Lãnh đạo cơng tác an ninh, chính trị, trật tự an toàn, xây dựng lực lượng tự vệ làm nòng cốt của lực lượng an ninh, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên ngành để ngăn ngừa các hoạt động tiêu cực. Kiên quyết chống và xử lý nghiêm trọng biểu hiện tiêu cực, tự do, vô kỷ luật và thiếu xây dựng nội bộ.

Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh Covid vẫn chưa thể kiểm soát như hiện tại, việc xác định phương hướng kinh doanh của Khách sạn Mường Thanh Grand Hà Nội bị ảnh hưởng rất lớn. Phương hướng kinh doanh chung tạm dừng, một số phương hướng liên quan đến mở rộng thị trường, tập trung nhiều vào khách du lịch quốc tế, cũng như các phương hướng liên quan đến KH chủ chốt Nhật Bản, sẽ đẩy mục tiêu này qua năm 2021, đồng thời bổ sung các phương hướng sau:

- Thực hiện nghiêm ngặt các quy định củ chính phủ về quy chuẩn vệ sinh phòng ốc khách sạn, nhà hàng, spa, gym để tránh việc dịch Covid-19 bùng phát khi du lịch trở lại bình thường.

- Đặt sự an toàn của KH lên cao, tập trung vào các biện pháp bảo vệ sức khỏe và an toàn cho KH, xây dựng kế hoạch sẵn sàng cho trường hợp nếu có khách và nhân viên lây nhiễm Covid-19.

3.2. Quan điểm hoàn thiện quản trị quan hệ khách hàng của khách sạn Mƣờng Thanh Grand Hà Nội

Một phần của tài liệu QUẢN TRỊ QUAN hệ KHÁCH HÀNG tại KHÁCH sạn MƢỜNG THANH GRAND hà nội (Trang 89 - 91)