QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VẬT TƯ:

Một phần của tài liệu Biện pháp thi công đường thống nhất TPVT (Trang 138 - 150)

1/ Bảng danh mục vật tư, vật liệu thiết bị đưa vào gói thầu: (đính kèm theo) 2/ Các quy trình kiểm tra chất lượng vật tư, tiếp nhận, lưu kho, bảo quản: + Khi giao vật liệu đến công trường:

Các vật liệu sử dụng cho cơng trình khi giao về cơng trường phải thực hiện như sau: - Trình mẫu và được Bên A chấp thuận. Mẫu vật liệu phải đáp ứng các yêu cầu trong Điều kiện kỹ thuật, các qui phạm xây dựng. Các lý lịch sản xuất, gia công, xuất xưởng, các kết quả thử nghiệm liên quan đến vật liệu cũng phải được trình nộp đồng thời khi hàng giao đến công trường.

- Cung cấp vật liệu theo đúng mẫu được đã Bên A duyệt. Các lý lịch sản xuất, gia công, xuất xưởng, các kết quả thử nghiệm liên quan đến vật liệu cũng phải được trình nộp đồng thời khi hàng giao đến cơng trường.

- Bên giao, nhận vật tư giữa các bộ phận trong Công ty phải thực hiện các thủ tục giao nhận, các biên bản lưu giữ trong đó thể hiện rõ số lượng, chất lượng, phương tiện vận chuyển, thời gian giao nhận ...

+ Bảo quản vật liệu tại công trường

- Vật liệu phải bảo quản đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, đúng yêu cầu về kho, bãi, về cách đóng, mở gói, chuyên chở ...

+ Khi sử dụng vật liệu cho các công tác thi công.

- Kiểm tra trước khi sử dụng xem chất lượng vật liệu đó có cịn đáp ứng đúng u cầu khơng ( Ví dụ : xi măng khơng vón cục, gạch khơng mục , sắt khơng q rỉ sét, kích cỡ gạch ốp lát khơng được sai lệch quá độ cho phép ... )

- Vệ sinh vật liệu trước khi sử dụng ( Ví dụ như sàng cát lại trước khi tơ. ) + Chất lượng thi công

Mỗi cấu kiện, mỗi thành phần công tác phải được giám sát A, đại diện Ban Quản lý nghiệm thu như nghiệm thu công tác nền, công tác cốp pha, công tác cốt thép ... Khi nghiệm thu chúng tơi sẽ trình đầy đủ bản vẽ hồn cơng, các chứng chỉ vật liệu liên quan và lập đầy đủ các biên bản nghiệm thu công việc

Để quản lý chặt chẽ chất lượng từng bộ phận kết cấu cơng trình, Cơng ty chúng tơi đã và sẽ thực hiện biện pháp sau :

- Các bộ phận kỹ thuật, dưới sự chỉ đạo của chỉ huy trưởng công trường, phải tuyệt đối tuân thủ các điều kiện kỹ thuật qui định cho cơng trình, các qui trình, qui phạm đề ra và các yêu cầu của thiết kế. Tổ chức thi cơng trên cơng trường bố trí thật hợp lý để đạt chất lượng cao nhất.

+ Máy móc thi cơng

Máy móc sử dụng được tận dụng tối đa cơng năng để phục vụ thi công nhằm tăng cường thêm tính nhanh chóng, chính xác .

Các cơng tác có tính chất riêng riêng biệt sẽ được dùng những loại máy móc phù hợp. Cụ thể như sau :

a- Các loại máy trắc đạc có độ chính xác cao sẽ được sử dụng để kiểm tra, định vị tim, cốt ...

b- Các loại máy phục vụ công tác đất: xe tải vận chuyển ... sẽ được bố trí đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng

c- Các loại máy phục vụ công tác trộn bê tơng, đầm bê tơng ... được bố trí đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng

d- Các loại máy văn phịng như máy vi tính, điện thoại ... cũng được trang bị bảo đảm việc thông tin, soạn thảo được tiến hành nhanh, gọn.

Vấn đề chất lượng cơng trình ln ln được chúng tơi quan tâm hàng đầu và có những chiến lược, kế hoạch cụ thể nhằm đạt được mục tiêu đó. Các biện pháp quản lý chất lượng mà chúng tôi đã lập ở trên sẽ được đội ngũ cán bộ, nhân viên, công nhân thi công trực tiếp ở công trường thực hiện triệt để và bổ xung những điểm cần thiết sao cho cơng trình này và những cơng trình tiếp theo của chúng tôi luôn luôn được đánh giá là những cơng trình chất lượng cao.

3/ Giải pháp xử lý vật tư, vật liệu và thiết bị phát hiện không phù hợp với yêu cầu của gói thầu:

Tất cả các vật tư, vật liệu thiết bị trước khi đưa vào cơng trường đều phải qua kiểm tra, thí nghiệm, trình mẫu cho Chủ đầu tư xem xét, sau khi có kết quả chính thức mới được đưa vào sử dụng.

Trường hợp phát hiện các loại vật tư, vật liệu thiết bị không đúng chủng loại, khơng phù hợp với gói thầu, Nhà thầu kiên quyết khơng được nhận hàng chuyển vào kho, trả hàng về cho nhà cung cấp sản xuất.

Trong trường hợp đặc biệt có thể mời TVGS, CĐT cùng hội thảo cách xử lý kiên quyết. III/ Biện pháp bảo đảm chất lượng trong thi cơng nền đường, mặt đường, bó vỉa, vỉa hè, giải phân cách, hệ thống thốt nước và an tồn giao thơng:

1. Hệ thống tổ chức kiểm tra chất lượng KCS:

- Nhà thầu sẽ tiến hành lập hệ thống quản lý chất lượng cho từng dự án theo các yêu cầu của hợp đồng và chính sách về chất lượng của mình.

- Bố trí nhân sự từ Ban điều hành cơng trường, chỉ huy đơn vị thi công đến các khối cán bộ kỹ thuật, Tổ khảo sát đã trải qua thi cơng nhiều cơng trình, có bề dày kinh nghiệm trong tổ chức, điều hành, quản lý chất lượng thi công.

2/ Biện pháp đảm bảo chất lượng thi cơng các hạng mục cơng trình của Nhà thầu: Nhà thầu chúng tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Từ mục đích, yêu cầu của việc nâng cao chất lượng sản phẩm và các cam kết về đảm bảo chất lượng với Chủ đầu tư, Nhà thầu sẽ thiết lập một hệ thống quản lý chất lượng chặt chẽ.

2.1/ Phạm vi thực hiện hệ thống quản lý chất lượng:

bảo chất lượng có liên quan đến q trình thi cơng các hạng mục bao gồm: Từ chất lượng các loại vật liệu: xi măng, cát, đá, sắt thép, nhựa...đưa vào sử dụng đến các bán thành phẩm: cấu kiện bê tông đúc sẵn và cuối là các sản phẩm xây dựng.

2.2/ Thực hiện hệ thống quan lý vá quá trình phê chuẩn: 2.2.1/ Thưc hiện hệ thống:

Trong vòng 20 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, chỉ huy trưởng sẽ thống nhất và thông báo kế hoạch về biện pháp đảm bảo chất lượng sản phẩm sau khi đã được Chủ đầu tư nhất trí. Sau đó mọi cán bộ, nhân viên, công nhân sẽ được giới thiệu về các yêu cầu và phạm vi áp dụng. Kế hoạch kiểm soát chất lượng được kiểm tra, đánh giá, bàn bạc thường xuyên trong các buồi giao ban nhằm nâng cao và xác nhận tính chính xác trong quá trình thực hiện biện pháp đảm bảo chất lượng gắn với biện pháp thi công đang áp dụng.

2.2.2/ Kế hoạch quản lý chất lượng:

- Chất lượng xây dựng cơng trình được hình thành trong mọi giai đoạn trước khi thi công (lập kế hoạch, tiến độ, thiết kế biện pháp, gia công chế tạo, chi tiết xây dựng và vận chuyển tới hiện trường), giai đoạn xây dựng và sau xây dựng (nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng).

- Quản lý chất lượng là tiến trình thiết lập, đảm bảo duy trì mức độ kỹ thuật cần thiết trong gia công lắp dựng và đưa vào sử dụng. Quá trình này được thực hiện bằng cách kiểm tra, thanh tra giám sát thi công theo đúng bản vẽ, thực hiện đúng các quy trình, tiêu chuẩn, thơng số và các tác động ảnh hưởng tới chất lượng cơng trình, tiến hành nghiệm thu đầu vào, từng phần, từng công đoạn cho từng hạng mục cơng trình.

- Kiểm tra giám sát chất lượng vật liệu, công tác thi công xây lắp được thực hiện trên hiện trường và trong phịng thí nghiệm qua dụng cụ quan trắc và thiết bị thí nghiệm để đánh giá chất lượng vật liệu.

- Nhà thầu kiểm tra kỹ thuật chất lượng cơng trình để thực hiện các công tác quản lý các phần việc xây lắp cùng với chủ đầu tư, đơn vị thiết kế để thực hiện, tổ chức giám sát việc lập hồ sơ nghiệm thu kiểm tra chất lượng của từng công việc cụ thể.

- Nhà thầu nhận thức rõ để việc thi cơng cơng trình đạt chất lượng cao ngồi việc tn thủ các quy phạm kỹ thuật trong xây dựng, địi hỏi phải có biện pháp thi cơng hợp lý, có độ chính xác cao ở từng chi tiết cấu kiện và tổng thể cơng trình.

- Cán bộ công nhân viên tham gia thi công cơng trình thực hiện nghiêm ngặt nội quy, quy định của công ty nhất là an tồn lao động, phịng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường.

2.3/ Tổ chức và nghĩa vụ: 2.31./ Sơ đồ tổ chức:

Nhà thầu sẽ thành lập một hệ thống kiểm tra chất lượng trực thuộc Công ty từ cấp Công ty đến Ban điều hành thi công tại các công trường và Đội sản xuất. Thực hiện chế độ phân công quản lý, chỉ đạo xuyên suốt từ trên xuống dưới (hướng dẫn thực hiện, chế độ báo cáo...).

Mọi cán bộ, nhân viên, công nhân đều được quy định rõ trách nhiệm, phạm vi, quyền hạn trong hệ thống quản lý chất lượng. Quy định rõ hình thức xử lý (khi khơng hồn chức trách, nhiệm vụ được giao).

2.4/ Đảm bảo chất lượng, trình tự thủ tục kiểm soát chất lượng:

Nhà thầu sẽ tuân thủ thực hiện đúng các thủ tục dưới đây và đảm bảo rằng các thủ tục được thực hiện một cách nghiêm túc.

2.4.1/ Xem xét, ký kết hợp đồng cung ứng vật tư, vật liệu:

- Khái quát: Nhà thầu sẽ xem xét, ký kết hợp đồng cung ứng vầt tư, vật liệu theo các trình tự thủ tục quy định đảm bảo rằng tất cả các vật tư, vật liệu sử dụng cho cơng trình sẽ tuân thủ các yêu cầu quy định của Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát.

- Lựa chọn các Nhà cung cấp: Nhà thầu sẽ lựa chọn những Nhà cung cấp có khả năng cung ứng vật tư, vật liệu đảm bảo yêu cầu: Các thông số kỹ thuật của sản phẩm theo yêu cầu của chủ đầu tư, đảm bảo cung ứng đủ theo yêu cầu về số lượng và tiến độ thi công.

- Vật tư, vật liêụ: Nhà thầu sẽ ký kết hợp đồng cung ứng vầt tư khi vật tư, vật liệu đáp ứng các yêu cầu theo Tiêu chuẩn kỹ thuật, công tác vận chuyển đến hiện trường xây lắp kịp thời, an toàn và hiêụ quả. Hợp đồng cung ứng vật tư quy định rõ quy cách chất lượng, số lượng vật tư. Các yêu cầu, kế hoạch kiểm soát chất lượng của Nhà thầu sẽ là phần không thể tách rời của thoả thuận hợp đồng.

2.4.2/ Tiếp nhận vật liệu và trình tự lưu kho:

- Khái quát: Tất cả các loại vật liệu khi chuyển đến công trường và trước khi đưa vào cơng trình đều được đánh giá một cách chính xác chất lượng. Chất lượng vật liệu được xác định bằng cách kiểm tra, thí nghiệm để đảm bảo rằng chỉ có những vật tư, vật liệu đảm bảo yêu cầu kỹ thuật mới được đưa vào sử dụng. Các tiêu chuẩn thí nghiệm được xác định rõ thơng qua thí nghiệm, kiểm định, xác nhận của Nhà sản xuất. Mỗi loại vật tư sẽ được lưu kho, vận chuyển sử dụng...theo đúng chỉ dẫn của Nhà sản xuất. Từng thành viên giám sát của Nhà thầu sẽ phải chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng của các loại vật liệu mà mình đảm nhiệm quản lý, kiểm tra. Các bộ phận phụ trách quản lý chất lượng thi công sẽ lưu giữ tất cả các mẫu được phê chuẩn và giấy chứng nhận để dễ dàng tham khảo và xác minh các tiêu chuẩn vật liệu.

- Giám định chất lượng vật liệu:

+ Tất cả các loại vật liệu được đưa đến công trường đều được giám định để bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng. Nhà thầu sẽ tiến hành ghi chép, lưu giữ lại các kết quả thí nghiệm.

+ Tiến hành lấy mẫu thí nghiệm theo tiêu chuẩn kỹ thuật. Khi có u cầu của (Chủ đầu tư, Tư vấn giám sát) thì sẽ lựa chọn phịng thí nghiệm độc lập cho các vật liệu tương ứng. Kỹ sư quản lý kỹ thuật chất lượng sẽ cùng Tư vấn giám sát theo dõi thí nghiệm để đảm bảo việc thí nghiệm tuân theo các yêu cầu kỹ thuật và xác nhận rằng các kết quả thí nghiệm là thống nhất. Thiết bị thí nghiệm sử dụng trên cơng trường đảm bảo đúng chủng loại quy định và được điều chỉnh, kiểm tra thường xuyên để đảm bảo thí nghiệm liên tục. Thiết bị thí nghiệm được Tư vấn giám sát đưa vào nghiệm thu trước khi sử dụng.

Trình tự giám sát và thí nghiệm theo chỉ dẫn của Tư vấn giám sát, sử dụng các hướng dẫn kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật để phân cơng nhiệm vụ thí nghiệm cho các nhân viên thực hiện. Giới thiệu về các cơng việc giám sát thí nghiệm trong từng giai đoạn để đảm bảo chất lượng sản phẩm cuối cùng.

2.4.4/ Lưu giữ và vận chuyển vật liệu:

Tất cả các loại vật liệu bao gồm cấu kiện đúc sẵn, thép, xi măng, nhiên liệu, nhựa... được vận chuyển theo phương thức hợp lý (chỉ dẫn của Nhà sãn xuất) để tránh hư hỏng, giảm chất lượng vật liệu. Quy định khu vực lưu kho hợp lý phù hợp với tính chất của vật liệu và tiến độ thực tế trên công trường.

2.4.5/ Chuẩn bị thi công:

- Đơn vị thi cơng tiến hành đo đạc xác định vị trí tim, trục, mốc của cơng trình trên mặt bằng thi cơng nhằm tránh sai sót vị trí kích thước bộ phận cơng trình trong thi cơng.

- Lập biện pháp thi cơng chi tiết từng hạng mục cơng trình, trình Tư vấn giám sát trước khi thi cơng. Khi có thay đổi thiết kế hoặc cần thiết thực hiện biện pháp thi cơng thay thế thì sẽ trình Tư vấn giám sát phê duyệt. Hạng mục cơng trình chỉ có thể khởi cơng khi biện pháp thi cơng lập ra được sự nhất trí của Tư vấn giám sát.

2.4.6/ Thi công:

- Thi công đúng theo biện pháp thi công chi tiết được vấn giám sát phê duyệt.

- Cán bộ kỹ thuật được phân công hướng dẫn, giám sát chất lượng thi công sẽ thực hiện việc giám sát chặt chẽ các công tác thi công theo đúng quy trình kỹ thuật.

- Thường xuyên thực hiện kiểm tra thí nghiệm chất lượng kỹ thuật thi công của từng hạng mục theo đúng quy định như: Xác định độ chặt vật liệu khi lu lèn, kiểm tra cao độ, tim mốc, kích thước các bộ phận cơng trình, lấy mẫu thí nghiệm xác định chỉ số kỹ thuật của bê tơng.

- Trong q trình thi cơng và nghiệm thu các hạng mục công việc tuân theo đúng các quy trình quy phạm hiện hành. Nghiệm thu xong bước trước mới làm bước sau.

- Nghiệm thu đến đâu có hồn cơng ngay đến đó, làm đầy đủ các văn bản nghiệm thu theo hướng dẫn của Tư vấn giám sát đối với từng hạng mục cơng trình.

2.4.7/ Cơng tác kiểm tra chất lượng riêng từng hạng mục cơng trình:

Cơng tác kiểm tra chất lượng từng hạng mục cơng trình đã được Nhà thầu trình bày rõ ràng, đầy đủ sau mỗi giải pháp thi cơng các hạng mục: Nền đường, móng đường, mặt đường, hệ thống thốt nước, thi cơng các cơng trình trên tuyến, hệ thống an tồn giao thơng...

3/ Quản lý chất lượng cho từng công việc thi công 3.1/ Hệ thống tiêu chuẩn xây dựng:

Một trong những phương tiện để giám sát chất lượng là hệ thống các tiêu chuẩn, quy phạm thiết kế, thi công, kiểm tra và nghiệm thu cơng trình xây dựng.

Các quy trình, quy phạm chính áp dụng cho thi cơng và nghiệm thu cơng trình:

- QCVN 07:2016/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các cơng trình hạ tầng kỹ thuật đơ thị.

- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số liệu điều kiện tự nhiên dùng rong xây dựng QCVN

Một phần của tài liệu Biện pháp thi công đường thống nhất TPVT (Trang 138 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)