1/ Xác định nguyên nhân gây ra đám cháy:
Những yếu tố cần thiết và những điều kiện cần cho sự cháy đã phần nào xác định được nguyên nhân của hiện tượng cháy. Nguyên nhân gây ra các đám cháy có thể do vi phạm qui định an tồn về phịng cháy trong các khâu thiết kế, lắp đặt, vận hành, sử dụng các thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ, các hệ thống cung cấp năng lượng (điện, nhiệt, hơi, khí đốt), các hệ thống thiết bị (vệ sinh, thơng gió, chiếu sáng, điều hịa nhiệt độ, chống bụi…), các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu cháy nổ.
* Không thận trọng khi dùng lửa:
- Bố trí dây truyền sản xuất có lửa như hàn điện, hàn hơi,lị đốt, lị sấy… ở mơi trường khơng an tồn dễ gây ra cháy nổ.
- Sử dụng, dự trữ, bảo quản nhiên vật liệu không đúng quy cách. * Nguyên nhân chủ yếu gồm:
+ Các chất khí, chất lỏng, chất rắn có khả năng tự cháy trong khơng khí.
+ Xếp đặt lẫn lộn hoặc quá gần giữa các chất có khả năng gây phản ứng hóa học tỏa nhiệt khi tiếp xúc.
+ Bố trí, xếp đặt các bình khí ở gần những nơi có nhiệt độ cao (bếp, lị) hoặc phơi nắng to có thể gây cháy nổ.
* Cháy xảy ra do điện :
Nguyên nhân cháy do điện chiếm tỷ lệ khá cao trong sản xuất, sinh hoạt, các trường hợp phổ biến là :
+ Sử dụng thiết bị điên quá tải, thiết bị không đúng với điện áp qui định, chọn tiết diện dây dẫn, cầu chì khơng đúng với cơng suất phụ tải, ngắt mạch do chập điện.
+ Do các mối nối dây, ổ cắm, cầu dao… tiếp xúc kém, phất sinh tia lửa điện gây cháy trong môi trường cháy nổ.
+ Khi sử dụng thiết bị điện trong sinh hoạt quên không để ý các thiết bị nóng đỏ làm cháy vỏ thiết bị và cháy lan sang các vật tiếp xúc khác.
Nguyên nhân cháy do khi thao tác cắt, tiện, phay, bào, mài dũa, đục đẽo… do ma sát va đập biến cơ năng thành nhiệt năng. Dùng que hàn cậy nắp thùng xăng gây phát sinh tia lửa điện làm xăng bốc cháy.
* Cháy xảy ra do tĩnh điện :
Tĩnh điện có thể phát sinh do đai dây chuyền (dây curoa) ma sát lên bánh quay, khi rót, đường ống bằng kim loại bị cách ly với đất, vận chuyển các hỗn hợp bụi khơng khí trong đường ống v.v…
- Cháy xảy ra do sét đánh :
Sét đánh vào cơng trình, nhà cửa khơng được bảo vệ chống sét làm bốc cháy nếu như nhà làm bằng vật liệu dễ cháy, hoặc làm cháy vật liệu chứa trong đó.
- Cháy xảy ra do lưu giữ, bảo quản các chất có khả năng tự cháy khơng đúng quy định : Nguyên nhân cháy là do khi lưu giữ, bảo quản các chất tự cháy không đúng qui định gây ra hiện tượng tỏa nhiệt, phản từ các chất như :
+ Các chất có nguồn gốc là thực vật (rơm, rạ, mùn cưa…), dầu mỡ thực vật đặc biệt khi chúng ngấm vào vật liệu xốp, vải, các loại than và nhiều chất khác như bụi kẽm, bụi nhôm, hợp chất kim loại hữu cơ, phốt pho trắng… là các chất có khả năng tự cháy trong khơng khí khi gặp điều kiện thích hợp.
- Cháy xảy ra do tàn lửa, đốm lửa :
Nguyên nhân cháy này do tàn lửa hoặc đốm lửa bắn vào các trạm năng lượng lưu động, các phương tiện giao thông… và các đám cháy lân cận.
- Cháy do các nguyên nhân khác: trong điều kiện thuận lợi do con người khi hút thuốc lá ném tàn ra môi trường, ném các phế thải như mảnh chai… dưới tác động của ánh sáng mặt trời chúng tạo ra các thấu kính, khi sử dụng các chất có men và đổ ra mơi trường, trong q trình lên men phát sinh nhiệt độ cao v.v…
2/ Biện pháp phòng chống cháy nổ:
Thực hiện pháp lệnh phịng cháy chữa cháy, Cơng ty chúng tơi thành lập đội phòng cháy chữa cháy có nhiệm vụ giáo dục tuyên truyền với cán bộ cơng nhân viên tồn Cơng ty, đặc biệt tại cơng trường, xác định với đó là nhiệm vụ của tồn thể mọi cán bộ công nhân viên tại cơng trường. Cơng ty chúng tơi có các biện pháp sau:
a/ Biện pháp ngăn ngừa không cho đám cháy nổ xảy ra: - Biện pháp về tổ chức :
Tuyên truyền giáo dục, vận động cán bộ công nhân viên chức thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh phòng cháy chữa cháy của nhà nước, điều lệ nội quy an tồn phịng cháy.
- Biện pháp kỹ thuật: áp dụng các tiêu chuẩn, quy phạm về phòng cháy khi thiết kế tổ chức thi công: như điện, nước, đường giao thông, kho tàng, vật tư cháy, đèn chiếu sáng.
- Biện pháp an toàn vận hành: Sử dụng bảo quản thiết bị máy móc, nhà cửa, cơng trình, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trong sản xuất không để phát sinh cháy.
Công trường sẽ được trang bị các phương tiện chữa cháy cần thiết như: bình CO2; thùng cát, thùng chứa nước, xẻng… đặt nơi dễ thấy, có bảng tiêu lệnh chữa cháy, số điện thoại báo cháy trong trường hợp khẩn cấp.
Cán bộ phụ trách an tồn sẽ tổ chức hướng dẫn cơng nhân sử dụng các phương tiện chữa cháy, biện pháp phòng chống cháy nổ.
- Các biện pháp nghiêm cấm:
+ Cấm dùng lửa, đánh diêm hút thuốc lá ở những nơi cấm lửa hoặc gần chất cháy. + Cấm hàn lửa, hàn hơi ở những nơi cấm lửa.
+ Cấm tích lũy nhiều nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm các chất dễ phát cháy. b/ Biện pháp thoát người và cứu tài sản an tồn:
- Bố trí hệ thống đường giao thơng thuận tiện đảm bảo dễ thoát hiểm cho người và các phương tiện.
- Có lực lượng thường trực thường xuyên canh phòng và cảnh báo các hiểm họa cháy nổ có thể xảy ra.
c/ Biện pháp tạo điều kiện dập tắt đám cháy có hiệu quả:
Bảo đảm hệ thống báo hiệu nhanh và chính xác. Hệ thống báo cháy có người điều khiển bằng âm thanh: cịi, kẻng, trống… có hệ thống thông tin liên lạc nhanh. Thường xuyên bảo đảm có đầy đủ các phương tiện dụng cụ chữa cháy, các nguồn nước. Bảo đảm đường xá đủ rộng để cho xe chữa cháy có thể đến gần đám cháy, đến các nguồn nước .
3/ Công tác sơ cấp cứu:
- Tại công trường, chúng tôi trang bị tủ thuốc y tế, cáng cứu thương.
- Khi xảy ra tai nạn lao động tại cơng trường thì phải tiến hành sơ cấp cứu và nhanh chóng đưa nạn nhân đến trạm xá hay bệnh viện gần nhất.
- Có bảng hướng dẫn cách thức sơ cấp cứu đặt tại Ban chỉ huy cơng trường và nơi dễ nhìn thấy, cung cấp số điện thoại cần thiết để liên hệ khi xảy ra tai nạn.
- Cán bộ phụ trách AT-BHLĐ tổ chức hướng dẫn các thao tác sơ cấp cứu cho tồn bộ cơng nhân, triển khai thực tập kết hợp kiểm tra.
- Cán bộ phụ trách AT-BHLĐ của chúng tơi có trách nhiệm cung cấp hồ sơ thực hiện các yêu cầu trên và định kỳ hàng tháng báo cáo bên A về tình hình thực hiện và quản lý ATLĐ trong cơng trường.