Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng MgSO4 đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của giống chè trung du búp tím tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 34 - 39)

2.3.3 .Vai trò của phân bón lá đến năng suất và chất lượng cây trồng

2.3.4.Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè trên thế giới

Quan hệ giữa đất đến năng suất, phẩm chất chè rất phức tạp. Phẩm chất chè do nhiều yếu tố quyết định. Ðiều kiện dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất, phẩm chất chè, do vậy ngoài việc sử dụng nguồn dinh dưỡng sẵn có ở trong đất, thì việc bón phân cho chè là một biện pháp có hiệu quả.

Sản phẩm thu hoạch của chè chỉ chiếm 8 - 13% tổng lượng chất khơ mà cây tổng hợp được nếu tính cả các phần trên và dưới mặt đất. Theo nguồn từ

22

nhiều tác giả Ấn Ðộ thì trong 100 kg chè thương phẩm có chứa lượng dinh dưỡng là 4 kg N; 1,15 kg P2O5; 2,4 kg K2O; 0,42 kg MgO; 0,8 kg CaO; 100g Al; 6g Cl; 8g Na. Ngoài lượng dinh dưỡng này cây còn lấy một số lớn dinh dưỡng cho việc hình thành bộ lá trên bụi chè, cho số lá rụng, cho việc hình thành thân cành và rễ. Chính vì vậy, để hình thành nên 100 kg chè thương phẩm cây lấy đi tổng số dinh dưỡng cho tất cả các bộ phân trên là: 16,9 kg N; 5,68 kg P2O5; 8,8 kg K2O; 2,92 kg MgO; 6,7 kg CaO; 871g Al và 74g Na. Ngồi ra cây cịn lấy đi một lượng các nguyên tố vi lượng như : 38g Zn; 26g B; 38g Cu; 241g Fe và 479g Mn.

Theo Eden (1958) trong búp chè non có 4,5% N; 1,5% P2O5 và 1,2 - 2,5% K2O. Những kết quả nghiên cứu của Jolemuanu cho thấy nhu cầu dinh dưỡng khoáng của cây chè rất lớn thể hiện qua bảng 2.7.

Bảng 2.7: Hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong chè ở một số nơi (% chất tro).

Loại Chè chế biến ở Xrilanca Chè chế biến ở Trung Quốc Chè chế biến ở Trakvi (Liên Xô) Lá chè tươi Gruzia (Liên Xô)

Cũng theo tài liệu của Trung Quốc nếu thu hoạch 7,5 tấn búp/ha, cần phải cung cấp N: 37,5 kg, P2O5: 75kg và K2O: 112 - 150 kg.

Ngoài ra cần chú ý rằng, hàng năm trọng lượng cành lá đốn cũng xấp xỉ bằng khối lượng búp và lá non đã thu hoạch và theo Daraxêli thì lượng đạm bị rửa trơi thường bằng 1/3 tổng lượng đạm bón vào đất.

Theo dõi tại vùng chè Assam (Ấn Ðộ) thấy rằng hiệu lực của đạm tăng lên đều đặn theo thời gian, hiệu suất 2 kg đạm của lần 1,2,3,4 lần lượt là 2,4,6,8 kg chè khô, ở Ðông Phi cho thấy: Hiệu suất của 1 kg đạm là 4-8 kg

23

chè khô, nếu hiệu suất < 4kg chè khơ/1 kg N thì đã xuất hiện một yếu tố nào khác là lân hay kali.

Theo M.L Bziava (1973) liều lượng đạm tăng, sản lượng búp sẽ tăng, song để đạt được năng suất 10 tấn/ha bón 200 kg N/ha cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

Về phẩm chất, nhiều tài liệu ở nước ngoài như Nhật Bản, Ấn Ðộ, Srilanca... đều cho rằng bón đạm khơng hợp lý, bón quá nhiều hoặc bón đơn độc đều làm giảm chất lượng chè (đặc biệt là đối với nguyên liệu dùng để chế biến chè đen). Những cơng trình nghiên cứu của Liên Xơ (cũ) cho thấy liều lượng đạm 300kg/ha thì hàm lượng tanin, cafein và chất hịa tan trong búp chè đều cao, có lợi cho phẩm chất, song nếu vượt quá giới hạn trên thì phẩm chất chè giảm thấp. Khi bón nhiều đạm hàm lượng protein ở trong lá tăng lên, protein kết hợp với tanin thành các hợp chất khơng tan vì thế lượng tanin trong chè bị giảm đi. Mặt khác khi bón nhiều đạm, hàm lượng ancaloit trong chè tăng lên làm cho chè có vị đắng (Đỗ Văn Ngọc, Trịnh Văn Loan, 2008) [7].

Các nghiên cứu về phân bón cho chè của viện cây trồng Á nhiệt đới (Grudia) cho thấy, để nâng cao sản lượng và chất lượng nguyên liệu chè, nâng hàm lượng tanin, chất hòa tan và điểm thử nếm cảm quan, khi nương chè bón lượng đạm thích hợp 300kg/ha trên nền P và K. Nếu tiếp tục nâng cao lượng đạm sẽ khơng có hiệu quả kinh tế. Sử dụng lượng đạm cao thích hợp cho cây chè khi bón phối hợp với phospho, kali, magiê và các nguyên tố vi lượng.

A.J. Nijarata [15] đã giải thích ảnh hưởng xấu của của lượng đạm dư đến phẩm chất của chè như sau: Lượng đạm dư của cây chè làm tăng sự phát triển của mô gỗ trong cây kết quả là những phần non của cây chè chưa tích luỹ được những chất quí giá nhất cho cây chè.

Những kết quả chuẩn đoán dinh dưỡng trong lá chè của Liên Xô cho thấy: Ở cây chè thiếu đạm, hàm lượng đạm trong lá là 2,2 - 2,4%, trong búp là 3 - 3,5%. Cây chè đủ dinh dưỡng hàm lượng đạm tương ứng là: 2,9 - 3,4% và 4,7 - 5,0%.

24

Theo nghiên cứu của F.Hurisa (Liên Xơ) thì hiệu quả trực tiếp của 3 năm bón lân và liều lượng 126 - 196 kg/ha trên nền N, K tăng sản lượng búp 5 - 30% so với đối chứng chỉ bón N, K song hiệu quả tăng bình quân 21 năm về sau là 60-78%. Ở Liên Xô (cũ) trên đất đỏ hiệu quả phân lân ở những năm sau thường cao hơn năm trực tiếp bón (Đặng Xn Tồn, 2008) [10].

Kết quả nghiên cứu của Curxanốp (1954) và J.C.Nigaloblis Vili (1966) ở Liên Xô (cũ) đã khẳng định bón phân lân trên nền N, K làm tăng Katechin trong búp chè có lợi cho chất lượng chè.

Trong đất nếu hàm lượng P2O5 là 30-32 mg/100g đất thì cây chè sinh trưởng bình thường, nếu là 10-12 mg/100g đất thì thiếu lân.

Trên những nương chè mới trồng, phân kali khơng có hiệu quả vì trên những loại đất mới khai phá hàm lượng K2O trong đất đủ cho yêu cầu sinh trưởng phát triển của cây (20 - 25mg K2O/100g đất) ở những nơi thường xuyên bón N, P với liều lượng cao trong nhiều năm, đất trở nên thiếu kali thì hiệu quả việc bón K2O rất rõ rệt. Theo số liệu của G.S. Goziaxivili (1949) bón K2O trên đất đỏ với liều lượng 80 - 320kg/ha có thể tăng sản lượng 28 - 55% so với đối chứng bón N, P. Những nghiên cứu của A.D. Makharobitze (1948) cho thấy phẩm chất nguyên liệu trong các cơng thức bón phân khác nhau được xếp theo thứ tự sau: P, K, N và khơng bón. Những kết quả nghiên cứu của Liên Xô (cũ) cho thấy hàm lượng kali trong lá dưới 0,5%, dấu hiệu thiếu kali biểu hiện rõ, trên 1% thì cây sinh trưởng bình thường. Hàm lượng K2O 15mg/100g đất là thiếu kali, trên 15mg/100g đất, cây sinh trưởng bình thường (Sở NN&PTNT, 2006 ) [8].

Về chất lượng chè, kali lại ảnh hưởng rõ rệt. Theo K.Djemukhatze chất lượng chè ngun liệu trong các cơng thức bón khác nhau được xếp theo thứ tự P, K, N và sau cùng là khơng bón. Kết quả nghiên cứu của Liên Xơ (cũ) hàm lượng kali trong lá nhỏ hơn 0,5 thì cây thiếu kali (Đặng Xn Tồn, 2008) [10].

25

Những cơng trình nghiên cứu của Acnơn (1954), Evan (1956), Grin (1954), Nalia (1951), Nason (1953), Nicôla (1957), Staccây (1955), Mac Euroi và Nason (1954) và những người khác, đều xác nhận là những nguyên tố tham gia vào thành phần nhiều loại men và là chất hoạt hóa của nhiều loại men ấy. Nhiều nguyên tố vi lượng có ảnh hưởng tốt tới quang hợp: Mn, Cu, Bo, Co và Mo đẩy mạnh sự tổng hợp diệp lục trong lá và phân giải diệp lục trong tối. Bo và các nguyên tố khác tăng cường sự tổng hợp gluxit, làm cho sự tổng hợp và vận chuyển sacaro và các gluxit khác thuận lợi hơn (Scônich 1955), Mn, Zn, Cu, Mo và trong nhiều trường hợp cả Bo làm tăng độ hô hấp và tốc độ của q trình ơxi hóa khử.

Phân vi lượng hiện nay đang bắt đầu được sử dụng rộng rãi trong thực tế nông nghiệp và được coi là một khả năng tiềm tàng góp phần đẩy mạnh sự phát triển của ngành trồng trọt và chăn nuôi. Song việc nghiên cứu và sử dụng phân vi lượng cho chè cịn rất ít. Ở Srilanca đã nghiên cứu và sử dụng kẽm sunfat hoặc axit kẽm để phun lên lá, hoặc bón borat phối hợp với N, P, K cho chè ở những nơi xác định có hiện tượng thiếu kẽm và Bo. Kết quả nghiên cứu của Tranturia (1973) cho thấy bón N, P, K phối hợp với 5 kg Zn và 5 kg B, cho 1 ha, làm tăng phẩm chất của chè nguyên liệu.

- Godishvili G.C và Beridze A.F (1962) đã nghiên cứu việc sử dụng phân khống thường xun bón vào đất chè dẫn dến sự biến đổi hoá học của đất. Các chất dinh dưỡng được hồ tan mạnh hơn khi đất ẩm có mưa, nhất là những vùng á nhiệt đới và đới ẩm các chất khống của dất thường bị rửa trơi. Sử dụng phân chua sinh lý ở diều kiện thâm canh cao làm thúc đẩy mạnh cường độ rửa trôi các Ion Bazo trong đất, trong đó có Mg. Khi bón NPK với mức cao, độ chua của đất tăng cao, ngược lại hàm lượng bazơ lại giảm thấp: CaO 14,4 mg/100g đất, đặc biệt MgO chỉ cịn 1,8 mg/100g đất. Trong khi dó đối chứng tương tự là CaO: 28,8, MgO: 5,8 mg/100g đất.

26

- Geus J.G.De, 1983: Việc sử dụng lâu dài amôn sunphát và các loại phân chua sinh lý đã làm thay đổi đáng kể tính chất lý hố học của đất. Trong mơi trường chua sự rửa trôi MgO lớn hơn CaO, mặt khác CaO được bổ sung cùng việc bón lân cịn MgO bị lấy đi cùng búp chè thu hoạch, sự thiếu hụt MgO ngày càng trầm trọng. Sự thể hiện thiếu MgO của cây chè có nhiều nguyên nhân: do nhiều năm sử dụng amôn sunphát liên tục, do nhiều năm sử dụng kali trên đất liparit nghèo hoặc thiếu magiê, do thừa mangan trên đất tro núi lửa. Khắc phục sự thiếu magiê người ta bón vào đất 125kg dolomit/1ha, khi thiếu magiê nặng hơn bón 100 – 125 kg kiseserit (24% MgO), hoặc phun MgSO4 một lần trên năm với nồng độ 2%/lá được thực hiện ở Srilanka, Nam ấn Ðộ đã làm tăng sản lượng 11-16% trên các nương chè già.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng MgSO4 đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của giống chè trung du búp tím tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 34 - 39)