Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng MgSO4 đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của giống chè trung du búp tím tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 39)

2.3.3 .Vai trò của phân bón lá đến năng suất và chất lượng cây trồng

2.3.5.Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè ở Việt Nam

Hiện nay ở nước ta cây chè được trồng trên nhiều loại đất, nhưng chủ yếu là trên nhóm đất đỏ vàng. Cây chè thích hợp trồng trên đất chua vừa đến ít chua, độ dày tầng đất càng sâu thì cây chè sinh trưởng, phát triển càng tốt và tuổi thọ của cây càng kéo dài. So với các loại cây trồng khác thì cây chè có khả năng sống ở những nơi đất cằn cỗi, nghèo dinh dưỡng mà vẫn cho thu nhập.

Chè yêu cầu về đất không chặt chẽ lắm. Song để cây chè sinh trưởng tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng chè phải đạt những yêu cầu sau: Tốt, nhiều mùn, sâu, chua và thoát nước. Ðộ pH thích hợp cho chè phát triển là 4,5 - 6,0. Ðất trồng phải có độ sâu ít nhất là 80cm, mực nước ngầm phải dưới 1 mét thì hệ rễ mới phát triển bình thường.

Ðất trồng chè của ta ở các vùng Trung du phần lớn là feralit vàng đỏ được phát triển trên đá granit, gnai, phiến thạch sét và mica. Ở vùng núi phần lớn là đất feralit vàng đỏ được phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét. Về cơ bản những loại đất này phù hợp với yêu cầu sinh trưởng của chè như có độ pH từ 4 dến 5 có lớp đất sâu hơn một mét và thoát nước. Những đất này thường nghèo chất hữu cơ nhất là ở các vùng trồng chè cũ. Vì thế vấn đề bón

27

phân hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho chè và cải tạo kết cấu vật lý của đất là rất cần thiết. Bên cạnh đó, phải coi trọng việc bón đủ và hợp lý phân hóa học hàng năm cho chè. Chè là loại cây kỵ vôi, nhiều tài liệu cho biết trong đất trồng chè chỉ có một lượng vơi rất ít, khoảng 0,2% CaCO3 đã làm cây chè bị hại. Bởi thế không bao giờ người ta dùng vơi để bón vào đất trồng chè, trừ trường hợp đất có độ pH quá thấp, dưới 4.

Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè, Viện Khoa học Kỹ thuật nơng lâm nghiệp miền núi Phía Bắc, cho thấy việc bón phân hữu cơ kết hợp với vơ có năng suất chè tăng 30-32% so với việc sử dụng riêng rẽ phân vô cơ. Người ta rất coi trọng hiệu quả về sau của việc bón phân hữu cơ cho chè. Yêu cầu về đạm thay đổi tùy theo loại đất tuổi của cây và năng suất của vườn chè.

Theo nghiên cứu 10 năm liên tiếp của trại chè Phú Hộ về việc bón phân N, P, K thấy trên cơ sở bón 100 N/ha, 50 P2O5/ha trong từng năm khơng có chênh lệch đáng kể về năng suất nhưng từ năm thứ 7 trở đi thì bội thu do phân bón là rất rõ rệt qua 10 năm 1 kg P2O5 làm tăng được 3,5 kg chè búp tươi.

Quy trình bón P2O5 của Liên hiệp xí nghiệp chè Việt Nam 1988 quy định 5 năm bón P2O5 một lần với liều lượng 100kg/ha, bón kết hợp với phân chuồng sau khi đốn, bón sâu khoảng 20-30cm.

Nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến chỉ tiêu hóa sinh chất lượng búp chè tác giả Trịnh Văn Loan đã nêu: Những dạng phân bón khác nhau có ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau đến hoạt tính của men peroxydaza ở dạng liên kết hay hịa tan trong lá chè. Hoạt tính của men peroxydaza cao trong những trường hợp bón phân phosphat và kèm theo đó là hàm lượng tanin trong lá chè tăng lên đáng kể. Bón phân phospho có ảnh hưởng tốt đến đặc tính hóa sinh, dẫn đến sự tạo thành hợp chất poliphenol trong lá chè cao (Đoàn Tiến Hùng và Trịnh Văn Loan, 1996) [5].

28

Kết quả 10 năm (1969-1979) nghiên cứu về phân bón NPK cho chè ở Trại thí nghiệm chè Phú Hộ cho thấy, khi bón đạm và kali cho giống chè Trung Du có tác dụng rõ về năng suất và chất lượng búp chè, hàm lượng tanin và chất hịa tan đều cao. Tỷ lệ phối hợp bón NPK cho chè hợp lý là 3:1:1[1].

Kết quả nghiên cứu của Chu Xuân Ái và Ðinh Thị Ngọ (1998) [1] về bón phân cho các giống chè cho thấy, các giống chè và tuổi chè khác nhau có yêu cầu lượng phân bón khác nhau.

Bón phân khống cân đối và bổ sung phân hữu cơ đều làm tăng sản lượng chè, Nhưng liều lượng NPK thích hợp cho nương chè cịn phụ thuộc vào tính chất lý hóa của đất, tuổi chè và yếu tố tác động các yếu tố sinh thái.

Sử dụng các nguyên tố vi lượng (bo, đồng, mangan, molipden, kẽm, coban và iôt) vào việc trồng trọt (xử lý các hạt trước khi gieo), bón vào đất và phun lên lá, có thể tác động mạnh vào các quá trình sinh lý của cây trồng khác nhau, do đó có thể làm tăng năng suất và phẩm chất chè (Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài và Nguyễn Văn Tố, 2006) [11].

Ở Việt Nam bước đầu đang nghiên cứu ảnh hưởng của một số nguyên

tố vi lượng như Zn, B, Mo, Mn, Cu, đối với sự sinh trưởng và phát dục của chè, hoặc dùng H3BO4 (0,02%) phun phối hợp với urê (2%) để trừ sâu và thúc

sinh trưởng cho chè càng cho kết quả tốt.

Nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đối với đời sống cây trồng hầu hết các tác giả chủ yếu chú trọng đến các loại phân đa lượng như N, P, K còn các loại phân trung vi lượng như S, Zn, Mn, Mg, Bo, Al rất ít tác giả đề cập đến hoặc nếu có cũng chỉ nghiên cứu trên một số loại cây như cà phê, đậu, đỗ, bơng…

Tác giả Lê Xn Ðính cho biết cây cà phê Robusta ở Indonesia lấy di từ đất là 52,3kgN; 10,5kgP2O5; 80,7kgK2O; 16,5kgMgO và 28kgCaO thì năng suất đạt 1,75 tấn/ha. Ðể đảm bảo cho đất khơng bị nghèo đi thì mức bón tối thiểu phải bù đắp được sự hao hụt các nguyên tố này trong đất. Tuỳ theo

29

đặc điểm tồn tại của từng nguyên tố trong đất mà ngoài phần cây hấp thụ, ta còn phải bù đắp cả phần mất đi do rửa trơi, bay hơi hoặc do các q trình hố học hoặc xói mịn… khiến các ngun tố này khơng cịn nằm trong vùng rễ cây. Ðối với nguyên tố trung lượng, Ca và Mg là hai nguyên tố ít bị rửa trơi hơn S và mức bón (tuỳ theo năng suất cà phê) ta có thể tính tốn từ mức cây hút ở trên và cộng thêm 30% nữa là đủ.

Tác giả (Lê Văn Ðức, 2003) [3] đã nghiên cứu về ảnh hưởng của Mg đến chất lượng giống chè PH1 . Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón và Mg đến năng suất, chất lượng giống chè PH1 trồng tại Phú Hộ - Phú Thọ. Bón Mg ở các liều lượng 50kg và 70kg MgSO4/ha làm tăng mật độ búp chè 10,5% và 18,9%. Tỷ lệ mù xoè giảm, trọng lượng và chiều dài búp khơng tăng có tác dụng tích cực dến năng suất và chất lượng giống chè PH1. Bón Mg với các công thức 50kg MgSO4/ha và 75kg MgSO4/ha làm tăng dung lượng đốn của chè 25% và 32,8% so với đối chứng. Bón Mg làm tăng hàm lượng đường khử, đặc biệt là axit amin, do đó ảnh hưởng tốt đến chất lượng chè.

30

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, nguồn gốc, địa điểm, thời gian nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là giống chè trung du búp tím 4 năm tuổi được trồng tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

3.1.2. Vật liệu nghiên cứu

* Giống chè Trung du (gồm chủng Trung du búp xanh và Trung du búp tím) từ lâu đã được coi là khởi thủy của cây chè Việt Nam. Theo kết quả của các nhà nghiên cứu về chè thì chè Trung du được di thực từ Vân Nam (Trung Quốc) vào Việt Nam từ rất lâu, đã thích nghi, ổn định và phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng vùng Trung du, được mặc nhiên mang tên chè Trung du và là gốc của các vùng chè miền Bắc nước ta.

* Đặc điểm: Giống chè Trung du thuộc loại hình thân gỗ nhỡ, có thân chính rõ rệt, chiều cao phân cành thấp. Giống Trung du có lá to trung bình, chiều dài lá từ 12-14cm, chiều rộng lá 5-7cm. Khối lượng của búp từ 0,35- 0,50 gam/búp. Do trồng bằng hạt thường không được chọn lọc nên quần thể cây trồng rất lẫn tạp, năng suất thấp (bình quân chỉ đạt 5 – 6 tấn/ha). Chất lượng của búp thuộc loại khá, thích hợp để chế biến chè xanh, chè đen. Giống Trung du có khả năng chống chịu sâu bệnh, hạn hán khá tốt, có tính thích ứng cao và khá rộng với các vùng chè.

3.1.2. Vật liệu nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Đặc điểm: Phân bón MgSO4 có tên gọi khác là Magnesium Sulphate, đây là một loại muối vơ cơ có chứa magie, lưu huỳnh, oxi và tồn tại ở dạng chất rắn, có bột màu trắng, có vị đắng và có một mùi hương đặc trưng. Đặc biệt phân bón Magie Sunfat có tính hút ẩm khá cao, rất dễ hịa tan trong nước hay trong dung dịch ahcohol, glycerol và an toàn khi bạn tiếp xúc trực tiếp với hợp chất này.

31

* Nơi sản xuất: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu hóa chất Tồn Thắng. Cơng ty TNHH hóa chất Thuận Nam.

+ Phương pháp bón MgSO4 trên chè Trung du búp tím trong thí nghiệm được thực hiện sau mỗi lứa hái, bổ sung bằng phương pháp phun.

3.1.3. Thời gian, địa điểm nghiên cứu

- Thời gian: Từ ngày 15/06/2017 – 30/11/2017.

- Địa điểm: Tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

3.2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến khả năng sinh trưởng giống chè trung du búp tím.

- Ảnh hưởng liều lượng MgSO4 đến tình hình sâu hại của giống chè trung du búp tím.

- Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng MgSO4 đến năng suất, chất lượng của giống chè trung du búp tím.

3.3. Phương pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hồn chỉnh với 5 cơng thức và 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ơ thí nghiệm 20m2. Tổng diện tích 300m2 (kể cả bảo vệ). - Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Đường đi NL1 NL2 NL3 - Thí nghiệm gồm 5 cơng thức:

+ CT1: Nền thí nghiệm: 20 tấn phân chuồng + 400kg NPK (5:10:3) - Công thức đối chứng.

32 + CT3: Nền + 60 kg/ha MgSO4 + CT4: Nền + 70kg/ha MgSO4 + CT5: Nền + 80kg/ha MgSO4

3.3.2. Phương pháp bón

- Bón phân chuồng + phân NPK: dùng cuốc rạch vào giữa 2 hàng chè, rạch hàng sâu 10 - 15 cm cho phân xuống, lấp kín.

- Phun MgSO4. Công thức 2 pha với nồng độ 0,042%, phun 300ml nước phân cho 1 ha. Công thức 3 pha với nồng độ 0,05%, phun 300ml nước phân cho 1 ha. Công thức 4 pha với nồng độ 0,058%, phun 300ml nước phân cho 1 ha. Công thức 5 pha với nồng độ 0,067%, phun 300ml nước phân cho 1 ha.

- Thời điểm phun: Tiến hành phun 4 lần cho mỗi cơng thức thí nghiệm,

lần 1 sau hái lứa chè trước, giữa các lần 2,3,4 phun cách nhau 20 ngày. Phun ướt toàn bộ thân lá cho cây chè.

3.3.3. Dụng cụ nghiên cứu

Dụng cụ đo đếm: Thước panme, thước dây loại 5m, thước gỗ 1,5 cm, cân đồng hồ, cuốc, các loại cọc tiêu biểu hiện đánh dấu ơ thí nghiệm.

3.3.4. Phương pháp theo dõi

Các chỉ tiêu nghiên cứu được theo dõi và đánh giá theo quy phạm QCVN 01 – 124: 2013/BNNPTNT.

3.3.4.1. Theo dõi các chỉ tiêu thời gian hình thành búp sinh

- Theo dõi thời gian hình thành búp, lá 1, lá 2, lá 3, Đơn vị tính: Ngày.

- Chỉ tiêu này được theo dõi trên 10 búp/lần nhắc lại.

3.3.4.2. Theo dõi các chỉ tiêu đặc điểm hình thái búp

- Khối lượng búp 1 tơm 2 lá (gam/búp): Cân trên ơ thí nghiệm 100g búp chè, đếm số búp trong 100 g đó. Từ đó, quy ra khối lượng 1 búp theo công thức. Theo dõi theo lứa hái: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

100 ( ) Khối lượng 1 búp (g) = số búp trong 100g mẫu

33

- Chiều dài búp lá (cm): Mỗi ơ thí nghiệm chọn 5 điểm theo dõi theo phương pháp đường chéo, mỗi điểm 30 búp. Chọn những búp đại diện cho mỗi ơ thí nghiệm, búp phát triển bình thường tơm chưa mở. Đo chiều dài búp từ nách lá thứ 2 đến hết đỉnh sinh trưởng.

3.3.4.3. Theo dõi chỉ tiêu về sâu hại chính

- Mật độ rầy xanh (con/khay): Dùng khay tơn, kích thước 25 x 25 x

5cm, có tráng dầu hỏa. Điều tra theo phương pháp đường chéo 5 điểm, đặt khay dưới gầm, rìa tán chè nghiêng 450 so với thân cây, dùng tay đập mạnh trên tán chè 3 đập thẳng góc với khay, sau đó đếm số rầy trên khay.

Tổng số rầy xanh điều tra Mật độ rầy xanh (con/khay) =

Tổng số khay điều tra

- Mật độ bọ cánh tơ (con/búp): Điều tra theo phương pháp đường

chéo

5 điểm, mỗi điểm theo dõi cố định 5 cây. Mỗi điểm hái 20 búp (tổng số búp

điều tra là 100); đếm số bọ cánh tơ có trên 1 búp, số con/búp của ơ thí nghiệm là số liệu trung bình của 100 búp.

Tổng số bọ cánh tơ đếm được Mật độ bọ cánh tơ (con/búp) =

Tổng số búp điều tra (20 búp)

- Mật độ bọ xít muỗi (%): Điều tra theo 5 điểm đường chéo, mỗi điểm

hái ngẫu nhiên bất kỳ 20 lá để điều tra, sau đó đếm số lá bị hại.

- Mật độ nhện đỏ (con/lá): Điều tra theo phương pháp đường chéo 5 điểm, mỗi điểm hái ngẫu nhiên 20 lá bánh tẻ hoặc lá già cho vào túi nilon đem về phịng thí nghiệm đếm dưới kính lúp.

Tổng số nhện đỏ Mật độ nhện đỏ (con/lá) =

34

3.3.4.4. Theo dõi chỉ tiêu năng suất, chất lượng

- Khối lượng búp 1 tơm 2 lá (gam/búp): cân trên ơ thí nghiệm 100g búp

chè, đếm số búp trong 100g đó. Từ đó, quy ra khối lượng 1 búp theo công thức, Theo dõi theo lứa hái

100 (g) Khối lượng 1 búp (g) =

Số búp

- Tổng số búp, búp có tơm, búp mù xịe: Đếm tổng số búp, số búp có

tơm, búp mù xịe/cây/lứa.

- Mật độ búp (đơn vị: búp/m2): Dùng khung vng kích thước 25

x 25

cm đếm số búp đủ tiêu chuẩn hái (tại 5 điểm theo đường chéo góc của ơ thí nghiệm), sau đó quy ra búp/ m2

3.3.4.5. Theo dõi chỉ tiêu chất lượng nguyên liệu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Thành phần cơ giới búp (%):

Trong mỗi ơ thí nghiệm hái 100 búp một tơm ba lá, tách riêng búp, lá một, lá hai, lá cuộng sau đó cân lấy khối lượng và tính tỷ lệ phần trăm.

Tỷ lệ lá 1 (%)

Tỷ lệ lá 2 (%)

Tỷ lệ lá 3 (%)

35

Trong đó: P1, P2, P3, P4, P5 lượt là khối lượng lá 1, lá 2, lá 3, tôm và cuộng, P là khối lượng của 10 búp một tơm 3 lá.

3.3.4.6. Theo dõi chỉ tiêu hóa sinh, thành phẩm

Cố định mẫu phân tích: Lấy 100 gam búp chè theo từng cơng thức thí nghiệm đem hấp bằng nước sơi trong thời gian từ 2 – 3 phút, sau đó hong và sấy ở nhiệt độ 700C đến khô, rồi nghiền nhỏ trong cối sứ và sàng qua rây 0,5mm, bảo quản trong túi PE, đặt trong bình hút ẩm để làm mẫu phân tích các chỉ tiêu sinh hố:

+ Phân tích hàm lượng tanin theo LeWenthal với K = 0,582 (1964).

+ Xác định hàm lượng chất tan (HCT) theo Vonronxop, V, E (1946).

+ Định lượng chất thơm theo Kharepbava (1960), tính bằng ml KMnO4

0,01N/100g chè.

+ Hàm lượng catechin tổng số theo phương pháp sắc ký lớp mỏng của Djinjolia (1971).

+ Xác định hàm lượng đường khử theo Betrand.

+ Xác định hàm lượng axitamin theo V,R,Papove (1966). + Xác định hàm lượng đạm tổng số theo Kjeldal với K = 1,42.

3.3.4.7. Theo dõi chỉ tiêu chất lượng cảm quan

Thử nếm mẫu chè xanh bằng phương pháp cảm quan theo 4 chỉ tiêu (ngoại hình, màu nước pha, mùi hương, vị) theo TCVN 3218: 2012.

3.4.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Các kết quả thí nghiệm được tổng hợp xử lý, vẽ đồ thị, biểu đồ trên Microsoft Excel 2007. Số liệu được xử lý theo chương trình xử lý thống kê sinh học trên phần mềm IRRISTAT 5.0.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng MgSO4 đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của giống chè trung du búp tím tại trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 39)