Trình bày các kinh nghiệm về sức bền, độ dài của dây lai kéo, độ võng dây lai và tốc độ lai kéo trên biển?

Một phần của tài liệu ĐIỀU ĐỘNG TÀU CHO SỸ QUAN QUẢN LÝ (Trang 36 - 39)

- Cách xác định thông số :

72. Trình bày các kinh nghiệm về sức bền, độ dài của dây lai kéo, độ võng dây lai và tốc độ lai kéo trên biển?

độ võng dây lai và tốc độ lai kéo trên biển?

Thơng qua tính tốn và thử nghiệm cũng như kinh nghiệm thực tiễn có thể lấy sức bền, độ dài dây lai, độ võng dây lai và tốc độ lai dắt như sau:

37

.1 Sức bền dây lai

Sức bền dây lai quyết định bởi công suất tàu lai, tốc độ lai, lượng chiếm nước tàu bị lai và tùy thuộc chất liệu dây lai. Khi lai dắt đường dài trên biển thường dùng dây cáp mềm sức bền lớn kết nối với dây xích neo tàu bị lai, lợi dụng khối lượng của xích neo hình thành độ võng, tạo sự đàn hồi của dây lai. Xích neo cịn có tác dụng giảm ma sát cho lỗ sô ma khi phải bắt dây lai qua lỗ sơ ma và nhờ xích neo làm giảm chao đảo của mũi tàu bị lai.

Trên cơ sở tính tốn, có thể áp dụng kích cỡ dây cáp làm dây lai kéo cho các loại tàu có kích thước khác nhau như sau:

Trọng tải của tàu Chiều dài xích neo Đường kính dây cáp

Trên 10.000 tấn 2~3 đường xích neo  40 ~ 48 mm

5.000 ~ 10.000 tấn 1~2 đường xích neo  40 mm

2.000 ~ 5.000 tấn Dây cáp  36 mm hoặc

dây thừng  80 mm

.2 Chiều dài dây cáp lai kéo

Độ dài dây lai quyết định ở độ sâu, trọng tải tàu bị lai, tốc độ lai kéo, thời gian lai kéo, tình trạng mặt biển và loại dây cáp được sử dụng. Trọng tải tàu bị lai càng lớn, tốc độ tàu lai kéo càng lớn, tình hình mặt biển càng xấu thì dây lai càng dài.

Theo Thơng tư số 25/2020/TT-BGTVT ngày 14/10/2020 của Bộ giao thông

vận tải - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hoạt động kéo trên biển quy định chiều dài nhỏ nhất của dây kéo chính như sau:

♦ Chiều dài 500m nếu thời gian kéo dưới 72 tiếng; ♦ Chiều dài 650m nếu thời gian kéo từ 72 tiếng trở lên.

Một số tài liệu khác có nêu khi lai dắt trên biển, độ dài của dây lai khoảng từ

300 mét ~ 400 mét. Việc chọn chiều dài dây lai kéo có thể sử dụng cơng thức kinh nghiệm dưới đây, và sau đó tăng hoặc giảm tùy theo tình hình thời tiết thực tế:

S = K (L1 + L2) Trong đó : Trong đó :

- S : Chiều dài dây lai - L1 : Chiều dài tàu lai - L2 : Chiều dài tàu bị lai - K : Hệ số bằng 1,5 ~ 2,0

38

.3 Độ võng dây cáp lai kéo

Dây lai liên kết giữa tàu lai và tàu bị lai. Những đặc tính của dây lai bao gồm: khối lượng dây, đường kính dây và độ cứng của dây. Trong quá trình lai dắt, khoảng cách giữa tàu lai và tàu bị lai luôn thay đổi, khoảng cách giữa chúng càng lớn độ căng của dây lai càng lớn và ngược lại khoảng cách giữa chúng càng nhỏ, dây lai sẽ bớt căng và tạo nên độ võng của dây lai.

Khi hoạt động lai dắt, do khối lượng của dây tạo nên độ võng và dây lai không bao giờ thẳng. Nếu độ sâu không đảm bảo mà độ võng của dây lai quá lớn, khả năng dây lai sẽ chạm đáy, dẫn đến ăn mịn dây trong q trình lai dắt.

Trong quá trình thực hiện lai dắt, độ căng của dây lai thay đổi liên tục nên độ võng của nó cũng thay đổi theo.

Về cơ bản, độ võng của dây lai phụ thuộc vào các thông số sau đây: .1 Độ căng của dây lai

.2 Chiều dài dây lai .3 Khối lượng của dây lai

Ghi chú:

♦ To: Độ căng của dây lai. Thơng số này ln ln thay đổi trong q trình lai dắt. Dây lai càng căng, độ võng của dây lai càng nhỏ;

♦ L: Chiều dai dây lai. Chiều dài dây lai phải đủ dài để duy trì khoảng cách an tồn giữa tàu lai và tàu bị lai;

♦ Z: Độ võng của dây lai tại bất kỳ điểm nào dọc theo chiều dài dây lai. Zm là độ võng lớn nhất của dây lai, thường ở vị trí điểm giữa chiều dài của dây lai;

♦ s: Là tọa độ được đo dọc theo chiều dài dây lai, không được đo dọc theo trục X. Chú ý <s> thay đổi từ -L/2 đến +L/2 dọc theo chiều dài của dây.

Độ võng lớn nhất (Zm) thường khoảng 8-12 mét, khi lai kéo trên biển sâu giữ cho độ võng chừng 5% chiều dài của dây lai.

Khi thời tiết xấu, phải tăng độ dài dây lai nhưng phải có sự gia tăng theo tỷ lệ thích hợp giữa độ dài xích neo và độ dài dây cáp để duy trì độ võng cần thiết.

.4 Tốc độ lai kéo

Tốc độ lai kéo quyết định ở công suất tàu lai, tổng lực cản của tàu lai và tàu bị lai và mức độ ổn định của tàu bị lai.

39

Theo Thông tư số 25/2020/TT-BGTVT ngày 14/10/2020 của Bộ giao thông

vận tải - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hoạt động kéo trên biển quy định tốc độ kéo của tàu lai trên nước tĩnh phải thỏa mãn các yêu cầu sau :

- Không nhỏ hơn 6 hải lý/giờ với đối tượng được kéo kiểu tàu;

- Không nhỏ hơn 5 hải lý/giờ với đối tượng được kéo có hình dáng đặc biệt, ví dụ như là ụ nổi, phao cẩu v.v… hoặc là giàn bán chìm;

- Khơng nhỏ hơn 4 hải lý/giờ đối với giàn tự nâng và các cấu trúc nổi khác.

Một phần của tài liệu ĐIỀU ĐỘNG TÀU CHO SỸ QUAN QUẢN LÝ (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)