Hiện tượng hút, đẩy xẩy ra khi hai tàu đi ngược chiều gặp nhau

Một phần của tài liệu ĐIỀU ĐỘNG TÀU CHO SỸ QUAN QUẢN LÝ (Trang 45 - 48)

- Cách xác định thông số :

74. Trình bày hiện tượng hút nhau giữa hai tàu khi hành trình trong luồng lạch hẹp, biện pháp khắc phục?

74.2 Hiện tượng hút, đẩy xẩy ra khi hai tàu đi ngược chiều gặp nhau

+ Khi tàu hành trình trong luồng hẹp, tàu sẽ đẩy khối nước mà tàu chiếm chỗ lên phía trước mũi và sang hai bên mạn. Mực nước xung quanh tàu sẽ dâng cao lên, tốc độ dòng nước xung quanh tàu sẽ tăng lên một cách đáng kể.

+ Trường hợp tàu đang hành trình trên trục luồng, cấu trúc luồng hoàn toàn đối xứng so với trục luồng thì ảnh hưởng hiệu ứng bờ khơng làm cho tàu quay trở. Tuy nhiên, nếu tàu đi sát về phía bờ bên phải của luồng (theo Điều 9, COLREG 72), thì hiệu ứng bờ sẽ xuất hiện, làm cho mũi tàu dịch chuyển ra xa khỏi bờ và lái tàu bị hút về phía bờ luồng bên phải. Để cho tàu hành trình song song với bờ luồng, ta phải bẻ góc lái sang phía bờ luồng bên phải. Trường hợp đã bẻ hết lái sang phải nhưng mũi tàu vẫn bị ngả sang bên trái thì phải tăng máy, để tăng khả năng nghe lái của tàu.

46

Khi tàu hành trình tại những đoạn luồng cong, hiệu ứng bờ lại giúp cho tàu quay trở nhanh hơn. Trong tình huống này, nếu khơng xử lý máy và góc lái kịp thời, tàu có thể bị mắc cạn ở phía bờ đối diện.

+ Khi tàu hành trình trong luồng hẹp, nên đi đúng trục luồng trừ khi có những lý do đặc biệt khác hoặc tàu hành trình tại những đoạn luồng cong.

+ Nếu hai tàu đi đối hướng gặp nhau, trong tình huống này hai tàu vẫn duy trì vị trí của tàu mình trên trục luồng khi đến gần nhau. Quy trình hành động tránh nhau tiếp theo sẽ được thực hiện như sau:

.1 Nên giảm tốc độ của tàu xuống mức tới chậm, có nghĩa là duy trì tốc độ để đảm bảo tàu nghe lái;

.2 Khi hai tàu tiến gần nhau, khoảng cách giữa hai tàu khoảng 1 lần đến 2 lần chiều dài tàu (phụ thuộc vào tốc độ hiện tại của hai tàu), cả hai tàu đều bẻ lái sang phải, ban đâu nên bẻ góc lái lớn để tạo tốc độ quay trở, sau đó giảm góc lái từ từ;

.3 Khi mũi hai tàu ngang nhau, áp lực cao giữa hai mũi tàu làm cho mũi hai tàu tách xa nhau. Trong tình huống này, phải đè lái trái để duy trì hướng đi của tàu theo ý định của người điều khiển;

.4 Tiếp theo, có thể tăng máy (half ahead), bẻ lái sang phải sớm để tránh hiện tượng bờ hút đẩy;

.5 Khi vị trí hai tàu song song với nhau, chúng đều chịu ảnh hưởng của hiện tượng hiệu ứng bờ, lái tàu dịch chuyển về phía bờ và mũi tàu dịch chuyển ra xa bờ, dịch chuyển sang bên trái về phía tàu đi ngược chiều;

.6 Khi vị trí hai tàu ngang nhau, tàu khơng ngả mũi sang trái nữa, và bánh lái có thể trả về 0 (phụ thuộc vào tình huống thực tế);

47

.7 Khi lái của hai tàu ngang nhau, tàu tăng máy và ngay sau đó mũi tàu sẽ ngả về phía trục luồng. Thời điểm này, góc lái phải được xử lý sao cho phù hợp để đưa tàu trở lại về vị trí trí trục luồng.

48

Như vậy, trường hợp hai tàu đối hướng gặp nhau trong luồng hẹp, nếu một trong hai tàu chuyển hướng sang phải quá sớm có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm. Một hoặc cả hai tàu khi đến gần nhau, mũi tàu ngả sang trái do hiệu ứng bờ, có thể dẫn đến nguy cơ va chạm.

Một phần của tài liệu ĐIỀU ĐỘNG TÀU CHO SỸ QUAN QUẢN LÝ (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)