Neo tàu bằng 1 neo bằng trớn tới, trớn lùi ?

Một phần của tài liệu ĐIỀU ĐỘNG TÀU CHO SỸ QUAN QUẢN LÝ (Trang 52 - 54)

- Cách xác định thông số :

75. Neo tàu bằng 1 neo bằng trớn tới, trớn lùi ?

.1 Điều động tàu neo 1 neo kiểu trớn lùi (tiếp cận vị trí neo ngược dịng và / hoặc ngược gió)

Phương pháp này thường được áp dụng khi tàu đi ngược nước tới vị trí neo. Trước khi điều động tàu đến vị trí neo, phải giảm máy từ xa, sau đó dừng máy và sử dụng “lái nguội” để tiếp cận vị trí neo. Trường hợp tàu khơng nghe lái hoặc gần hết trớn tới, có thể áp dụng phương pháp kích máy tới để chỉnh mũi tàu hoặc tạo trớn tới. Khi mũi tàu gần đến vị trí thả neo, ta phải chỉnh hướng tàu sao cho phù hợp để khi tàu chạy lùi, dưới tác dụng của luồng nước chân vịt, mũi tàu dịch chuyển ngang vừa đến vị trí thả neo và cũng là lúc tàu vừa hết trớn tới. Khi tàu bắt đầu có trớn lùi, ta lệnh thả neo, sau đó dừng máy. Thời điểm dừng máy phụ thuộc vào trớn lùi của tàu và số lượng lỉn neo đã được thả ra. Trường hợp số lượng lỉn neo đã gần đủ mà trớn lùi vẫn còn lớn, ta phải chạy máy tới để giảm trớn lùi. Khi lỉn neo gần chùng thì dừng máy. Trong quá trình thả neo phải chú ý tới trớn của tàu và độ căng của lỉn nếu khơng cả neo và lỉn neo có thể bị đứt.

Mặt khác, khi thả neo ta có thể áp dụng một quy tắc theo kinh nghiệm như sau: Như chúng ta đã biết, trước khi thả neo thường sử dụng máy chạy lùi, dòng nước chân vịt khi máy chạy lùi sẽ cuộn ngược về phía mũi tàu, cho đến khi dòng nước dịch chuyển đến giữa thân tàu thì khi đó tốc độ của tàu gần như bằng “0”, ta có thể lệnh thả neo.

53

.2 Điều động tàu neo 1 neo kiểu trớn tới (tiếp cận vị trí neo xi dịng và / hoặc xi gió)

54

Phương pháp này thường được áp dụng khi tàu đi xi nước tới vị trí thả neo. So với phương pháp neo tàu kiểu trớn lùi, phương pháp này yêu cầu tàu giảm máy, dừng máy sớm hơn và lùi máy với công suất nhiều hơn.

Khi tàu đi xuôi nước, khả năng nghe lái kém hơn nên việc căn chỉnh hướng mũi tàu đến vị trí thả neo sẽ gặp khó khăn hơn.

Quy trình giảm tốc độ tới vị trí neo cũng được thực hiện như phương pháp trên. Khi tàu bắt đầu hết trớn tới, ta lệnh thả neo, sau đó dừng máy. Dưới tác dụng của dòng nước, tàu trơi về phía cuối nước, ta tiếp tục nhả lỉn đủ số lượng cần thiết. Trường hợp lỉn quá căng mà số lượng lỉn lại gần đủ, ta phải sử dụng chế độ máy sao cho phù hợp để tàu ổn định trên neo an toàn.

.3 Những lưu ý khi neo tàu ở khu vực có độ sâu khác nhau

+ Độ sâu < 20 m

Sau khi sử dụng tời nhả neo ra khỏi nống neo cách mặt nước khoảng 1m, phanh chặt và ra chám chờ lệnh. Khi có lệnh thả neo, ta có thể mở phanh để neo rơi tự do.

+ 20 m ≤ Độ sâu < 50 m

Trước khi nhả phanh để neo rơi tự do, ta có thể sử dụng tời neo để nhả lỉn neo sao cho neo cách đáy khoảng từ (5 - 10)m.

+ Độ sâu ≥ 50 m

Với độ sâu từ 50m trở lên, ta phải sử dụng tời neo xông neo xuống tận đáy. Sau khi có lệnh thả neo ta có thể vẫn sử dụng tời để nhả neo từ từ.

Một phần của tài liệu ĐIỀU ĐỘNG TÀU CHO SỸ QUAN QUẢN LÝ (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)