Hiện tượng hút, đẩy xẩy ra khi hai tàu vượt nhau

Một phần của tài liệu ĐIỀU ĐỘNG TÀU CHO SỸ QUAN QUẢN LÝ (Trang 48 - 51)

- Cách xác định thông số :

74. Trình bày hiện tượng hút nhau giữa hai tàu khi hành trình trong luồng lạch hẹp, biện pháp khắc phục?

74.3 Hiện tượng hút, đẩy xẩy ra khi hai tàu vượt nhau

Hai tàu vượt nhau trong luồng hẹp thường được thực hiện trong tình huống quá cận, do vậy phải giữ khoảng cách giữa chúng càng xa cang tốt. Nếu phải thực hiện vượt nhau, thuyền trưởng và / hoặc hoa tiêu trên hai tàu phải hiểu rõ những gì có thể xẩy ra khi hai tàu vượt nhau ở khoảng cách gần, từ đó phải xử lý góc lái và chế độ máy sao cho phù hợp để hai tàu vượt nhau an toàn.

Thực ra, điều động tàu vượt nhau là rất nguy hiểm vì tàu bị vượt thường phải giảm máy để cho tàu vượt đi qua nhanh hơn, khi đó tàu bị vượt dễ dẫn đến khả năng mất điều khiển do nghe lái kém.

Quá trình vượt nhau chia ra những giai đoạn như sau:

♦ Giai đoạn 1: Khi tàu vượt (A) di chuyển đến gần lái tàu bị vượt (B), đẩy tốc

độ tàu bị vượt tăng lên (hình vẽ dưới đây). Hậu quả có thể dẫn đến việc tàu bị vượt mất khả năng điều khiển. Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai tàu và tốc độ của tàu vượt, khoảng cách giữa hai tàu càng nhỏ, tốc độ tàu vượt càng lớn, mức độ nguy hiểm càng cao.

49

♦ Giai đọan 2: Tàu vượt tiếp tục hành trình đến khi mũi hai tàu ngang nhau, do

áp lực cao tại khu vực mũi tàu làm cho mũi hai tàu bị đẩy ra phía bờ và lái hai tàu sẽ ngả về phía trục luồng, lái hai tàu càng gần nhau hơn. (hình vẽ minh hoa dưới đây)

50

♦ Giai đọan 3: Như chúng ta đã biết, nếu hai tàu có tốc độ gần như ngang nhau,

sự tác động qua lại giữa hai tàu sẽ nhỏ hơn và chúng ta có đủ thời gian để xử lý tránh va, nhưng nếu tốc độ giữa hai tàu trênh lệch nhau quá nhiều, sự tác động qua lại giữa hai tàu diễn ra rất nhanh, đơi khi khơng có đủ thời gian để xử lý. Khi hai tàu đi cùng chiều vượt nhau, vị trí mũi tàu bị vượt gần giữa tàu vượt (xem hình vẽ dưới đây), thì đây chính là vị trí nguy hiểm nhất. Trong tình huống này, một mặt mũi tàu bị vượt nằm trong khu vực thấp áp của tàu vượt, làm cho mũi tàu dịch chuyển sang bên trái, mặt khác, dưới sự ảnh hưởng của hiệu ứng bờ, mũi tàu bị vượt cũng dịch chuyển sang trái và lái tàu dịch chuyển sang bên phải. Nếu khơng xử lý góc lái và chế độ máy hợp lý thì dễ dẫn đến nguy cơ va chạm.

51

♦ Giai đọan 4: Sau giai đoạn 3, hai tàu thường xuyên phải sử dụng máy và góc

lái sao cho hợp lý để tránh trường hợp hai tàu va chạm vào nhau. Tàu vượt tiếp tục hành trình cho đến khi lái tàu vượt gần chính ngang mũi tàu bị vượt. Tại thời điểm này cần lưu ý mũi tàu bị vượt sẽ ngả mạnh sang bên trái và tốc độ của tàu bị vượt sẽ tăng lên đột ngột do ảnh hưởng của luồng nước hút theo tàu vượt. Nếu tàu bị vượt nhỏ hơn nhiều so với tàu vượt thì trong tình huống này, mũi tàu bị vượt dễ bị hút vào phía lái của tàu vượt, dẫn đến hậu quả vô cùng nguy hiểm.

Một phần của tài liệu ĐIỀU ĐỘNG TÀU CHO SỸ QUAN QUẢN LÝ (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)