1.1 .5Các cơ sở pháp lý của hoạt động hỗ trợ đối với phụnữ bị bạo lực gia đình
2.3. Thực trạng các dịch vụ hỗ trợ nhóm phụnữ bị bạo lực gia đình đƣợc tiếp
2.3.2. Hoạt động hỗ trợ kết nối nguồn lực
Song song với các hoạt động tham vấn, hoạt động hỗ trợ kết nối nguồn lực cho nhóm phụ nữ bị BLGĐ là dịch vụ quan trọng không thể thiếu của nghề CTXH chuyên nghiệp.Các NVXH không thể làm việc độc lập một mình mà cần có sự phối kết hợp của các ban ngành, chính sách, dịch vụ xã hội có liên quan trong q trình trợ giúp thân chủ giải quyết vấn đề. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một nguyên nhân cơ bản của bạo lực gia đình là do nghèo đói, thiếu việc làm, vì vậy có một nghề nghiệp ổn định sẽ mang lại thu nhập có ý nghĩa rất nhiều đối với nạn nhân BLGĐ.
Bảng 2.5: Nhu cầu về hỗ trợ kết nối nguồn lực của nhóm phụ nữ bị BLGĐ tại Trung tâm CCDVCTXH (Đơn vị: ngƣời)
STT Nội dung NTT Cán bộ,
NVXH
1 Tư vấn học nghề, hỗ trợ giới thiệu việc làm 6/6 8/8
2 Hỗ trợ tìm kiếm nguồn lực để vay vốn sản xuất kinh
doanh
4/6 6/8
3 Hồ sơ xin làm thủ tục xin hưởng trợ cấp xã hội 3/6 5/8
4 Kết nối hỗ trợ giáo dục con cái 5/6 8/8
Kết quả cho thấy, trong kết nối nguồn lực, phụ nữ bị BLGĐ quan tâm nhiều đến việc được tư vấn và giới thiệu việc làm (14/14 ý kiến), kết nối hỗ trợ giáo dục con cái có 13/14 ý kiến quan tâm. 10/14 người cho rằng phụ nữ bị BLGĐ mong muốn được hỗ trợ sản xuất và 8/14 ý kiến đánh giá phụ nữ bị BLGĐ có nhu cầu hỗ trợ về thủ tục xin hưởng trợ cấp xã hội.
Các hoạt động và cách thức hỗ trợ kết nối nguồn lực hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình bao gồm:
Hỗ trợ đào tạo nghề và giới thiệu việc làm: như đã nói, mỗi phụ nữ tìm
đến Trung tâm CCDVCHXTH có những hồn cảnh, điều kiện sống khác nhau. Phần lớn trong số họ đểu khơng có cơng việc ổn định, nếu có thì thu nhập thấp và bấp bênh, thậm chí là khơng có thu nhập. Trước thực trạng này, NVXH ngoài việc tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho họ, còn trợ giúp kết nối họ đến với khối các cơ sở đào tạo nghề trực thuộc Sở như: trường trung cấp nghề may và thời trang Hà Nội, trường trung cấp nghề cơ khí I Hà Nội, trường trung cấp nghề tổng hợp Hà Nội...Sau khi kết thúc khóa học nghề, Trung tâm tiếp tục giới thiệu thân chủ đến các địa chỉ tin cậy để làm việc thông qua các đơn vị hỗ trợ như Trung tâm giới thiệu việc làm Hà Nội, các cơ sở sản xuất kinh doanh... Với những trường hợp thân chủ đã quá tuổi để học nghề hoặc đang phải nuôi con nhỏ, Trung tâm hỗ trợ giới thiệu những cơng việc có tính chất đơn giản như: công nhân lao động thủ công, làm đồ mỹ nghệ, giúp việc gia đình, may về làm tại nhà. Nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động này, ngoài nguồn kinh phí từ sở, sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ từ dự án, NVXH cũng huy động thêm sự đóng góp ủng hộ từ phía các nguồn tài trợ bên ngồi để hỗ trợ thiết bị nghề và vồn sản xuất cho người tạm trú khi có nhu cầu.
“Gia đình tơi thuộc diện khó khăn trong xã, hồn cảnh gia đình khó khăn. Nhận được sự chia sẻ từ phía chị em trong hội phụ nữ tơi ít mặc cảm hơn. Ngồi ra, tơi được giới thiệu đến ngân hàng chính sách của tỉnh, được vay 10 triệu đồng để lấy vốn làm ăn”.
Hỗ trợ trẻ là con nạn nhân: bên cạnh việc trợ giúp cho phụ nữ bị bạo lực
gia đình, Trung tâm CCDVCTXH cịn có những hoạt động kết nối để giúp đỡ cho con nạn nạn nhân. Các bé sẽ được Trung tâm CCDVCTXH phối hợp chuyển gửi đến các trường mầm non, Tiểu học, THCS trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Tùy từng trường hợp, NVXH sẽ có những buổi trao đổi, làm việc cụ thể với các cơ sở giáo dục để tạo điều kiện miễn giảm học phí, hỗ trợ hồn tồn trang thiết bị, đồ dùng phục vụ học tập cho các em cũng như có các biện pháp an toàn và giáo dục đặc biệt dành riêng đối với những ca cần thiết. Ngoài ra, với những trường hợp các bé bị sang chấn tâm lý nặng của chính bạo lực gia đình gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi, nhận thức, cảm xúc của bé, NVXH sẽ phối hợp với đường dây tư vấn
chăm sóc trẻ em 18001567, các cơ sở nuôi dưỡng chuyên môn hoặc các bác sỹ chuyên khoa tâm lý và các cán bộ tham vấn của Trung tâm để có biệc pháp can thiệp hỗ trợ trị liệu cho các bé.
Nhìn chung, để làm tốt hơn các hoạt động trợ giúp cho phụ nữ bị BLGĐ, một mặt người làm công tác xã hội cần tận dụng hơn nữa các nguồn lực bên trong, bên cạnh đó tìm kiếm và kết nối họ với các nguồn lực bên ngồi cộng đồng. Muốn vậy, địi hỏi mỗi NVXH cần nắm được những nhu cầu của thân chủ và có những hiểu biết về hệ thống những nguồn lực trong cộng đồng để có thể huy động đáp ứng nhu cầu của thân chủ. Trong hoạt động này, NVXH đóng vai trị là người điều phối, kết nối dịch vụ; vừa là người tạo khả năng; tạo môi trường thuận lợi nhất để thân chủ tiếp cận được với nguồn lực.