1.1 .5Các cơ sở pháp lý của hoạt động hỗ trợ đối với phụnữ bị bạo lực gia đình
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Các dịch vụ mơ hình hỗ trợ phụnữ bị bạo lực gia đình hiện có
1.2.1.1. Các dịch vụ hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực
1.2.1.1.1. Hoạt động tham vấn
Những phụ nữ chịu bạo lực gia đình họ ln gặp phải những vấn đề về tâm lý, tình cảm, sức khỏe. Họ bị tổn thương về thể chất, tâm lý, cảm giác chung đó là sự chán nản, tự ti, không tin vào hạnh phúc gia đình. Do vậy họ rất cần được sẻ chia, giúp đỡ. NVCTXH đóng vai trị quan trọng trong việc tư vấn, tham vấn, đó là vai trị khơng thể thiếu khi làm việc với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình. Tham vấn là hoạt động thường xuyên, trực tiếp của NVCTXH trong quá trình làm việc với cộng đồng nói chung và với phụ nữ bị BLGĐ nói riêng.
- Tham vấn tâm lý giúp cho người phụ nữ ổn định được tâm lý, vượt qua
được các trạng thái tiêu cực như mặc cảm, tự ti, chán nản, xấu hổ, ngại giao tiếp giúp họ có thêm sức mạnh vượt qua được vấn đề của bản thân, đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống. Mỗi người có hồn cảnh sống khác nhau, đặc điểm tâm lý cũng khác nhau và họ phải chịu những hình thức bạo lực khác nhau. - Tham vấn pháp lý về luật Hơn nhân và gia đình, luật Bình đẳng giới, luật Phịng, chống bạo lực gia đình, qua đó phụ nữ có những quyền và nghĩa vụ như thế nào, hiểu được các hành vi bạo lực có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và tính mạng con người. Từ đó sẽ giúp nạn nhân tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ tư vấn pháp lý nhằm đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng phụ nữ bị bạo hành thông qua các văn phòng trợ giúp pháp lý, các văn phòng luật sư và cơ quan tư pháp.Tham vấn cho họ đến các trung tâm tư vấn khi bị bạo hành, các ngôi nhà tạm lánh dành riêng cho phụ nữ, đường dây nóng khi bị bạo hành, hoặc báo với cơ quan cơng an, chính quyền địa phương để được can thiệp kịp thời.
- Tham vấn sức khỏe thể chất giúp cho họ cách chăm sóc sức khỏe của bản thân, đặc biệt là chăm sóc sức khỏe sinh sản. NVCTXH sẽ cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần thông qua các đối tác cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chuyên nghiệp.Họ sẽ kết nối những cơ sở cung cấp các dịch vụ y tế
miễn phí để các nạn nhân bị bạo lực được khám và điều trị bệnh, thậm chí tìm kiếm các trung tâm giám định y tế để giám định về tỷ lệ thương tật cho họ.
Khi tiếp xúc với những phụ nữ bị bạo lực gia đình, NVCTXH nhận thấy nạn nhân đều có tâm trạng buồn, chán nản, tự ti, ngại giao tiếp, khơng tìm được niềm vui trong cuộc sống, sống vì con cái khơng sống cho bản thân. Nhận biết được điều này trong những cuộc gặp gỡ và tiếp xúc thì NVCTXH nên tìm cách động viên, tâm sự, phân tích cho họ hiểu được họ vẫn cịn có con cái, gia đình, bạn bè, hàng xóm ln quan tâm và cảm thông với họ. Đồng thời giúp những phụ nữ bị BLGĐ nhận ra họ có khả năng gì và với khả năng đó họ có thể phát triển như thế nào? Muốn xây dựng được một cuộc sống gia đình hạnh phúc thì trước hết từ bản thân của mỗi người phụ nữ cũng cần phải thay đổi cách sống, cách điều hịa mâu thuẫn trong gia đình… Người phụ nữ bị bạo lực đóng vai trị quyết định tất cả, họ quyết định về suy nghĩ, tư tưởng, quan điểm, hành động, hướng đi của mình, NVCTXH chỉ đóng vai trị tư vấn, tham vấn giúp họ nhận ra vấn đề và có hướng giải quyết đúng đắn.
Hình thức tham vấn khá phong phú đa dạng. Tham vấn trực tiếp với đối tượng, tham vấn gián tiếp qua việc phối hợp với chính quyền, đồn thể địa phương tổ chức tham vấn lưu động, tổ chức sinh hoạt chuyên đề, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng…
1.2.1.1.2. Hoạt động hỗ trợ sinh kế
Song song với các hoạt động tham vấn, hỗ trợ sinh kế cũng là một hoạt động quan trọng góp phần trang bị các kỹ năng tìm kiếm thơng tin việc làm, tiếp cận với nhà tuyển dụng, phối hợp với các cơ quan đơn vị giới thiệu việc làm, tổ chức nhân đạo từ thiện để tạo việc làm cho nạn nhân. Một trong những vấn đề rất khó khăn và nhiều thách thức đối với các nạn nhân đó là vấn đề tái hịa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, nhân viên CTXH sẽ tiến hành lập kế hoạch tái hòa nhập, hướng dẫn kỹ năng sống và tích cực phối hợp hỗ trợ các nạn nhân tham gia các hoạt động hướng nghiệp dạy nghề, tham gia sản xuất để sớm tái hòa nhập với cuộc sống.
Hoạt động hỗ trợ sinh kế nhằm động viên phụ nữ bị BLGĐ vượt qua mặc cảm, thêm tự tin vào khả năng của mình, tham gia lao động, sản xuất phù hợp với
sức khỏe, phát triển bền vững, đồng thời nhằm tìm kiếm các nguồn lực, xin kinh phí học nghề tại các đối tác đào tạo nghề, hỗ trợ cá nhân và tham vấn nghề nghiệp định kỳ trong thời gian học nghề, xây dựng kế hoạch nghề nghiệp và chuẩn bị hành trang, sẵn sàng làm việc ổn định cuộc sống cho đối tượng phụ nữ bị bạo lực.
1.2.1.1.3. Hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức
Giáo dục bình đẳng giới phải được thực hiện ngay từ khi còn là một đứa trẻ sống trong gia đình đến khi tham gia sinh hoạt trong xã hội nhằm nâng cao nhận thức cả 2 giới trong mối quan hệ với các thành viên trong gia đình và ngồi xã hội. Đối với người phụ nữ phải giúp họ nhận thức được rằng muốn khơng có bất bình đẳng cũng như BLGĐ thì trước tiên họ phải hiểu được bình đẳng giới và BLGĐ là gì?
Nâng cao nhận thức cho phụ nữ trong việc phòng, chống bạo lực gia đình, trang bị cho chị em kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc. Kết hợp giữa cán bộ hội phụ nữ, cán bộ y tế và một số cán bộ chuyên trách ở địa phương tổ chức các buổi nói truyện, các cuộc thi về phịng, chống bạo lực gia đình.
- Truyền thông trực tiếp: Tuyên truyền giáo dục thông qua sinh hoạt ở đơn vị cấp thôn, xã. Tổ chức các buổi nói chuyện, tập huấn, hội thi, hội diễn… có chủ đề về bạo lực gia đình.Tổ chức tập huấn cho những người làm cơng tác hồ giải tại địa phương, những người làm công tác liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình. Đồng thời cũng tổ chức các hội thi, hội diễn về phịng chống bạo lực gia đình, đây là một hoạt động có ý nghĩa góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của mọi người.
- Truyền thông gián tiếp: Phát tờ rơi, tranh ảnh, băng rôn, khẩu hiệu, phát
thanh…thông qua các phương tiện thông tin đại chúng giúp cho người dân có thể nhận thức được bạo lực gia đình là một hành động sai trái và vi phạm pháp luật, bị xã hội đang lên án. Đài, báo sẽ phối hợp thực hiện phát, đăng tải các chương trình hoặc chuyên trang, chuyên mục. Những tranh ảnh, băng rôn, khẩu hiệu nhằm tuyên truyền về việc bình đẳng trong gia đình, xây dựng gia đình hồ thuận, con cái được chăm sóc đầy đủ, nói khơng với bạo lực gia đình.
Đối tượng để tuyên truyền, giáo dục ở đây khơng chỉ có những phụ nữ trong độ tuổi kết hôn mà bao gồm những thanh, thiếu niên và những người chồng, giúp họ thay đổi nhận thức từ đó dẫn đến thay đổi hành vi của bản thân. Phương pháp
truyền thơng dưới nhiều hình thức khác nhau, người dân có thể dễ tiếp cận và nắm bắt thông tin, đặc biệt các kiến thức liên quan đến BLGĐ được triển khai, phụ nữ có cơ hội nâng cao hiểu biết.
1.2.2. Các mơ hình hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực gia đình đã triển khai. Mơ hình truyền thơng nâng cao nhận thức cộng đồng
Một vài dự án ở Việt Nam chú trọng việc nâng cao nhận thức của các thành viên trong cộng đồng, lãnh đạo địa phương và các nhà hoạch định chính sách nhằm tạo ra môi truờng thuận lợi cho việc ngăn ngừa bạo lực.
Mơ hình về truyền thơng nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề này, được tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng khác nhau: truyền hình, truyền thanh, tờ rơi, sách nhỏ, khẩu hiệu, pano, áp phích, tổ chức nói chuyện, sinh hoạt văn nghệ với cộng đồng, phim ảnh, phát thanh…. Nội dung truyền thơng tập trung vào bình đẳng giới và bạo lực gia đình. Tiêu biểu:
- Năm 2004, Trung tâm nghiên cứu Giới và Phát triển (RCGAD) đã triển khai mơ hình tại thị trấn Thanh Nê và xã Vũ Lạc, huyện Kiến Xương, Thái Bình và đã thu được những kết quả tốt.
- Mơ hình truyền thơng về vấn đề bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình, cũng được áp dụng trong các cuộc sinh hoạt của hội viên Hội nông dân. Mới đây Hội còn tiễn hành lớp tập huấn đầu tiên về cách làm việc với các nam thủ phạm bạo lực.
- Trung tâm Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) cũng rất tích cực phối hợp với các tổ chức khác trong việc mở rộng hoạt động ra công chúng, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Trung tâm đã triển khai một chiến dịch tuyên truyền chống BLGĐ, bao gồm nhiều hình thức như phim ảnh, trị chuyện, giao lưu trên truyền hình, một loạt chương trình phát sóng về Luật Phịng, chống bạo lực gia đình, 5 chương trình dành riêng cho đối tượng nam giới và 58 số phát sóng trực tiếp trên Đài Phát thanh tiết mục Hỏi – Đáp.
được phát sóng trên Đài Truyền hình Trung ương năm 2009, nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề BLGĐ và vai trò của cộng đồng cũng như của ngành tư pháp trong việc giải quyết vấn đề này.
- CSAGA cùng với tổ chức Oxfam (Anh) đã xây dựng một dự án phối hợp với Đài Truyền hình Trung ương và các nhà báo trong nước nhằm thay đổi các khuôn mẫu về giới ở Việt Nam.
- Bắt đầu từ năm 2008, chương trình phủ sóng tồn quốc “Cửa sổ tình u” của Đài Tiếng nói Việt Nam đã lồng ghép chủ đề bạo lực gia đình vào nội dung chương trình.
Từ cuối năm 2008 đến đầu năm 2009, Hội Liên hiệp Phụ nữ và Quỹ Phát triển Phụ nữ Liên hợp quốc đã thu thập được trên một triệu chữ ký của cả nam giới và phụ nữ trong chiến dịch “Nói KHƠNG với bạo lực chống lại phụ nữ” do hai tổ chức này phát động.
Hiện nay, bên cạnh hệ thống báo chí, phát thanh, truyền hình đang tham gia tích cực vào cơng tác phịng, chống bạo lực gia đình, nước ta đang có các nhóm mơ hình truyền thơng về phịng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng như sau tồn tại:
1- Mơ hình truyền thơng theo chủ đề của từng chiến dịch truyền thông. Mơ hình truyền thơng này đang được áp dụng trên nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt vào dịp có các sự kiện lớn về lĩnh vực gia đình như Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11… dưới các hình thức truyền thơng trực tiếp và gián tiếp, đa dạng về cách thức, phương tiện truyền tải. 2- Mơ hình lồng ghép truyền thơng phịng, chống bạo lực gia đình với các cuộc vận động do Mặt trận tổ quốc các cấp và các bộ, ban, ngành chủ trì triển khai như: Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư do Mặt trận tổ quốc Việt Nam chủ trì. Cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa do Bộ Văn hóa – Thể thao và du lịch chủ trì. Cuộc vận động xây dựng làng, bản văn hóa do chính quyền địa phương chủ trì. Mơ hình xây dựng Câu lạc bộ gia đình hạnh phúc do Hội Liên hiệp phụ nữ triển khai…
3- Mơ hình kết hợp truyền thơng phịng, chống bạo lực gia đình với hoạt động thường xuyên, cụ thể của các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội nhằm ngăn
chặn bạo lực gia đình ngay tại cộng đồng. Kết hợp truyền thông với các hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ các nạn nhân của bạo lực gia đình, truyền thơng kết hợp với việc giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử gia đình cho các thành viên gia đình, tham vấn về tâm lý cho những kẻ gây bạo lực gia đình, nhất là các đối tượng người chồng.
4- Mơ hình lồng ghép truyền thơng phịng, chống bạo lực gia đình vào sinh hoạt các câu lạc bộ, sinh hoạt văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, thi sáng tác văn học, thơ ca, vẽ tranh, diễn kịch với sự tham gia của chính người dân tại cộng đồng. 5- Mơ hình giáo dục phịng, chống bạo lực gia đình trong nhà trường, giáo dục kỹ năng làm vợ làm chồng cho các gia đình trẻ, giáo dục tiền hơn nhân cho thanh niên.
Tuy nhiên, các mơ hình truyền thơng phịng, chống bạo lực gia đình nêu trên cịn chưa có được sự chỉ đạo nhất quán, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các loại mơ hình, đặc biệt là chưa phát huy được chính sức mạnh của những người trong cuộc, bởi vậy kết quả chưa cao.
Mơ hình về đào tạo
Một số dự án quy mô nhỏ nhằm tập huấn cho cán bộ chuyên môn, những người tiếp xúc trực tiếp với các nạn nhân của bạo lực giới đã được thí điểm tại Việt Nam. Các nhân viên y tế được tập huấn về bạo lực giới, bạo lực gia đình, các kỹ năng sàng lọc và tư vấn, như một bộ phận của ba dự án trong ngành y tế về sàng lọc và cung cấp dịch vụ cho các nạn nhân, do Sở Y tế Hà Nội/PC/CSAGA, Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) và Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) thực hiện.
Năm 2004, RCGAD đã tổ chức các cuộc tập huấn cho các tổ chức tư vấn tại cộng đồng và các thành viên tham gia ban chỉ đạo các mơ hình, đại diện các cơ quan ban ngành địa phương. Phụ trách tập huấn là Lê Thị Quý và Đặng Cảnh Khanh. Nội dung tập huấn về kiến thức mới về bình đẳng giới, bạo lực gia đình và phịng, chống bạo lực gia đình; tập huấn kỹ năng sống, kỹ năng ứng xử trong gia đình và ngồi xã hội dành cho cả hai giới; kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc; kỹ năng ni dạy con cái; kỹ năng hành động khi có bạo lực gia đình xảy ra.
Mơ hình Câu lạc bộ Nhóm nhỏ
Năm 2009, Việt Nam đã phát động một chiến dịch trên phạm vi toàn quốc với tiêu đề “Mình là đàn ơng, mình chống bạo lực gia đình”. Mục đích của chiến dịch này là nhằm thay đổi các chuẩn mực, khn mẫu về giới, thúc đẩy vai trị và hành vi tích cực của nam giới ở độ tuổi từ 18 đến 45, coi đây như một biện pháp tiếp cận để ngăn ngừa BLGĐ. Hai cơ quan đồng chủ trì dự án này là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, cùng với Tổ chức Hịa bình và Phát triển với 25 đối tác, trong đó có các tổ chức quần chúng, các cơ quan phi chính phủ trong nước và quốc tế, các cơ quan thuộc Liên hợp quốc và Cơ quan Hợp tác kinh tế và phát triển quốc tế Tây Ban Nha (AECID) tham gia đóng góp trợ giúp kỹ thuật và kinh phí. Một trong các hoạt động của dự án này là tổ chức các nhóm trao đổi ở cấp cộng đồng với nam giới tại 16 tỉnh để thảo luận về các thông điệp của chiến dịch và mời họ thể hiện những
thơng điệp đó thơng qua hành vi của mình liên quan tới BĐG và BLGĐ1
Trong dự án tại Thái Bình của RCGAD, mỗi thơn, cụm dân cư đều xây dựng câu lạc bộ và hoạt động tích cực. Hình thức câu lạc bộ là các nhóm nhỏ với những tên gọi khác nhau như: Câu lạc bộ “Vì sự tiến bộ của phụ nữ”, câu lạc bộ “Xây dựng gia đình hạnh phúc”, câu lạc bộ “Những người đàn ông yêu vợ”. Nhiều thành