1.1 .5Các cơ sở pháp lý của hoạt động hỗ trợ đối với phụnữ bị bạo lực gia đình
2.3. Thực trạng các dịch vụ hỗ trợ nhóm phụnữ bị bạo lực gia đình đƣợc tiếp
2.3.1. Hoạt động tư vấn
Hiệu quả của hoạt động tư vấn tại Trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội được thể hiện qua tỉ lệ số lượt tư vấn tăng theo từng năm.
Biểu đồ 2.4: Thống kê hoạt động của phòng tƣ vấn (Đơn vị: lƣợt tƣ vấn)
(Nguồn: Báo cáo hội nghị triển khai Công tác xã hội năm 2016 - Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội)
Nhìn vào biểu đồ thống kê ta thấy, tuy mới thành lập sau gần 3 năm số lượt tham vấn cho đối tượng đã tăng gấp 4 lần (từ 142 lượt của tháng 6/2014 đến 463 lượt tháng 6/2016. Điều đó cho thấy nhu cầu cần được hỗ trợ về tâm lý của các đối tượng ngày càng tăng cao. Tính đến hết tháng 6/2016 phịng tư vấn và trợ giúp đối tượng của Trung tâm đã tiếp nhận 865 ca, hỗ trợ cho 991 người với hơn 1473 lượt tham vấn. Trong số đó, có hơn 30% số lượt tham vấn đến vấn đề bạo lực gia đình.
Lý do mà số lượt tham vấn liên quan đến vấn đề bạo lực gia đình chưa nhiều được một cán bộ Trung tâm cho biết: “Trung tâm mới thành lập hơn nữa lại ở vị trí
tạm thời hiện chưa có nên việc chuyển đối tượng đến Trung tâm Bảo trợ xã hội I - ở Đơng Anh khá xa. Hơn nữa, trong quy trình tiếp nhận khẩn cấp nạn nhân bị bạo lực hay tiếp nhận nạn nhân bạo lực ở khu vực khác còn khá nhiều thủ tục. Chị thấy ở bên các cơ sở khác, như ở Ngơi nhà Bình n, CSAGA..lý do vì sao trường hợp bạo lực người ta nhiều, một phần cũng do chỉ cần một vụ việc nhỏ đến khai báo họ cũng tính là một trường hợp rồi...” (PVS Nhân viên xã hội, nữ, 31 tuổi)
Khi được hỏi về hoạt động tham vấn, tư vấn tại trung tâm, giám đốc trung tâm cho biết: “ tham vấn là hoạt động rất cần thiết nhất là đối với các đối tượng có
hồn cảnh đặc biệt ở trung tâm chúng tơi. Hiện nay, chúng tơi chưa có đội ngũ cán bộ tham vấn chuyên nghiệp vì chưa tuyển được cán bộ cho vị trí này,vài tháng trước đây cũng có người làm vị trí này nhưng do lương thấp nên họ xin thơi. Hiện nay chúng tôi đang tiếp tục tuyển tiếp nhưng chưa có người đăng đăng ký”.
Trong cuộc phỏng vấn sâu nữ, chuyên viên Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội phụ trách quản lý hoạt động của Trung tâm cho biết: “ Đa số các Trung
tâm Bảo trợ xã hội trên có rất ít cán bộ có trình độ chun mơn về tham vấn tâm lý, Trung tâm CCDVCTXH mới thành lập tuy có phịng tư vấn và quản lý đối tượng riêng nhưng cán bộ có trình độ cử nhân tâm lý học rất ít. Riêng phịng tư vấn và quản lý đối tượng chỉ có 1/8 người và đa số họ được đào tạo từ các chuyên ngành khác như kế toán, quản trị kinh doanh... “
Đặc điểm chung của phụ nữ bị BLGĐ thường là những người đã trải qua nỗi đau cả về thể xác và tinh thần nên họ thường nhạy cảm, dễ tổn thương, hay lo lắng, tâm trạng bất an, khó kiểm sốt được cảm xúc và hành vi của bản thân. Nhiều người trong số họ khơng tự giải quyết được vấn đề của mình nếu khơng có sự hỗ trợ giúp đỡ. Trước những tác động của BLGĐ, nhân viên cơng tác xã hội có vai trò quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ xã hội, tư vấn pháp luật, trị liệu tâm lý, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho họ. Tham vấn với phụ nữ bị BLGĐ chính là một q trình giao tiếp, trao đổi giữa cán bộ xã hội với phụ nữ bị BLGĐ nhằm hỗ trợ cho họ hiểu rõ vấn đề, phát triển tiềm năng của bản thân để tự tìm ra những giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề của bản thân, giúp họ tự tin hơn khi
một hình thức truyền thơng đặc biệt, hình thức truyền thơng hai chiều trong đó sự chủ động, tích cực của người nghe là rất quan trọng.
Bảng 2.4: Nhu cầu hỗ trợ về tinh thần của phụ nữ bị BLGĐ tại Trung tâm CCDVCTXH (Đơn vị: ngƣời)
STT Nội dung NTT Cán
bộ, NVXH
1 Giảm bớt sang chấn tâm lý sau bạo hành (ác mộng, lo sợ...) 6/6 8/8
2 Vượt qua được những áp lực từ chồng hoặc gia đình nếu
có
6/6 7/8
3 Lắng nghe, chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, lo lắng trước khó
khăn
6/6 8/8
4 Giải tỏa sở sợ hãi, trị liệu về tâm lý cho con cái 4/6 6/8
5 Vượt qua được những mặc cảm khi giao tiếp với mọi
người
4/6 7/8
6 Được nhìn nhận và khẳng định về giá trị bản thân 4/6 6/8
7 Được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động cộng đồng 6/6 5/8
Kết quả trên cho thấy, khảo sát ở cả hai nhóm đối tượng là phụ nữ bị BLGĐ và cán bộ, NVXH đang làm việc tại phòng Tư vấn và trợ giúp đối tượng đều cho thấy được nhu cầu hỗ trợ về tâm lý của phụ nữ bị bạo lực. Trong đó, những nội dung được đánh giá là cần thiết là: giảm bớt sáng chấn tâm lý bạo hành, vượt qua được áp lực từ chồng và gia đình; được lắng nghe, chia sẻ tâm tư nguyện vọng và được vui chơi giải trí. Để đáp ứng được những nhu cầu này NVXH cần thực hiện tốt hoạt động tham vấn, tư vấn về tâm lý cho nạn nhân bị bạo hành.
Tuy nhiên, qua kết quả khảo sát ta có nhận thấy thêm nhu cầu vượt qua được những mặc cảm giao tiếp với mọi người và nhu cầu được vui chơi giải trí tham gia các hoạt động cộng đồng của nạn nhân bị BLGĐ cao hơn đánh giá từ phía cán bộ NVXH, mặc dù con số này chênh lệch không đáng kể. Sở dĩ sự đánh giá này có sự
chênh lệch như vậy là do bản thân người phụ nữ bị BLGĐ họ vẫn muốn được khẳng định giá trị bản thân, nhiều phụ nữ cảm thấy bị cô lập: quan niệm xã hội vẫn đổ lỗi hoặc không thông cảm với người phụ nữ bị bạo lực nên ẩn sâu trong con người họ vẫn là những mong muốn chính đáng của con người đó là được vui chơi, được tham gia hoạt động cùng cộng đồng.
2.3.1.1. Nội dung tư vấn cho đối tượng phụ nữ bị bạo lực gia đình tại Trung tâm
Nội dung tư vấn tâm lý:
Mỗi nạn nhân bị BLGĐ bị bạo lực với nhiều hình thức khác nhau, với nhiều mức độ tổn thương khác nhau. Bên cạnh những tổn thương về mặt thể chất, họ còn phải chịu những tổn thương về mặt tâm lý như trầm cảm, rối loạn stress sau sang chấn. Chính vì vậy việc tư vấn trị liệu về mặt tâm lý giúp nạn nhân trở về trạng thái ổn định là một việc làm hết sức quan trọng. Để thực hiện điều này, người làm công tác xã hội phải thường xuyên gặp gỡ và trao đổi trị chuyện giúp nạn nhân bình ổn tâm lý, phục hồi sức khỏe tinh thần và giải quyết khó khăn trong cuộc sống riêng. Trung tâm CCDVCTXH ln duy trì cơng tác tiếp nhận thơng tin, tư vấn, trợ giúp khẩn cấp 24/24h qua số điện thoại 0433.525.662 vào tất cả các ngày trong tuần kể cả thứ 7, chủ nhật, ngày lễ tết. Đối với các ngày làm việc trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6, trung tâm tư vấn trong giờ hành chính qua tổng đài 1900.636.022. Tư vấn tâm lý cho thân chủ khi đã đáp ứng đủ 2 yêu cầu:
Nhân viên CTXH đã được đào tạo về kỹ năng tư vấn.
Kết quả đánh giá mức độ tổn thương tâm lý của thân chủ nằm trong khả năng hỗ trợ của nhân viên CTXH.
Kết quả thảo luận nhóm đối với cán bộ, NVXH đã chỉ ra rằng những trường hợp sau NVXH và NVTV sẽ tiến hành tham vấn, tư vấn cho nạn nhân bị bạo lực gia đình:
Giải quyết những sang chấn tâm lý sau bạo hành, can thiệp hỗ trợ tâm lý cho người tạm trú khi gặp khủng hoảng về tinh thần.
“Phần lớn những phụ nữ được đưa vào đây đều là nạn nhân của những BLGĐ
mộng khi nhớ đến những chuyện đã qua. Một số người tỏ ra giận dữ, hung hăng thái quá khi kể về những hành vi bạo lực của chồng mình. Nhưng cũng có người lại tỏ ra trầm tư, cảm thấy có lỗi với con cái và chán nản khi cho mình là vơ dụng. Những lúc ấy bọn chị phải thường xuyên gần gũi, chia sẻ, động viên tinh thần cho họ...” (PVS NVTV, nữ, 48 tuổi)
Hỗ trợ nạn nhân vượt qua những áp lực từ phía người chồng và gia đình như khi người phụ nữ tìm đến tạm trú tại Trung tâm. Thực tế, nhiều trường hợp phụ nữ bị bạo lực sau khi tìm đến Trung tâm tạm trú vẫn phải chịu sức ép, sự đe dọa từ chồng và gia đình để ép quay về nhà; lo sợ không dám tố cáo chồng... Trong những trường hợp đó, việc tham vấn tâm lý cho họ là việc làm cần thiết và cần làm thường xuyên để bản thân những người phụ nữ bị bạo lực bớt cảm thấy hoang mang, lo sợ ảnh hưởng đến tiến trình hỗ trợ.
“Tối đến với Chị vẫn như một ác mộng, lúc nào cũng hàng loạt cuộc gọi nhỡ
của anh ta. Chị không nghe, anh ta nhắn tin chửi rủa, dọa giết chị và sẽ không để cho bố mẹ chị yên nếu mẹ con chị không quay về. Chị vừa lo sợ vừa khổ tâm, may vào đây có các em động viên, phân tích nên Chị cảm thấy yên tâm hơn mà sống...”
(PVS nữ, buôn bán, 43 tuổi).
Hỗ trợ về tâm lý cho phụ nữ bị bạo lực trước những lo lắng liên quan đến quá trình giải quyết vấn đề của bản thân họ như: vấn đề sức khỏe, khó khăn về kinh tế, thủ tục ly hôn, những định hướng tương lai...
Giúp bản thân họ chuẩn bị tâm lý trước các buổi tham vấn gia đình, làm việc với địa phương...
Tư vấn tâm lý cho họ những vấn đề liên quan đến con cái họ.
“ Nhiều trường hợp Chị em khi đến đây dẫn theo con nên ngoài việc hỗ trợ
cho mẹ, bên Chị cịn phải hỗ trợ cho cả cháu bé nữa. Có nhiều cháu bị sang chấn tâm lý nặng, lúc đó bọn chị thường phải chuyển các cháu sang các cơ sở liên quan để hỗ trợ kịp thời” (PVS NVXH, nữ, 31 tuổi)
Trong quá trình sinh hoạt tạm trú tại Trung tâm, bản thân những người phụ nữ bị bạo lực họ có sự khác biệt về lứa tuổi, trình độ nhận thức.. nên khó tránh khỏi
những mâu thuẫn, xung đột khi tham gia sinh hoạt tập thể. NVXH và NVTV cần tiến hành tham vấn cá nhân, tham vấn nhóm khi có xung đột xảy ra.
Đối chiếu với nhu cầu của phụ nữ bị BLGĐ cho thấy, về cơ bản hoạt động hỗ trợ tư vấn tâm lý cho họ của NVXH tại Trung tâm cung cấp dịch vụ CTXH đã đáp ứng được phần nào những mong muốn của chị em khi đến tạm trú. Việc hỗ trợ và phục hồi về tâm lý, tinh thần tạo nên động lực rất lớn cho họ trong quá trình giải quyết vấn đề.
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động này mới chỉ thực hiện bằng một số hoạt động đơn giản như động viên, thăm hỏi, chia sẻ tình cảm với đối tượng. Trong khi đó tham vấn chuyên nghiệp được coi là một hoạt động nghề nghiệp bao gồm hệ thống kỹ năng, phương pháp khoa học để trợ giúp đối tượng.
Đánh giá về mức độ quan trọng của tham vấn tâm lý có 100 % cán bộ đều trả lời cơng tác tham vấn có ý nghĩa quan trọng đối với cơng việc của họ và họ gặp khá nhiều khó khăn trong cơng việc do khơng nắm bắt được hồn cảnh của đối tượng, những suy nghĩ, không hiểu được hành vi của đối tượng nên hoạt động này mới dừng ở hoạt động tư vấn tâm lý. Tư vấn tâm lý cho đối tượng là hoạt động thường xuyên và phổ biến tại trung tâm. Bởi với các nạn nhân bị bạo lực, đa số họ đều gặp khó khăn về mặt tâm lý trong cuộc sống. Việc tìm hiểu vấn nạn của đối tượng để lý giải các hành vi của họ là điều hết sức khó khăn nhưng đó cũng là cơ sở quan trọng giúp cho cán bộ trung tâm nắm bắt được nhu cầu, nguyện vọng, tâm lý tình cảm của đối tượng để có biện pháp trợ giúp đối tượng hiệu quả nhất. Hạn chế những hành động có hại đối với thể chất và tinh thần của đối tượng. Thiếu hoạt động tham vấn chuyên nghiệp tại trung tâm CCDVCTXH là một trong rào cản ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận các dịch vụ công tác xã hội của đối tượng tại trung tâm.
Tham vấn trong công tác xã hội chuyên nghiệp đòi hỏi người tham vấn phải được đào tạo đảm bảo trình độ nhất định. Thành lập bộ phận tham vấn riêng tại các trung tâm Bảo trợ xã hội nói chung và trung tâm CCDVCTXH nói riêng là một bước quan trong thể hiện sự quyết tâm đưa công tác xã hội chuyên nghiệp vào phục vụ đối tượng. Nhà tham vấn có thể là người cán bộ quản lý trường hợp tại trung tâm bởi bằng nghiệp vụ của mình, nhà tham vấn sẽ nắm bắt được vấn nạn của thân
chủ, giúp thân chủ giải quyết vấn nạn của mình bằng nhiều kỹ năng chuyên ngành đồng thời kết hợp với các phòng ban khác thực hiện theo dõi, đánh giá định kỳ về tình hình đối tượng. Nhiệm vụ này là phù hợp hơn cả. Mơ hình này hồn tồn phù hợp trong điều kiện kinh tế, xã hội của nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng.
Nội dung tham vấn pháp lý
Phụ nữ là nạn nhân của bạo lực gia đình khơng chỉ chịu những hậu quả nặng nề về thể chất, tâm lý mà nhiều người trong số họ còn rơi vào cảnh trắng tay về kinh tế, mất đi quyền sở hữu tài sản. Mặt khác, do trình độ học vấn cịn thấp, hạn chế trong việc tiếp cận thơng tin nhiều chị em cịn hiểu biết chưa đúng hoặc gặp khó khăn trong q trình giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp lý như tố cáo hành vi bạo lực của chồng, địi quyền ni con, phân chia tài sản... Đứng trước thực trạng đó, Trung tâm tiến hành tham vấn, cung cấp thơng tin về luật pháp, chính sách liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ được cung cấp bởi nhân viên tham vấn. Có các quy định xử lý, phạt tiền đối với người gây ra bạo lực. Kết nối với các văn phòng luật sư để đòi quyền lợi cho phụ nữ bị bạo lực. Đây là một hoạt động cần được chú trọng và đẩy mạnh.
Một ý kiến chia sẽ của nữ bị bạo lực khi đến tạm trú Trung tâm: Trước đây,
tơi khơng biết mình có quyền được bảo vệ thân thể, quyền được chia tài sản, quyền được pháp luật bảo vệ. Thông qua công tác tuyên truyền, tập huấn tơi mới biết là mình thiếu q nhiều kiến thức liên quan đến pháp luật”
Để trợ giúp hiệu quả cho phụ nữ bị bạo lực, đòi hỏi mỗi NVXH cần trao dồi cho mình những kiến thức và kinh nghiệm về pháp luật liên quan đến BLGĐ, nắm chắc những hệ thống những quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp NVXH khơng thể đủ trình độ và hiểu biết pháp luật để tư vấn được cho thân chủ.
“Hiện nay, phối hợp với các tổ chức đoàn thể hội phụ nữ chúng tôi cũng làm rất tốt công tác tham vấn tâm lý cho chị em bị BLGĐ. Tuy nhiên, do hiểu biết cịn hạn chế, chưa có phương pháp, kỹ năng nên chúng tơi cũng gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực này, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến luật pháp”
Lúc này, NVXH đóng vai trị là người kết nối, chuyển gửi, giới thiệu thân chủ đến các cơ sở pháp lý hoặc nhờ đến sự giúp đỡ, can thiệp của những luật sư có kinh
nghiệm để hỗ trợ giải quyết vấn đề của thân chủ như: Cục trợ giúp pháp lý trực thuộc Bộ tư pháp, Hội luật gia Việt Nam.... Một trong những khoản Chi của Trung