Một số lý thuyết tiếp cận trong công tác xã hội đối với phụnữ bị bạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các dịch vụ hỗ trợ với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình tại trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội thành phố hà nội (Trang 27 - 33)

1.1 .1Khái niệm

1.1.4 Một số lý thuyết tiếp cận trong công tác xã hội đối với phụnữ bị bạo

gia đình.

Có rất nhiều lý thuyết khác nhau, nhưng theo tác giả thì các lý thuyết sau phù hợp trong tiếp cận với phụ nữ bị bạo hành hơn. Cụ thể:

1.1.4.1 Lý thuyết hành vi

Mục đích: Tăng cường chức năng xã hội bằng việc hỗ trợ thân chủ học những

cách thức xác thực và rõ ràng về việc lĩnh hội, tư duy và giải thích những trải nghiệm cuộc sống của chính mình. Việc đấu tranh cho bình đẳng giới và phịng, chống bạo lực gia đình rất cần tác động đến nhận thức của cộng đồng, khi nhận thức thay đổi thì hành vi ứng xử của cộng đồng mới đổi khác.

Ứng dụng: Cách tiếp cận theo lý thuyết này này yêu cầu thân chủ phải có khả

năng nhận thức cần thiết và sẵn sàng đầu tư thời gian cần thiết để giám sát và phân tích các cách thức mà mình tư duy, đồng thời thực hành các kỹ thuật phù hợp để thay đổi những thói quen cố hữu trong suy nghĩ của mình, từ đó hiểu rõ hơn tại sao người phụ nữ lại có những hành vi cam chịu hay che dấu. Thuyết hành vi-nhận thức đặc biệt hữu hiệu đối với các vấn đề về suy giảm lòng tự trọng và những suy nghĩ về việc tự chuốc lấy những thất bại. Nó cũng có thể được sử dụng với trẻ em (ở độ tuổi lên 10 hoặc hơn một chút) và trẻ vị thành niên là những đối tượng đang phát triển và định hình những hình mẫu trong tư duy và tất nhiên là ứng dụng được cho

cả những người trưởng thành. Ứng dụng trong thực hành của lý thuyết này kết hợp những khái niệm được lựa chọn từ lý thuyết học hỏi và áp dụng phân tích hành vi với những thuyết khác rút ra từ việc nghiên cứu q trình nhận thức, ví dụ, làm thế nào mọi người tư duy và thơng tin về q trình đó. Nó cũng đồng thời trọng tâm vào sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa những nhận thức (tư duy), cảm xúc và hành vi. Những hành vi có vấn đề và những đau khổ cá nhân thường được bắt nguồn từ những suy nghĩ cứng nhắc, không hợp lý và khơng hồn hảo cũng như từ những niềm tin không thực tế, không được tìm thấy về cách thức mà chúng nên tồn tại (theo sự mong đợi của cá nhân). Vận dụng lý thuyết nhận thức – hành vi vào đề tài nghiên cứu về phụ nữ bị bạo lực giúp cho tác giả có thể hiểu về vấn đề một cách khoa học hơn. Hành vi con người là sự tổng hòa các yếu tố khác nhau, mỗi yếu tố đều có tác động tới việc làm xuất hiện những hành vi đúng hay lệch chuẩn của mỗi cá nhân. Cũng khơng nên gán nhãn cho mỗi hành vi đó, khơng phải khi tiếp xúc với một nạn nhân bị bạo lực gia đình thường xuyên bị chồng đánh thì ta liền nói họ là kiến thức nơng cạn, thiếu hiểu biết hay khi người vợ có hành vi phản kháng lại để khơng bị người chồng bạo hành ta liền cho đó là hành vi lệch chuẩn.

Trong suốt quá trình trị liệu nhận thức – hành vi, thân chủ được trợ giúp nhận biết, giám sát, kiểm tra và thay đổi những hình mẫu suy nghĩ đó và những giả định khiếm khuyết mang tới sự gia tăng của vấn đề. Thân chủ cũng được dạy những kỹ năng đặc thù và thủ tục để nhận biết nội hàm và tương tác trong suy nghĩ của họ, đánh giá tính đúng đắn trong nhận thức của mình cùng với những giả định và cách xem xét các sự kiện cũng như các trạng thái qua quan sát kỹ, tường tận hơn. Rất nhiều kỹ thuật đã được sử dụng như: tái cấu trúc nhận thức, phân tích hợp lý, tạo mơ hình vai trị, trình bày lại hành vi, chuyển dịch ngược, gây tê, chuyển đổi sự phá hủy, ngập lụt nhận thức,... Trong phạm vi khung sườn thực hành ứng dụng lý thuyết này có những phân chia, như liệu pháp hợp lý hóa cảm xúc và liệu pháp nhận thức. Những nhà thực hành và các nhà lý thuyết có sự bất đồng về khơng phải nhấn mạnh về mặt nhận thức cũng không phải về mặt hành vi của cấu trúc nhận thức - hành vi và đồng ý với việc họ làm để thay đổi tiễn trình nhận thức về cơ bản như: sự sáng suốt, trí nhớ, xử lý thông tin, cân nhắc và ra quyết định.

1.4.1.2 Lý thuyết về nhu cầu con người

Abraham Maslow (1908-1970), nhà tâm lý học người Mĩ đã xây dựng học thuyết phát triển về nhu cầu con người vào những năm 50 của thế kỷ XX.

Hệ thống cấp bậc nhu cầu của Maslow thường được thể hiện dưới dạng một hình kim tự tháp, các nhu cầu ở bậc thấp (nhu cầu cho sự tồn tại) thì xếp phía dưới, trong khi những nhu cầu cho sự phát triển, sự hoàn thiện cá nhân được coi là quan trọng hơn, giá trị hơn, chúng được xếp ở các thang bậc trên cao của kim tự tháp.

Mỗi nhu cầu con người đều phụ thuộc vào nhu cầu trước đó nếu một nhu cầu không được đáp ứng (nhu cầu tồn tại – nhu cầu thể chất) thì cá nhân sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nhu cầu cao hơn (nhu cầu về giao tiếp xã hội, nhu cầu hoàn thiện cá nhân).

Nhu cầu thể chất – nhu cầu cơ bản cho sự tồn tại của cá nhân. Các nhu cầu cơ bản khơng được đáp ứng sẽ kéo theo những khó khăn về tâm lý. Con người cần phải đáp ứng những nhu cầu cơ bản, sau đó mới đáp ứng những nhu cầu cao hơn, như nhu cầu tinh thần. Tuy nhiên khi nghiên cứu về những phụ nữ bị bạo lực gia đình họ khơng được đáp ứng đầy đủ cả những nhu cầu được cho là cơ bản nhất của con người và kéo theo đó là sự không được đáp ứng những nhu cầu cao hơn như nhu cầu tinh thần.

Thông qua việc đánh giá nhu cầu của đối tượng, nhân viên CTXH sẽ giúp thân chủ giải quyết những khó khăn của họ khi các nhu cầu cơ bản không được đáp ứng một

cách đầy đủ nhất.Tuy nhiên, nhân viên CTXH cũng cần xem xét các nhu cầu của thân chủ để từ đó cùng thành viên trong nhóm lựa chọn các nhu cầu ưu tiên giải quyết.

Nhu cầu an toàn – an ninh. Khi con người được đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cơ bản như ăn, mặc, ngủ thì các nhu cầu về an tồn, an ninh cũng rất cần thiết. Mỗi cá nhân đều mong muốn mình được an tồn, mong muốn có một cuộc sống bình yên và hạnh phúc là điều mỗi phụ nữ đều mong muốn có. Tóm lại, cá nhân cần có cảm giác an toàn về thân thể, được hưởng các dịch vụ y tế và xã hội. Khi cá nhân cảm thấy bất ổn họ có thể tìm đến sự an tồn về mặt tinh thần. Như vậy, việc giúp đỡ các cá nhân có được cơ hội sinh hoạt trong nhóm cũng nhằm giải quyết giúp những phụ nữ bị bạo lực gia đình vượt qua những khó khăn, những áp lực về tâm lý, giúp họ có được cảm giác an tồn khi sinh hoạt trong nhóm.

Nhu cầu được giao lưu tình cảm và được trực thuộc. Cá nhân không thể tồn tại khi thiếu các mối quan hệ từ gia đình, bạn bè, cộng đồng và đồng nghiệp, vì vậy cá nhân đều muốn thuộc về một nhóm nào đó, muốn gia đình n ấm. Maslow cũng cho rằng khi các nhu cầu không được thỏa mãn, đáp ứng, nó sẽ gây các bệnh trầm trọng về tinh thần, thần kinh.Mơ hình nhóm tự lực giúp đỡ các nạn nhân của bạo lực gia đình có một môi trường thuận lợi để giao lưu, học hỏi và có sự tương tác qua lại. Nhân viên CTXH đã vận dụng lý thuyết nhu cầu để từ đó đưa ra được những đề xuất hợp lý nhất giúp những phụ nữ bị bạo lực có được mơi trường thuận lợi để giao lưu, chia sẻ, nâng cao năng lực của bản thân, vượt qua được những trạng thái tâm lý tiêu cực khi sống trong bạo lực.

Nhu cầu được tơn trọng, nhu cầu tự hồn thiện – cơ hội để hoàn thiện bản thân là những nhu cầu cao nhất của con người mà bất kỳ ai cũng muốn theo đuổi để đạt tới sự phát triển hoàn thiện của nhân cách. Khi cá nhân không nhận được sự tơn trọng của người khác thì họ sẽ rơi vào trạng thái chán nản, khơng cịn ý chí để phấn đấu, không thể sẵn sàng đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống của mình, họ sẽ sống khép kín hơn và gặp khó khăn khi làm bất cứ cơng việc gì. Sự tự hồn thiện của bản thân là mong muốn được sáng tạo, được thể hiện khả năng, được thể hiện bản thân và được công nhận.

Dựa vào lý thuyết phát triển nhu cầu của Maslow giúp tác giả đánh giá được những nhu cầu của phụ nữ bị bạo lực gia đình, họ có những nhu cầu gì và nhu cầu nào là cần thiết nhất đối với họ. Từ đó giúp họ đáp ứng được những nhu cầu đó bằng việc xây dựng được những mơ hình giúp đỡ chị em, đặc biệt là việc tác giả xây dựng mơ hình nhóm tự lực dành cho nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình đã giúp cho chị em từng bước đáp ứng được các nhu cầu cơ bản của bản thân.

1.4.1.3 Lý thuyết hệ thống – sinh thái

Các quan điểm hệ thống trong Cơng tác xã hội có nguồn gốc từ lý thuyết tổng

quát của L.V. Bertalanffy (1901- 1972) – một nhà sinh học nổi tiếng người Áo. Sau này lý thuyết được các nhà khoa học khác nghiên cứu và phát triển tiêu biểu như: W.R. Ashby (1956), Siporin (1980), Mancoske (1981), Hanson (1995). Người có cơng đưa lý thuyết hệ thống áp dụng vào thực tiễn Công tác xã hội là Pincus và Minahan, tiếp đến là Germain và Giterman.

Lý thuyết hệ thống – sinh thái thực chất là sự kết hợp giữa những quan điểm hệ thống (system) trong lý thuyết hệ thống với quan điểm về sinh thái (ecological) trong lý thuyết sinh thái học.

 Quan điểm về hệ thống trong Công tác xã hội của Pincus và Minahan.

- Mỗi cá nhân phụ thuộc vào hệ thống để thỏa mãn những nhu cầu của bản

thân mình. Theo đó, 3 hình thức hệ thống hỗ trợ cá nhân gồm:

+ Hệ thống phi chính thức (gia đình, bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp): hệ thống này góp phần trợ giúp cá nhân về tinh thần, lời khuyên bảo, cung cấp thông tin, các nguồn lực hoặc hoạt động trợ giúp cụ thể khác.

+ Hệ thống chính thức (các tổ chức xã hội, hiệp đồn xã hội mà cá nhân là thành viên): hệ thống này hỗ trợ các nguồn lực trực tiếp cho cá nhân, hoặc trợ giúp cho cá nhân các hình thức thương lượng với hệ thống xã hội khác.

+ Hệ thống xã hội: các hoạt động xã hội, các chương trình tình nguyện, các phong trào xã hội, các bệnh viện , các chương trình đào tạo nghề, các dịch vụ pháp lý...

- Lý do thân chủ không sử dụng được các hệ thống hỗ trợ là do: hệ thống nguồn lực không tồn tại, thân chủ không biết sử dụng các hệ thống ra sao, chính sách của hệ thống, xung đột giữa các hệ thống.

 Kết hợp quan điểm sinh thái vào lý thuyết hệ thống trong CTXH

Việc vận dụng quan điểm sinh thái học vào lý thuyết hệ thống chỉ ra rằng, mỗi cá nhân được coi là một hệ thống được cấu thành bởi những tiểu hệ thống, có liên hệ với những hệ thống khác lớn hơn và cùng nằm trong một hệ thống lớn nhất – hệ thống sinh thái (gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội). Hệ thống sinh thái của mỗi cá nhân là khác nhau. Theo đó, có thể phân chia hệ thống sinh thái của mỗi cá nhân thành ba cấp độ:

- Cấp độ vi mô: ở cấp độ này mỗi cá nhân được coi là một hệ thống được cấu

thành bởi những tiểu hệ thống: tiểu hệ thống sinh học, tiểu hệ thống tâm lý xã hội.

- Cấp độ trung mô: cấp độ này đề cập đến hệ thống các nhóm nhỏ ảnh hưởng

đến cá nhân như gia đình, nhóm làm việc và các nhóm xã hội khác.

- Cấp độ vĩ mô: bốn hệ thống vĩ mô quan trọng tác động đến cá nhân là: các tổ

chức xã hội, các thiết chế, cộng đồng và nền văn hóa.

MÔI TRƢỜNG XÃ HỘI

Sơ đồ các hệ thống tƣơng tác trong môi trƣờng xã hội

Hệ thống trung mô Gia đình Nhóm Hệ thống vĩ mơ Thiết chế Cộng đồng Tổ chức Văn hóa Hệ thống vi mơ (cá nhân)

Ứng dụng: vận dụng lý thuyết hệ thống - sinh thái vào nghiên cứu về phụ nữ

là nạn nhân của BLGĐ giúp NVCTXH khi làm việc với thân chủ có thể khái quát được hệ thống sinh thái của thân chủ. Xem xét chỉ ra được thân chủ đang thiếu hụt những hệ thống nào? Những nguyên nhân cản trở việc tiếp cận hệ thống của thân chủ? Mối quan hệ thống của thân chủ ra sao? Đâu là hệ thống nguồn lực trợ giúp cho thân chủ giải quyết vấn đề? Mặt khác, cách tiếp cận hệ thống trong thực hành còn giúp NVCTXH có thể thiết lập được hệ thống vấn đề của thân chủ để chỉ ra được mối quan hệ giữa các vấn đề, tìm ra được vấn đề cốt lõi và ưu tiên cần giải quyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các dịch vụ hỗ trợ với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình tại trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội thành phố hà nội (Trang 27 - 33)