Các hình thức Bạo lực gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các dịch vụ hỗ trợ với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình tại trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội thành phố hà nội (Trang 67 - 70)

1.1 .5Các cơ sở pháp lý của hoạt động hỗ trợ đối với phụnữ bị bạo lực gia đình

2.2. Đặc điểm vấn đề bạo lực gia đình với nhóm phụnữ tại Trung tâm

2.2.1. Các hình thức Bạo lực gia đình

Các hình thức BLGĐ thường xảy ra với phụ nữ gồm: bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục, bạo lực kinh tế. Các hình thức bạo lực thường có xu hướng xuất hiện cùng nhau. Ta ít thấy phụ nữ chỉ bị một hình thức bạo lực nhất định.

Qua quan sát tương tự như các địa phương khác, BLGĐ với nhóm phụ nữ đến với Trung tâm ở cả 4 hình thức và điển hình nhiều nhất tập trung ở bạo lực về thể chất.

Theo Báo cáo hội nghị triển khai Công tác xã hội do Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội tổ chức vào 20/01/2016 đã cho thấy có đến 69% trong tổng

bị cả 4 hình thức bạo lực. Tỷ lên hình thức BLGĐ của phụ nữ tại Trung tâm được thể hiện trong biểu đồ sau:

92.4 81.2 29.8 69.5 0 20 40 60 80 100 BL về thể chất BL về tinh thần BL về tình dục BL về kinh tế

Biểu đồ 2.2: Các hình thức BLGĐ với phụ nữ qua thực tiễn tại TTCCDVCTXH (Từ 2014 - 12/2015:

54 người)

(Nguồn: Báo cáo hội nghị triển khai Công tác xã hội năm 2016 - Trung tâm Cung cấp dịch vụ công tác xã hội – Đơn vị: %)

Biểu đồ cho thấy, Bạo lực thể chất chiếm tỉ lệ cao nhất (92.4%), do đây là

hình thức mà hậu quả của nó có thể quan sát, nhận biết bằng mắt thường (như bầm tím, gãy xương...). Với những phụ nữ là nạn nhân của BLGĐ phải tìm đến Trung tâm CCDVCTXH thì mức độ của họ thường rất nặng nề, nhiều trường hợp còn đe dọa đến tính mạng.

Trong cuộc phỏng vấn sâu, một phụ nữ (nữ, 53 tuổi) có nói: “…Khi đó, chị

đang nấu cơm dưới bếp, anh ta cùng mấy người nữa uống rượu trên nhà, được một lúc anh ta xuống cằn nhằn vì chưa có cơm, chị nói lại thì anh ta xơng vào tát chị, những người bạn của anh ta khơng can mà cịn hùa vào, anh ta ném hết đồ của chị ra ngoài đường bảo chị cút đi cho khuất mắt, lúc đó là mùng hai tết, chị và đứa con nhỏ không biết phải đi đâu”.

“Nhiều lần đi uống rượu say về, nó túm tóc, bóp cổ em tới khi em khơng thở được nữa anh ta mới thả ra...” (nạn nhân, nữ, buôn bán, 38 tuổi)

“Những hành vi bạo lực đánh vào thân thể người phụ nữ có rất nhiều kiểu

nhưng chủ yếu nhất vẫn là đánh vào mặt người phụ nữ. Thực ra thì những nơi khác cũng có nhưng gương mặt là nơi dễ nhận ra nhất” (nữ, phụ trách phòng tư vấn và

quản lý đối tượng).

Bạo lực tinh thần chiếm 81.2%, thường diễn ra ở nhiều hình thức khác nhau như: chửi thề, chửi bới, làm tổn thương lòng tự trọng, đe dọa, đập phá đồ đạc, chỉ

trích suy nghĩ và tình cảm, cơ lập khơng cho giao tiếp… Đây là dạng bạo lực không gây ra những tổn thương về thể xác, tuy nhiên nó gây ra những đau đớn tột cùng về mặt tâm lý đối với phụ nữ, nhiều phụ nữ đã rơi vào trạng thái khủng khoảng hay trầm cảm về mặt tâm lý. Chia sẻ về điều này, PVS cho rằng: “Buồn lắm, anh ta nói

mình bỏ bố mẹ theo anh ta, mình là đồ mất nết, lúc mắng chửi, anh ta tồn gọi mình là mày… mày khơng bằng con vật, mày khơng có liêm sỷ, mày cứ ăn bám ở nhà tao thế này, mày chết đi cho khuất mắt tao, giờ mình cũng khơng dám về nhà nữa” (nạn

nhân, nữ, 36 tuổi).

Mặc dù, khơng để lại hậu quả gì trên cơ thể nhưng kiểu bạo lực này lại khiến bản thân những người trong cuộc cảm thấy rất bức bối, khổ sở. Một phụ nữ 32 tuổi tâm sự: “Nhiều khi ức chế lắm mà chẳng biết phải làm sao, nói ra thì có khi người

ta lại cười cho, vì bên ngồi người ta vẫn thấy chồng mình là người thương vợ, thương con, nhưng phải sống chung mới hiểu, nhiều khi mình cũng khổ lắm, động một cái là chửi, động một cái là chì triết khiến mình cảm thấy rất ngột ngạt và mệt mỏi”.

”Anh ta ngang nhiên thừa nhận việc mình đã đi cặp bồ với nhiều người phụ nữ

khác và kể lại với Em, vì anh ta cho rằng đàn ơng có quyền làm vậy cịn đàn bà như chị H thì khơng được phép. Em sống mà không bằng chết chị ạ...”

Bạo lực kinh tế cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao (69.5%). Theo ý kiến người trả lời, bạo lực về kinh tế cũng diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như: kiểm soát thu nhập, khơng cho vợ đi làm,…đây là hình thức bạo lực vốn tồn tại từ lâu đời trong xã hội Việt Nam. Với hình thức BL về kinh tế, đa phần những phụ nữ này khơng có quyền quyết định về các khoản chi tiêu trong đời sống gia đình, họ phải phụ thuộc vào người chồng – mặc dù bản thân người phụ nữ vẫn tạo ra thu nhập và thậm chí có một số người thu nhập cịn khá hơn nam giới.

“ Từ ngày sinh con xong, anh ta không cho em đi làm bắt em phải ở nhà nội

trợ và chăm sóc cho con, phục vụ chồng. Chi tiêu trong gia đình em đều bị phụ thuộc và kiểm sốt. Hàng ngày anh ta đi làm về mà khơng vừa ý hay bực bội chuyện gì lại chửi em khơng ra gì là cái loại có mỗi ở nhà ăn với chơi mà khơng làm gì nên hồn” (nữ, giáo viên, 26 tuổi)

“Trong nhà chỉ trông chờ vào cái hàng nước của chị, anh ta thất nghiệp mấy

năm nay rồi, nhưng có chịu đi tìm cơng việc mới đâu. Bao nhiêu tiền chị đi làm về phải đưa cho anh ta hết, khơng thì anh ta đánh, lại đập phá hết đồ đạc trong nhà, chị lại phải đi mua lại. Bực mình lắm, anh ta sợ chị mang tiền cho bên ngoại, không mang tiền cho anh ta đi uống rượu, không hiểu anh ta cịn liêm sỉ hay khơng nữa”

(Nữ, 43 tuổi).

Bạo lực tình dục có tỉ lệ thấp hơn (29.8%). Tuy những hình thức này khơng cịn phổ biến, song nó cũng gây ra những tổn hại đáng kể cho phụ nữ cả về mặt sinh sản, tinh thần và sức khỏe thể chất.

“BLTD là một vấn đề tế nhị, một cái gì đó rất thầm kín, là chuyện chỉ có hai

vợ chồng biết. Người phụ nữ sẽ chẳng nói gi với mình đâu vì họ xấu hổ lắm. Có nói rằng thơng tin được hồn tồn đảm bảo bí mật thì cũng khơng khai thác được gì đâu”.(Nữ, cán bộ y tế Trung tâm)

Tuy nhiên con số này chưa thể hiện được chính xác “Vấn đề BLGĐ được

chúng tôi rất quan tâm, đặc biệt là bạo lực với phụ nữ. Tôi cho rằng BLGĐ vẫn diễn ra một cách thường xuyên nhưng vấn đề là không phát hiện được. Chúng tơi rất khó khăn trong việc thu thập thông tin do các nạn nhân chủ yếu là chịu đựng hơn là đi khai báo chính quyền. Phải đi sâu tìm hiểu mới biết được thực trạng BLGĐ như thế nào, những con số thống kê của Trung tâm không thể phản ánh hết được” (nữ, phụ trách phòng tư vấn và quản lý đối tượng)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá các dịch vụ hỗ trợ với nhóm phụ nữ bị bạo lực gia đình tại trung tâm cung cấp dịch vụ công tác xã hội thành phố hà nội (Trang 67 - 70)