Hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (VIB) thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 54)

QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB)

2.2.1. Hoạt động tín dụng

Cũng như phần lớn các Ngân hàng tại Việt Nam, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động mang lại nguồn thu lớn nhất, do vậy hoạt động tín dụng được đặc biệt quan tâm đẩy mạnh và phát triển tại VIB.

Trong giai đoạn từ năm 1996-2002, dư nợ tín dụng của VIB tăng trung bình khoảng 10%/năm. Dư nợ cho vay tăng trưởng với tốc độ vừa phải và chất lượng tín dụng vẫn được Ngân hàng quan tâm hàng đầu, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu được khống chế trong mức cho phép của NHNN và ln có tỷ lệ tốt so với các ngân hàng thương mại khác trong cả nước.

Giai đoạn từ năm 2003-2007, đây là giai đoạn phát triển tín dụng rất tốt của Ngân hàng, với những con số bứt phá về dư nợ cho vay tín dụng. Đặc biệt năm 2007, dư nợ tín dụng của Ngân hàng là 16.000 tỷ đồng, đạt 114,29% kế hoạch và tăng 78,45% so với cùng kỳ năm 2006. Do tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ nên tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng trong năm 2007 cũng tăng, tuy nhiên mức tăng không đáng kể và nợ chủ yếu là nhóm 1, nhóm 2.

Đến năm 2008, dư nợ của VIB trong giai đoạn đầu năm tăng trưởng khá tốt, tuy nhiên đến cuối năm do khủng hoảng tài chính tiền tệ, ngân hàng thắt chặt chính sách tín dụng do vậy dư nợ đến cuối năm 2008 hạn chế. Và xu hướng này tiếp tục ảnh hưởng sang năm 2009. Dư nợ của Ngân hàng tăng

52

trưởng từ 19.775 tỷ đồng lên 27.353 tỷ đồng và tỷ lệ nợ quá hạn của của Ngân hàng vẫn tiếp tục ở mức cao, ở mức trên 2%.

Về cơ cấu về tín dụng: Hiện nay VIB đang tập trung cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), chiếm 54% tổng dư nợ; tiếp đến là khách hàng cá nhân, chiếm 26%. Tuy mới được thành lập vào cuối năm 2007, nhưng khối khách hàng Doanh nghiệp lớn và khách hàng có vốn đầu tư nước ngồi đó có những bước tiến mạnh mẽ, vươn lên chiếm 20% về cơ cấu tín dụng (năm 2007: 8,6%).

Dư nợ cho vay của Ngân hàng tập trung chủ yếu vào cho vay bằng VND chiếm gần 70%, dư nợ cho vay bằng ngoại tệ và vàng chiếm khoảng 30%, cụ thể dư nợ theo đơn vị tiền tệ của công ty trong thời gian qua như sau:

Bảng 2.1: Cơ cấu dƣ nợ theo đơn vị tiền tệ của VIB năm 2007-2009

Đơn vị: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009

1 Cho vay bằng VND 11.306.242 14.803.183 22.702.148 2 Cho vay bằng ngoại tệ, vàng 5.438.008 4.971.326 4.650.534

Tổng 16.744.250 19.774.509 27.352.682

(Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2007-2009 của VIB)

23%57% 57% 20% Khách hàng Cá nhân Khách hàng SMEs Khách hàng BC&FDI

(Nguồn: Báo cáo của Phịng Giám sát tín dụng năm 2009 của VIB)

53

Về cơ cấu dư nợ theo thời gian, VIB chủ yếu tập trung vào cho vay ngắn hạn nên dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, thường giao động trong khoảng 60%. Trong những năm qua dư nợ của ngân hàng có xu hướng tăng nhẹ về tỷ trọng của nợ trung hạn và dài hạn so với tổng cơ cấu dư nợ của Ngân hàng. Năm 2007, tỷ lệ dư nợ trung hạn và dài hạn của Ngân hàng là 36%, năm 2008 là 41% và năm 2009 là trên 40%. Cụ thể:

Bảng 2.2: Cơ cấu dƣ nợ theo thời gian của VIB năm 2007-2009

Đơn vị: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 1 Nợ ngắn hạn 10.024.899 11.608.814 15.399.789 2 Nợ trung hạn 4.084.354 3.700.602 4.675.739 3 Nợ dài hạn 2.634.997 4.465.093 7.277.152 Tổng 16.744.250 19.774.509 27.352.682

(Nguồn: Báo cáo kiểm toán năm 2007-2009 của VIB)

Về dư nợ theo ngành hàng, hiện tại các ngành hàng có dư nợ chủ yếu tại VIB khá đa dạng. Tuy nhiên, dư nợ vẫn chủ yếu tập trung vào một số ngành hàng nhất định như sắt thép, lương thực thực phẩm….Hiện tại dư nợ của VIB tập trung vào một số ngành hàng chủ yếu, trong đó ngành sắt thép là ngành có dư nợ/tổng dư nợ của VIB lớn nhất, tương đương 13-14% dư nợ toàn hàng.

54

Bảng 2.3: Cơ cấu dƣ nợ theo ngành hàng của VIB năm 2009

Nhóm ngành hàng Ngành hàng 1 Nhóm ngành hàng và sản phẩm có hạn mức trên 10% Tổng dƣ nợ Ngành thép, các sản phẩm từ sắt, kim loại màu và kim loại quý

Ngành lương thực thực phẩm Ngành cơng nghiệp khai khống

Ngành công nghiệp sản xuất, phân phối điện và năng lượng

Ngành dịch vụ giao nhận (ngoại trừ hoạt động SX KD PTGTVT) Bất động sản cá nhân 2 . Nhóm ngành hàng và sản phẩm có hạn mức trên 5% Tổng dƣ nợ

Vật liệu xây dựng (trừ nhôm ,inox, thép) Ngành KD Bất động sản Ngành Xây dựng Ngành CN SX các PTGTVT SXKD các sản phẩm tiêu dùng Dệt may Ngành Giấy Ngành hóa chất

Dược phẩm và trang thiết bị y tế Ngành công nghệ TT và truyền thông Giáo dục và đào tạo cá nhân

(Nguồn: Báo cáo của Phịng Giám sát tín dụng năm 2009 của VIB)

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (VIB) thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)