Cơ sở pháp lý cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (VIB) thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 77)

- Nợ quá hạn trên 360 ngày:

2.4.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng

Hiện nay, các tỷ lệ bảo đảm an tồn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) được thực hiện theo Luật tổ chức tín dụng, và theo quy định của NHNN tại Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005; việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007. Các quy định này được xây dựng trên cơ sở áp dụng chuẩn mực và thông lệ quốc tế phổ biến và thực tiễn hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.

Trên cơ sở quy định này, VIB cũng đưa ra quy định về phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro tuân thủ theo quy định của Ngân hàng nhà nước tại quyết định số 1287/2006/QĐ-VIB ngày 12/5/2006.

Ngoài ra, để thực hiện việc quản trị rủi ro tín dụng, VIB cũng đưa ra hàng loạt các văn bản liên quan đến quy trình tín dụng, chính sách cho vay và các quy định về xếp hạng tín dụng, quy định về tài sản đảm bảo.

75

Quy định về tài sản đảm bảo VIB đưa ra quy định số 3870/2008/QĐ- VIB ngày 18/12/2008 nhằm điều chỉnh viêc phân loại tài sản đảm bảo, nhằm mục đích thực hiện các chính sách tín dụng của VIB áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống VIB. Tài sản đảm bảo được phân loại dựa trên tính pháp lý, tính dễ phát mại, dễ quản lý, xu hướng thay đổi về giá của tài sản theo thời gian, mức độ uy tín của người vay vốn và chủ sở hữu tài sản và các yếu tố khác theo quy địn của VIB.

Tài sản đảm bảo được phân thành 5 loại: A, B, C, D và E.

+ Tài sản đảm bảo loại A: Là tài sản có các thủ tục giấy tờ pháp lý đảm bảo, rất dễ chuyển đổi thành tiền, các biện pháp quản lý thuận lợi, giá tài sản tăng lên theo thời gian và có tính pháp lý chắc chắn. VIB đặc biệt khuyến khích hận loại tài sản này.

+ Tài sản đảm bảo loại B: Là tài sản có các thủ tục giấy tờ pháp lý đảm bảo, dễ quản lý, dễ chuyển đổi thành tiền, giá cả ổn định theo thời gian và tính pháp lý chắc nhưng kém hơn loại A. VIB khuyến khích nhận loại tài sản này.

+ Tài sản đảm bảo lại C: Là tài sản có khả năng chuyển đổi thành tiền, khả năng quản lý, mức độ ổn định về giá và tính pháp lý ở mức trung bình. VIB khuyến khích nhận loại tài sản này.

+ Tài sản đảm bảo loại D: Là tài sản không dễ phát mại, phức tạp trong quản lý, giá cả giảm theo thời gian và tính pháp lý khơng chắc chắn. VIB khơng khuyến khích nhận loại tài sản này.

+ Tài sản đảm bảo loại E: Là tài sản rất khó khăn khi phát mại, phức tạp trong quản lý, giá giảm mạnh theo thời gian, khả năng rủi ro mất tài sản, không thu hồi được nợ rất lớn và tính pháp lý rất kèm. VIB khơng khuyến khích nhận tài sản này. Việc nhận tài sản này do UBTD xem xét phê duyệt.

Trên cơ sở quyết định 493/2005/QĐ/NHNN ngày 22/4/2005, VIB đã đưa ra Quy định về xếp hạng tín dụng nội bộ số 203/2009/QĐ-VIB ngày

76

02/02/2009. Theo đó, VIB xác định xếp hạng tín dụng khách hàng là việc xác định hệ số tín nhiệm về khả năng trả nợ và thực hiện các cam kết tài chính đối với các khoản vay tín dụng, khoản phải trả người cung ứng, các trách nhiệm thuế theo luật định, thơng qua việc phân tích, đánh giá, cho điểm và tổng hợp điểm xếp hạng từ các tiêu thức thuộc hạng mục rủi ro tài chính, rủi ro kinh doanh, rủi ro quản lý và rủi ro uy tín. Mục đích của VIB trong việc đưa ra xếp hàng tín dụng nội bộ:

+ Xây dựng hệ thống thông tin khách hàng cập nhật thường xuyên và đa dạng giúp đánh giá toàn diện các khách hàng của ngân hàng theo danh mục tín dụng.

+ Xây dựng cơng cụ quản lý rủi ro tín dụng, trong đó khách hàng được xếp hạng theo các mức độ tín nhiệm khác nhau, nhằm đánh giá mức độ rủi ro hiện tại, dự đoán rủi ro tiềm tàng để đưa ra các biện pháp phịng ngừa, đảm bảo tín dụng và chất lượng tín dụng tại từng đơn vị kinh doanh;

+ Xây dựng chính sách tín dụng, chính sách khách hàng phù hợp với mức độ rủi ro tín dụng để nâng cao hiệu quả cũng như bảo đảm an tồn cho hoạt động tín dụng của VIB.

+ Là cơ sở để thực hiện phân loại nợ khách hàng và trích lập dự phịng rủi ro theo Điều 6 và Điều 7, quy định số 493/2005/QĐ- NHNN;

+ Thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin rủi ro về khách hàng, lĩnh vực cấp tín dụng nhằm hỗ trợ cơng tác cấp tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng của VIB.

Theo quy định về xếp hạng tín dụng của VIB hiện tại thì thang điểm xếp hạng được thiết kế theo 5 cấp độ từ 20 đến 100, áp dụng tới tiêu thức đánh giá thuộc cấp thấp nhất. Tiêu thức cho điểm được thực hiện theo 5 mức 20, 40, 60, 80, 100; tương ứng với mức 20 là rủi ro cáo nhất và 100 là rủi ro

77

thấp nhất. Theo đó, việc chấm điểm khách hàng được quy định thành 5 nhóm khách hàng, cụ thể:

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (VIB) thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)