Dự báo tình hình rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (VIB) thực trạng và giải pháp (Trang 94 - 96)

- Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): hạng AAA.AA.A (từ 75 đến

3.1.2. Dự báo tình hình rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong thời gian tớ

của các NHTM Việt Nam trong thời gian tới

Với một độ mở rất cao nên ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế tới nền kinh tế Việt Nam là không thể tránh khỏi. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua tới Việt Nam được đánh giá với mức độ khác nhau. Vào 6 tháng đầu năm 2008, trong khi hầu hết các nước đang bị suy thối nặng nề thì nền kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng. Mức xuất khẩu cả năm 2008 vẫn đạt gần 30% so với năm trước, trong khi hệ thống ngân hàng của Mỹ, Đức, Anh lâm vào tình trạng khốn đốn thì ở Việt Nam khơng có ngân hàng lớn, nhỏ nào bị phá sản. Tuy nhiên, trên thực tế khủng hoảng tài chính ở Mỹ cũng có những tác động nhất định đến thị trường tài chính - tiền tệ Việt Nam, vì kinh tế Mỹ là nền kinh tế lớn chiếm 30% tổng sản lượng, chu

95

chuyển vốn thị trường thế giới. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi Việt Nam đã đã hội nhập nên tác động của của cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ tới Việt nam là điều khơng tránh khỏi. [23]

Ví như, thời gian qua lãi suất cho vay liên ngân hàng quốc tế - LIBOR và SIBOR - đang tăng. Nó có thể ảnh hưởng tới nợ ngắn hạn của Việt Nam tại các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp. Mặc dù số nợ này không lớn, chỉ khoảng hai tỷ USD, nhưng người ta buộc phải tái cấu trúc kỳ hạn và lãi suất, và như thế có thể ảnh hưởng tình hình tài chính của một số ngân hàng và doanh nghiệp.

Khủng hoảng ở Mỹ có thể làm cho người dân dự đốn USD sẽ xuống giá và họ có thể rút USD khỏi ngân hàng, hoặc bán USD mua tiền Việt gửi vào. Nó có thể làm cấu trúc tài sản của các ngân hàng rơi vào thế bất lợi.

Hơn nữa, hiện nay 60% GDP của chúng ta là để phục vụ cho xuất khẩu, mà Mỹ là thị trường nhập khẩu quan trọng các mặt hàng dệt may, da giày, thuỷ sản của Việt Nam. Do vậy trong cuộc khủng hoảng kinh tế này, các doanh nghiệp trên thị trường khó tiếp cận với nguồn vốn Ngân hàng. Điều này đã đẩy các doanh nghiệp Việt Nam vào tình cảnh nợ nần, phá sản.

Thêm vào đó giá bất động sản ở Việt Nam cũng có thể xuống thấp hơn nữa. Mà bất động sản xuống thì tài sản ngân hàng cũng xuống theo và nợ xấu có thể tăng lên. Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước thì dư nợ cho vay bất động sản tính đến cuối tháng 9/2009 là 115.500 tỷ VND, chiếm 9,15% tổng dư nợ toàn hệ thống. [24]

Vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam có thể chững lại, thậm chí vốn đã cam kết sẽ thực hiện trễ hơn bởi khoảng 80% vốn đầu tư vào Việt Nam là đi vay. Khi khơng đi vay được thì nhà đầu tư sẽ khó giải ngân vào Việt Nam. Vốn cam kết thì lớn, nhưng vốn thực hiện có thể thấp, tình hình giải ngân sẽ gặp khó khăn. Rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng sẽ tăng cao.

96

Thêm vào đó, hiện tại, tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng Việt Nam chưa thực sự được coi trọng vì chạy theo thị phần, lợi nhuận, các ngân hàng đã bỏ qua những quy định, những quy tắc của Nhà nước, xem nhẹ quy trình về quản trị rủi ro, hoạt động quản trị rủi ro mới chỉ dừng ở góc độ đối phó với các quy định của Nhà nước. Hoạt động quản trị rủi ro mới chỉ mang tính chất sơ khai.

Trong khi đó, tình hình tài chính tiền tệ lại có nhiều biến động. Với việc Việt Nam hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới với nhiều biến động như hiện nay địi hỏi các Ngân hàng cần tăng cường cơng tác quản trị rủi ro tín dụng hơn nữa. Tuy vậy, cơng tác quản trị rủi ro tín dụng khơng thể thực hiện trong một sớm một chiều. Đó là cả một quá trình liên tục, thường xuyên mà Ngân hàng cần phải thực hiện. Do vậy, trước mắt trong thời gian tới, rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng ở Việt Nam vẫn có xu hướng tăng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (VIB) thực trạng và giải pháp (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)