- Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): hạng AAA.AA.A (từ 75 đến
3.1.1 Bối cảnh nền kinh tế, thị trường tài chính tiền tệ thế giớ
Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ từ cuối năm 2007 đã nhanh chóng lan rộng ra các nền kinh tế lớn, trở thành cuộc khủng hoảng tài chính, suy thối tồn cầu và hiện đang diễn biến rất phức tạp.
Nhiều quốc gia đã phải bơm vào nền kinh tế hàng trăm cho đến hàng nghìn tỷ USD để cứu vãn tình hình và ổn định kinh tế. Đó là chưa kể đến những thiệt hại tiếp theo từ kinh tế suy giảm, không tăng trưởng, rối loạn đang chờ phía trước. Cho đến nay, tác động lớn nhất của cuộc khủng hoảng này là làm thay đổi hoàn toàn và sâu sắc ngành cơng nghiệp tài chính Mỹ và hệ thống tài chính tồn cầu. Sự sụp đổ của những ngân hàng lớn đã gây nên những lo ngại và mất niềm tin của dân chúng. Ngay cả các quỹ đầu tư tiền tệ, vốn được coi là góc an tồn bậc nhất trong hệ thống tài chính Mỹ, là nền tảng
93
cho hoạt động đầu tư của nước này, cũng gặp khó khăn khi người dân ồ ạt rút tiền do những quan ngại về sự đổ vỡ tiếp theo.[22]
Cuộc khủng hoảng tài chính đã, đang và sẽ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế trên thế giới, nhất là trong quý IV năm 2008 và năm 2009. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng chậm lại từ mức 5% năm 2007 xuống 3,7% năm 2008 và chỉ cịn 2,2% vào năm 2009, trong đó dẫn đầu là sự sa sút của các nền kinh tế phát triển, bởi tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đang ngày càng lan rộng. Tốc độ tăng trưởng ở khu vực các nước kinh tế phát triển đã giảm 0,3% vào năm 2009.
Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới, tháng 10, công bố ngày 6- 11-2009, IMF dự đoán nền kinh tế Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ giảm 0,7% trong năm 2009 thay vì mức dự báo tăng 0,1% trước đây. Tăng trưởng kinh tế ở khu vực sử dụng đồng ơ-rô được dự báo sẽ giảm 0,5% trong năm 2009 so với tăng 0,2% theo dự báo hồi tháng 10. Nền kinh tế Nhật Bản dự kiến sẽ giảm 0,2% trong năm 2009, giảm mạnh so với mức dự báo tăng 0,5% hồi tháng trước. [24]
Cũng trong báo cáo này, IMF đã hạ mức dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2010 của các nước đang phát triển từ 6,1xuống còn 5,1%. Đối với các nước đang phát triển ở châu Á, IMF dự báo tăng trưởng năm 2010 sẽ là 7,1%, thấp hơn 0,6% so với dự đốn trước đó.
Theo IMF, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước Đơng Á, trong đó có Trung Quốc, vẫn bảo đảm mức tăng trưởng dương. Tuy nhiên, những dự báo này cũng cho thấy, tốc độ tăng trưởng bùng nổ ở khu vực này vẫn tiếp tục chậm lại.
Dự kiến trong vịng 3 năm tới, tình hình tài chính của các quốc gia trong thời gian tới, đặc biệt là các quốc gia có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế tồn cầu như Mỹ, trung Quốc, Đức, Anh, Pháp, Nhật...phần lớn vẫn chịu ảnh
94
hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2010. Hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính đã làm cho 33 ngân hàng hàng đầu của Mỹ đã phá sản. Và với tính liên thơng cao của hệ thống ngân hàng, tài chính, cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ Mỹ này sẽ còn tiếp tục ảnh hưởng nặng nề tới các nền kinh tế hùng mạnh ở châu Âu, châu Á như: Đức, Anh, Pháp, Nhật, Singapore v.v. Tồn bộ kinh tế thế giới bị đẩy vào tình trạng suy thối nghiêm trọng, hầu hết các nước đều có mức tăng trưởng âm.
Một vài tín hiệu khả quan về việc nền kinh tế toàn cầu đang dần thốt khỏi suy thối đang được le lói, song tiến trình hồi phục vẫn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro và hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua vẫn cịn những ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế thế giới.
Lĩnh vực tài chính ngân hàng là lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng vừa qua. Dự kiến trong thời gian tới, tình hình rủi ro tín dụng của các Ngân hàng sẽ tiếp tục tăng và khó có thể lường trước được do những biến động của thị trường.