- Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): hạng AAA.AA.A (từ 75 đến
2.4.2. Cơ chế điều hành
- Chính sách tín dụng:
Kim chỉ nam cho hoạt động của Ngân hàng trong từng thời kỳ, đó chính là chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng của Ngân hàng quốc tế thường được đưa ra trong từng năm, trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có những khó khăn, thuận lợi cần điều chỉnh thì ngân hàng sẽ điều chỉnh cho phù hợp. Hiện tại Ngân hàng VIB đang thực hiện theo chính sách tín dụng năm 2009 và chiến lược của Ngân hàng giai đoạn 2009-2013.
Trong chính sách tín dụng, Ngân hàng chỉ rõ hạn mức tăng trưởng dư nợ trên toàn hệ thống mức tối đa được cho phép. Trên cơ sở đó Bộ phận Giám sát tín dụng của Ngân hàng sẽ theo dõi và cảnh báo.
79
Cụ thể, hạn mức tăng trưởng dư nợ của toàn hệ thống VIB năm 2009 tối đa là 24.700 tỷ đồng, tăng 25% so với cuối năm 2008, và sẽ được điều chỉnh theo Nghị quyết của Hội đồng quản trị phụ thuộc vào tình hình kinh doanh thực tế.
Trong chính sách tín dụng, dư nợ cho vay của 3 khối khách hàng là Khối khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMES), Khối khách hàng doanh nghiệp lớn và có vốn đầu tư nước ngồi (BC&FDI) và Khối khách hàng cá nhân cũng được quy định cụ thể. Tỷ lệ dư nợ cho vay trung dài hạn và ngắn hạn của từng khối cũng được tách biệt rõ ràng, cụ thể:
+ Dư nợ cho vay đối với Khối SMES tối đa 55% tổng dư nợ cho vay trên toàn hệ thống. Dư nợ cho vay trung/dài hạn không vượt quá 22.6% tổng dư nợ trên tồn hệ thống, trong đó tỷ lệ dư nợ cho vay trung dài hạn không vượt quá 42% và tỷ lệ dư nợ cho vay dài hạn không vượt quá 31% tổng dư nợ cho vay của Khối.
+ Dư nợ cho vay đối với khối BC&FDI tối đa 27% tổng dư nợ cho vay trên toàn hệ thống. Dư nợ cho vay trung/dài hạn không vượt quá 7.4% tổng dư nợ trên toàn hệ thống, trong đó tỷ lệ dư nợ cho vay trung dài hạn không vượt quá 39% và tỷ lệ dư nợ cho vay dài hạn không vượt quá 28% tổng dư nợ cho vay của Khối.
+ Dư nợ cho vay đối với khối PB tối đa 27% tổng dư nợ cho vay trên toàn hệ thống. Dư nợ cho vay trung/dài hạn không vượt quá 16% tổng dư nợ trên tồn hệ thống, trong đó tỷ lệ dư nợ cho vay trung dài hạn không vượt quá 65% và tỷ lệ dư nợ cho vay dài hạn không vượt quá 50% tổng dư nợ cho vay của Khối.
Chính sách tín dụng cũng chỉ ra hạn mức tín dụng theo ngành hàng và sản phẩm, theo đó chia rõ ngành có hạn mức tín dụng tối đa từ 10%, 5%, 2%
80
và dưới 2% tổng dư nợ cho vay trên toàn hệ thống. Những ngành ngừng cấp tín dụng; đối tượng ưu tiên và khơng khuyến khích cấp tín dụng.
Một quy định đặc biệt quan trọng khác thường được nêu trong chính sách tín dụng của Ngân hàng đó là các quy định liên quan đến tài sản đảm bảo. Việc nhận tài sản đảm bảo cần được thực hiện theo phân loại tài sản đảm bảo, và xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng của Ngân hàng.
- Cơ chế phán quyết:
Rủi ro tín dụng xuất phát từ các hoạt động tín dụng khi khách hàng vay vi phạm các điều kiện của hợp đồng tín dụng làm giảm hay mất giá trị của tài sản cá. Để duy trì rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất, từ nhiều năm nay VIB đã thực hiện chính sách tín dụng thận trọng.Để thực hiện xét duyệt và quyết định cấp các khoản tín dụng và bảo lãnh, chia thành các cơ quan, bộ phận để phán quyết.
Cơ chế phán quyết cho vay của Ngân hàng gồm cơ chế về phê duyệt giới hạn tín dụng, thẩm quyền ra quyết định cấp tín dụng, thẩm quyền ký kết hợp đồng tín dụng. Các thẩm quyền này được phân theo từng cấp bậc trong Ngân hàng VIB. Cụ thể:
+ Ủy quan tín dụng là cơ quan quyền lực cao nhất. UBTD có quyền quyết định đến các chính sách... các món vay trên 30 tỷ đồng, với những khoản vay tín chấp, cho vay cổ phiếu và những trường hợp phát sinh mới chưa có trong quy định của VIB. Ủy ban tín dụng họp 2 lần/tuần gồm các thành viên..., quyết định của UBTD được thơng qua khi có trên 51% số người đồng ý và được chủ tịch ủy ban tín dụng đồng ý thơng qua.
+ Hội đồng tín dụng: phê duyệt cấp tín dụng theo phê duyệt của UBTD gồm chính sách tín dụng, và chính sách giá đối với khoản vay. Hội đồng tín dụng của VIB hiện được phê duyệt hạn mức và món vay từ trên 10 tỷ đến 30
81
tỷ đồng. Cơ chế hoạt động của Hội đồng tín dụng gần tương đồng với UBTD. Tuy nhiên, thành phần tham dự cấp cao nhất là giám đốc Khối quản lý tín dụng. Hội đồng tín dụng được họp 2 lần/tuần và họp khi cần thiết. Nghị quyết của Hội đồng quản trị được thơng qua khi có 100% số thành viên tham gia nhất trí. Nếu có một thành viên có ý kiến ngược lại, khoản vay có thể sẽ được chuyển lên phê duyệt tại cấp cao hơn.
+ Giám đốc khối quản lý tín dụng: Được quyết định các khoản vay từ trên 5 tỷ đến 10 tỷ đồng.
+ Giám đốc chi nhánh: Được quyết định các khoản vay lên đến 5 tỷ đồng.
+ Trưởng phòng giao dịch: Được quyết định các khoản vay dưới 500 triệu đồng.