- Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): hạng AAA.AA.A (từ 75 đến
2.5.2. Các hạn chế và nguyên nhân
Mặc dù đã có những tiến bộ trong quản trị rủi ro tín dụng nhưng cơng tác này vẫn cịn tồn tại những hạn chế nhất định về những quy định, mơ hình quản trị rủi ro của Ngân hàng VIB cụ thể có một số hạn chế sau:
86
+ Cơ sở pháp lý: Chưa có quy trình tổng thể về quản trị rủi ro
Hiện tại, các văn bản của VIB được đưa ra chủ yếu mang tính chất ứng phó với tình hình thị trường hay điều kiện kinh tế mà chưa có một quy trình tổng thể về quản trị rủi ro. Các văn bản được ra đời chưa được nghiên cứu kỹ trên cơ sở thực tế. Đặc biệt trong thời gian qua, khi lãi suất và tỷ giá ngân hàng có nhiều biến động, các chính sách thường được ra đời một cách chóng vánh mà khơng đánh giá hết rủi ro. Chính vì vậy đã gây ảnh hưởng lớn tới khách hàng, tới uy tín của Ngân hàng và cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới nợ quá hạn của Ngân hàng tăng cao. Ví như việc điều chỉnh lãi suất đối với khoản vay trước đây thường được điều chỉnh từ 3-6 tháng thì khi chính phủ có chính sách tăng lãi suất cơ bản, Ngân hàng quyết định điều chỉnh lãi suất thành 1 tháng để đẩy tất cả lãi suất của các khế ước lên cao đối với tất cả các khách hàng, kể cả các khế ước nhận nợ cũ. Sau đó, khi nhà nước giảm lãi suất cơ bản, Ngân hàng lại điều chỉnh thành từ 3-6 tháng. Việc thay đổi về việc điều chỉnh lãi suất liên tục như vậy mơ hình chung đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch tài chính của khách hàng góp phần dẫn đến việc mất khách hàng hay thậm chí nợ quá hạn xảy ra.
Hơn nữa, các văn bản hiện nay có nhiều quy định chồng chéo, văn bản ra tiếp nối văn bản, nên đơn vị kinh doanh không biết nên thực hiện theo văn bản nào. Các quy định về biên độ sinh lời, về thẩm quyền phê duyệt, về tờ trình tín dụng, các sản phẩm dành cho khách hàng được đưa ra và khơng có thời hạn cụ thể, không được ghi thay thế cho các văn bản cũ nên dẫn đến những khó khăn trong việc thực hiện.
Các văn bản đôi khi không được gửi tới cán bộ tín dụng tại đơn vị kinh doanh do sơ suất của các bộ phận, đặc biệt là những hướng dẫn mang tính chất thời điểm để hướng dẫn các đơn vị kinh doanh thực hiện, dẫn đến những sai sót khơng đáng có. Hệ thống văn bản tại chi nhánh còn nhiều hạn chế,
87
thiếu sót và khơng đầy đủ, cán bộ tín dụng luân chuyển nhiều, dẫn đến tình trạng theo dõi khoản vay khó, hệ thống văn bản cập nhật khơng đầy đủ, thiếu chính xác và khó theo dõi. Trong khi đó, ở cấp Hội sở việc lưu trữ các văn bản cũng không được thực hiện khoa học. Khi các đơn vị kinh doanh có nhu cầu hỏi các văn bản thì khơng có bộ phận cung cấp chun trách đứng ra chịu trách nhiệm cung cấp.
+ Về cơ chế điều hành: Chưa rõ ràng và chạy theo lợi nhuận
- Chính sách tín dụng: Từ năm 2008 đến nay, chính sách tín dụng của Ngân hàng đã được chuyển qua mail tới từng cán bộ, công nhân viên trong ngân hàng. Ở đơn vị kinh doanh cũng tổ chức các khóa học để trao đổi về chính sách tín dụng nhằm trao đổi và đưa ra phương hướng kinh doanh phù hợp. Tuy nhiên, chính sách tín dụng mới chỉ dừng lại ở những con số quy định. Trên thực tế, việc làm việc tuân thủ theo chính sách tín dụng chưa được đặc biệt quan tâm. Các đơn vị kinh doanh thường chạy theo chỉ tiêu, các lãnh đạo cũng vì chạy theo chỉ tiêu, lợi nhuận mà phê duyệt vượt ra ngồi chính sách kinh doanh, và vì vậy Ngân hàng có thể phải gánh chịu hậu quả. Ví như đối với ngành thép, theo chính sách tín dụng của VIB năm 2007 thì dư nợ ngành thép không được vượt quá 13% tổng dư nợ của toàn hàng. Tuy nhiên, do năm 2007 thị trường thép rất sôi động nên UBTD của VIB đã quyết định vẫn tiếp tục giải ngân khoản mới ngành thép dù dư nợ của ngành thép đã vượt quá giới hạn cho phép. Chính vì lẽ đó mà khi thị trường thép gặp khó khăn vào thời điểm cuối năm 2008, hệ thống ngân hàng VIB đã gặp phải rủi ro lớn. Khi hàng hóa của khách hàng mất giá từng tháng, từng ngày. Khi tài sản đảm bảo của Ngân hàng nắm giữ của doanh nghiệp lúc này là hàng hóa…
+ Về chính sách khách hàng: Chưa cụ thể,chưa phân loại được khách hàng
88
Chính sách của Ngân hàng VIB về khách hàng chưa có sự rõ ràng và chưa có sự cân nhắc giữa mức độ rủi ro với lợi ích địi hỏi của ngân hàng tương ứng với mức độ rủi ro đó. Ngân hàng VIB đã đưa ra hệ thống xếp hạng tín dụng mới vào cuối năm 2008, và là cơ sở đề ngân hàng đưa ra chính sách cho vay. Tuy nhiên việc chấm điểm hay đưa ra những chính sách về phí, lãi suất chưa rõ ràng, thống nhất mà chỉ định tính, chưa lượng hóa được hợp lý và khách quan. Chính vì vậy, chính sách khách hàng thiếu đi tính hợp lý và khoa học.
+ Về định hướng khách hàng: Chưa xác định được cụ thể cho toàn hàng, cho từng khu vực, chi nhánh.
Để thực hiện cấp tín dụng một cách chủ động, có sự nghiên cứu kỹ càng, lựa chọn những thị trường mục tiêu phù hợp với đặc thù của ngân hàng và ít rủi ro, cần phải xây dựng chiến lược, kế hoạch tín dụng và định hướng thị trường, khách hàng mục tiêu. Tuy nhiên, đến nay VIB vẫn chưa xây dựng được một chiến lược rõ ràng cũng như định hình sự lựa chọn về phân khu thị trường nhất định cho từng khu vực, chi nhánh. Chính vì vậy hoạt động đầu tư tín dụng cịn mang tính thụ động, đầu tư tín dụng theo phong trào nên khả năng phòng ngừa và hạn chế rủi ro không đảm bảo.
+ Về định hướng ngành hàng: Thiếu đa dạng
Hiện nay VIB mới chỉ đang tập trung vào một số ngành hàng nhất định như ngành thép, bất động sản, xây dựng... Chính vì vậy, khi thị trường có dấu hiệu bất lợi với một trong những ngành hàng lớn này thì VIB bị ảnh hưởng đáng kể. Trong thời gian qua, VIB đã chịu ảnh hưởng khá lớn về định hướng ngành hàng. Do chính sách tín dụng khơng rõ ràng, chạy theo lợi nhuận nên với những ngành hàng có những biến động mạnh về giá cả mà ngân hàng khơng có những giải pháp phù hợp để quản trị rủi ro nên dẫn đến tập trung
89
vào một số ngành hàng mang tính chất biến dộng lớn sẽ dẫn đến rủi ro lớn cho ngân hàng.
+ Quy định về tài sản đảm bảo: Thiếu chặt chẽ, chưa được thực hiện nghiêm túc
Tài sản đảm bảo được xem là nguồn đảm bảo của khách hàng cho Ngân hàng với khoản vay của mình. Đây cũng chính là nguồn đảm bảo cho Ngân hàng xử lý khi khách hàng phát sinh nợ quá hạn. Tuy nhiên, cán bộ trực tiếp về tín dụng của VIB đơi khi lại khơng thực sự quan tâm đến vấn đề này. Một số đơn vị kinh doanh không thực hiện ký công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo nên khi xử lý tài sản không thực hiện được. Hay như khách hàng không mua bảo hiểm và chuyển quyền thụ hưởng cho VIB đối với tài sản đảm bảo nên khi xảy ra vấn đề với tài sản đảm bảo, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng nhưng ngân hàng không được bồi thường từ tài sản đó do khơng có cơ quan bảo hiểm đứng ra bảo đảm cho ngân hàng…
- Cơ chế phán quyết: Thiếu sự chuẩn bị, hời hợt
Việc thực hiện cơ chế phán quyết tại VIB thực hiện theo đúng quy định của Ngân hàng. Tuy nhiên, tồn tại vấn đề nổi cộm như Ngân hàng nhà nước đó chính là cơ chế “xin –cho”. Thực tế, các cấp phê duyệt chưa thực sự đầu tư thời gian để nghiên cứu cụ thể tờ trình của đơn vị kinh doanh, chưa đánh giá hết những rủi ro của thị trường và của doanh nghiệp mà chỉ dựa trên những thông tin chủ quan của đơn vị kinh doanh để quyết định cho vay. Khi tham gia vào các cuộc họp tín dụng, thành viên tham gia cuộc họp chưa tìm hiểu kỹ về tờ trình về doanh nghiệp nên khơng thể đưa ra những câu hỏi có tính chất xốy vào đơn vị kinh doanh để đánh giá khách hàng. Chính vì lẽ đó, chỉ trên cơ sở thông tin đơn vị kinh doanh cung cấp mà đưa ra câu hỏi nên không mang lại hiệu quả cao.
90
- Về quy trình cho vay: Lỏng lẻo, hình thức
Việc phối hợp với các bộ phận của VIB trong phán quyết cho vay còn lỏng lẻo và chưa đảm bảo. Do chạy theo dư nợ, chạy theo chỉ tiêu nên cán bộ tín dụng và trưởng đơn vị kinh doanh thường bỏ qua rủi ro của khách hàng mà quyết định cho vay. Tuy nhiên, bộ phận hỗ trợ tín dụng lại chỉ kiểm tra bề mặt hố sơ thay vì kiểm tra thực tế nên rủi ro tiềm ẩn của khoản vay là rất lớn. Phịng Giám sát tín dụng chỉ đóng vai trị là đơn vị sao kê và thông báo khi nợ quá hạn đã phát sinh mà khơng có vai trị cùng đơn vị kinh doanh quản lý rủi ro. Việc kiểm tra 6 tháng của bộ phận Giám sát tín dụng của phịng giám sát cũng khơng đạt kết quả tốt do đơn vị kinh doanh đã nắm được tình hình và xử lý hồ sơ hay xử lý tài sản đảm bảo. Thực tế những năm qua cho thấy, công tác phát hiện rủi ro tín dụng của Ngân hàng chỉ mang tính thụ động, chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện như khách hàng khơng trả được nợ đúng hạn, khách hàng có liên quan đến các vụ án, kinh doanh thua lỗ, kết quả phân tích, phịng ngừa, dự báo từ xa chưa tốt do hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của cán bộ, hệ thống thông tin thị trường và xử lý thơng tin qua các phân tích, dự báo chưa tốt, công tác kiểm tra sử dụng vốn còn hời hợt, chủ yếu dựa vào báo cáo do cán bộ tín dụng cung cấp. Việc kiểm tra tài sản đảm bảo chỉ là hình thức, do vậy một số trường hợp tài sản đảm bảo là hàng hóa, khi cán bộ tín dụng xuống kiểm tra thì hàng đã khơng cịn.
- Về đào tạo cán bộ: Chưa được quan tâm đúng mức
Trong thời gian gần đây, số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của ngân hàng tăng lên nhanh chóng với chính sách phát triển mở rộng mạng lưới của ngân hàng. Tuy nhiên, công tác đào tạo nguồn nhân lực chưa được chuẩn bị kịp thời, số lượng cán bộ chủ chốt để đáp ứng cho hoạt động kinh doanh thiếu khá nhiều. Hơn nữa, do sự cạnh tranh về nguồn nhân lực khốc liệt trong khối ngân hàng nên việc thay đổi về nhân sự tại ngân hàng diễn ra thường
91
xuyên, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến đơn vị kinh doanh và ảnh hưởng đến quá trình theo dõi khoản vay của khách hàng cán bộ đó quản lý. Hơn nữa, hầu hết cán bộ cơng tác tín dụng tuổi đời cịn rất trẻ, phần lớn cơng tác tín dụng từ 1-3 năm nên kinh nghiệm còn hạn chế. Việc khan hiếm nguồn nhân lực cấp cao trong ngân hàng thường xuyên xảy ra. Để đảm bảo hoạt động, những cán bộ kinh nghiệm tử 2-3 năm đã được bổ nhiệm các vị trí quản lý, đôi khi là điều chuyển sang làm quản lý ở một bộ phận khác. Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn nhân lực của Ngân hàng. Tuy nhiên, các khóa học đào tạo của Ngân hàng thường chỉ được tổ chức mang tính chất hình thức, khơng diễn ra thường xun và khơng mang lại hiệu quả cao.
92