.11 Thực trạng việc đánh giá và duy trì hoạt động đổi mới PPDH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông thanh nưa huyện điện biên tỉnh điện biên (Trang 70 - 117)

ST T

Nội dung đánh giá và duy trì

hoạt động đổi mới PPDH

Mức độ thực hiện Thường Xuyên Không Th.xuyên Không thực hiện SL % SL % SL % 1 Kiểm tra tiến độ chương trình, kế

hoạch dạy học. 21 84.0 4 16.0 0 0

2

Kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học, tổ chức các tiết thực hành thí nghiệm, dạy học có ứng dụng CNTT..

20 80.0 5 20.0 0 0

3

Kiểm tra các giờ lên lớp để nhận diện được cách thức phát huy tính tích cực của HS

17 68.0 8 32.0 0 0

4

Theo dõi và điều chỉnh các hoạt động đổi mới PPDH thông qua vai trò của tổ trưởng, nhóm trưởng chun mơn và thông qua hoạt động kiểm tra chuyên môn của nhà trường.

18 72.0 7 28.0 0 0

5

Sự ghi nhận, động viên, khen thưởng kịp thời đối với những GV có trách nhiệm và thực hiện tốt đổi mới PPDH.

13 52.0 12 48.0 0 0

6

Tổ chức đánh giá, tổng kết định kỳ công tác đổi mới PPDH, chỉ ra sai lệch và hướng dẫn GV sửa chữa. Phê bình đối với GV khơng tích cực thực hiện đổi mới PPDH.

11 44.0 14 56.0 0 0

7 Hiệu trưởng có những biện pháp

lực chuyên môn, tự đổi mới PPDH để khẳng định chính bản thân.

8

Tổ chức tọa đàm, trao đổi về ước mơ, hoài bão của HS, trao đổi về phương pháp học tập tích cực.., Thơng qua đó giúp HS xây dựng về ý thức, hứng thú Hiệu trưởng và tạo điều kiện thuận lợi cho đổi mới PPDH.

5 20.0 13 52.0 7 28.0

Từ kết quả đánh giá của GV cho thấy:

- Nhà trường đã thực hiện tương đối tốt nội dung kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học, tố chức các tiết thực hành thí nghiệm, các tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin; BGH, tổ trưởng thường xuyên kiểm tra tiến độ chương trình, kế hoạch dạy học. Kiểm tra các giờ lên lớp để nhận diện được cách thức điều khiển sư phạm để phát huy tính tích cực của người học. Theo dõi và điều chỉnh các hoạt động đổi mới PPDH thơng qua vai trị của tổ trưởng, nhóm trưởng chun mơn và thông qua các hoạt động kiểm tra chuyên môn (đạt từ 68% đến 84%).

- Sự ghi nhận, động viên, khen thưởng tinh thần kịp thời của Hiệu trưởng đối với những GV có trách nhiệm và thực hiện tốt cơng tác đổi mới PPDH cịn chưa được quan tâm thường xuyên (đạt 52%). Việc Tổ chức đánh giá, tổng kết định kỳ công tác đổi mới PPDH, chỉ ra những sai lệch trong quá trình đổi mới PPDH của giáo viên và hướng dẫn GV sửa chữa sai sót. Bên cạnh đó có những khiển trách, phê bình đối với GV có biểu hiện chống đối, không thực hiện đổi mới PPDH cũng thực hiện chưa tốt (chỉ đạt 44%)

- Hiệu trưởng chưa có những biện pháp tác động đến nhu cầu được tơn trọng, tự khẳng định mình của mỗi cá nhân đế thúc đẩy GV tìm tịi, nâng cao năng lực chun mơn, tự đổi mới PPDH để khẳng định chính bản thân mình (24% đánh giá thực hiện thường xuyên, 20% đánh giá không thực hiện).

trao đổi về ước mơ, hoài bão của HS, trao đổi về các phương pháp học tập tích cực.., Thơng qua đó giúp HS xây dựng về ý thức, hứng thú học tập và từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện đổi mới PPDH (20% đánh giá thực hiện thường xuyên, 28% đánh giá không thực hiện).

2.2.4. Đánh giá về hoạt động quản lý thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường THPT Thanh Nưa huyện Điện Biên quản lý sự thay đổi ở trường THPT Thanh Nưa huyện Điện Biên

Qua khảo sát thực trạng quản lý thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường THPT Thanh Nưa huyện Điện Biên tác giả nhận thấy:

2.2.4.1 Những điểm mạnh

Hiệu trưởng nhà trường đã nhận diện được đổi mới PPDH diễn ra trong trường do yêu câu của sự phát triển giáo dục, dưới sự chi đạo của ngành và do chính sự mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục của trường đặt ra.

- Các mục tiêu thay đổi của nhà trường đã đảm bao nguyên tắc SMART về cụ thể, đo lường, vừa sức, thực tế, có thời hạn.

- Bước lập kế hoạch đã làm tốt như lên danh sách những việc cần làm và tiến độ phù hợp, phân công người phụ trách, người tham gia vào các công việc, phân phối nguồn lực hợp lý, dự kiến các biện pháp và cách thức duy trì đổi mới PPDH để đạt được mục tiêu dự kiến.

- Nhà trường đã chú trọng phát huy vai trò của tổ trưởng trong việc thay đổi nhận thức của GV về đổi mới PPDH.

- Hiệu trưởng đã tăng cường chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH tới mọi CBQL. GV trong nhà trường, nhằm biến những nhiệm vụ chung về đổi mới PPDH của nhà trường thành hoạt động thực tiễn của từng người.

- Hiệu trưởng thực hiện kiểm tra, đánh giá hoạt động đổi mới PPDH với nhiều hình thức khác nhau: kiểm tra trực tiếp, gián tiếp, kiểm tra tồn diện hoặc kiểm tra chun mơn, kiểm tra định kỳ, thường xuyên, đột xuất.

- Việc khai thác CSVC, TBDH bước đầu đạt kết quả.

học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực quản lý.

2.2.4.2. Những mặt hạn chế:

- Hiệu trưởng chưa làm cho tất cả GV nhận thức được rõ về tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH cũng như GV chưa có sự chuẩn bị tốt về tâm thế trước khi thực hiện sự thay đổi. Điều đó chứng tỏ giai đoạn “rã đơng’' chưa được nhà trường thực hiện một cách hồn chỉnh.

- Trong quá trình “tiến hành thay đổi”, do nhận thức chưa đầy đủ về đổi mới PPDH nên việc vận dụng các phương tiện, phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy thực tế của GV cịn gặp nhiều khó khăn và được thực hiện một cách máy móc. Hiệu trưởng chưa huy động được các nguồn lực để đảm bảo hoạt động đổi mới PPDH được thực hiện tốt.

- Công tác bồi dưỡng GV cịn phụ thuộc nhiều vào các chính sách của cấp trên, Hiệu trưởng chưa thực sự chủ động, linh hoạt.

- Công tác quản lý sử dụng CSVC, TBDH chưa thực sự phát huy tác dụng. Hiệu trưởng chưa xây dựng được các qui định, hướng dẫn cụ thể về đổi mới PPDH.

- Kiểm tra, đánh giá được thực hiện chưa thường xuyên, thiếu tính khoa học và khách quan. Điều đó đã dẫn đến việc chưa phát hiện được sai sót để có những biện pháp điều chỉnh, uốn nắn kịp thời. Công tác tạo động lực cho GV cũng chưa được chú trọng.

- Bước “củng cố và duv trì thay đổi” chưa được Hiệu trưởng quan tâm nhiều. Thường xuyên duy trì thực hiện đổi mới PPDH sẽ giúp đem lại hiệu quả lâu dài. Vì vậy, Hiệu trưởng cần đảm bảo tiếp tục sự đổi mới bằng việc làm , giúp cho mọi GV đều nhận thức được đổi mới phương pháp là nhiệm vụ của người GV khi thực hiện chương trình giáo dục.

Kết luận Chương 2

Điều tra khảo sát thực trạng quản lý đổi mới PPDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường THPT Thanh Nưa huyện Điện Biên với các nội dung: Nhận thức của CBQL và GV về mục đích của đổi mới PPDH; Mức độ thực hiện các nội dung quản lý thực hiện đổi mới PPDH của GV; Các bước tiến hành quản lý thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi.

Với các kết quả điều tra khảo sát được cho thấy, trường THPT Thanh Nưa đã có nhiều cố gắng trong quản lý thực hiện đổi mới PPDH bước đầu đã thu được kết quả, góp phần từng bước nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường; Hiệu trưởng trường THPT Thanh Nưa đã bước đầu quản lý thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi, tuy nhiên hiệu quả đạt được chưa cao, việc quản lý thực hiện đổi mới PPDH của trường THPT Thanh Nưa huyện Điện Biên cịn gặp nhiều khó khăn do cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan đưa đến.

Vì vậy cần có những biện pháp cụ thể, phù hợp trong công tác quản lý thực hiện đổi mới PPDH tại nhà trường để khắc phục những mặt hạn chế đã nêu trên.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THEO TIẾP CẬN QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI Ở TRƯỜNG THPT

THANH NƯA HUYỆN ĐIỆN BIÊN- TỈNH ĐIỆN BIÊN 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính mục đích và kế thừa và phát triển

Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đồng thời phải phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nhà trường, đặc điểm của HS, đặc điểm tổ chức của nhà trường, v.v...

Các biện pháp phải được xây dựng trên cơ sở có sự kế thừa truyền thống lãnh đạo và quản lý tổ chức hoạt động giảng dạy ở bậc THPT, phát huy những ưu điểm, những thành quả của hệ thống quản lý trong hiện tại, tạo ra sự đổi mới theo hướng nâng cao hơn nữa chất lượng công tác quản lý sự thay đổi HĐDH trong trường học theo mục tiêu GD&ĐT.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn và tính hiệu quả

Việc đề xuất các biện pháp quản lý cần phải chú trọng đến tình hình, điều kiện cụ thể của đơn vị, của địa phương, phải thiết thực, trọng tâm, đầy đủ, toàn diện để tăng cường quản lý HĐDH. Phải phát huy được tiềm lực mạnh, khắc phục những yếu kém, bất cập, chú ý trân trọng những gì tốt đẹp ta đã có, khơi dậy những gì ta chưa có, tạo nên sức mạnh tổng hợp để thực hiện thành công mục tiêu đề ra. Các biện pháp phải dựa trên căn cứ pháp lý để hình thành sự thống nhất trong tổ chức, đảm bảo phù hợp với hoàn cảnh các yếu tố nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) theo thực tế hiện có của nhà trường, xa hơn là phù hợp với yêu cầu Giáo dục hiện tại.

“Hiệu quả là kết quả đích thực”. Hiệu quả của các biện pháp được đề xuất được xác định bằng tác dụng của những biện pháp này với việc giải quyết tốt những tồn tại hiện có trong cơng tác quản lý HĐDH. Đích cuối cùng của mỗi biện pháp đưa ra là phải đạt được kết quả như thế nào. Một

biện pháp được coi là hiệu quả, khi biện pháp đó được triển khai phải đạt kết quả như dự kiến và trong đó “chi phí” thì “ít nhất” mà đem lại “lợi ích” thì “nhiều nhất”; biện pháp phải giải quyết được vấn đề đặt ra và không làm nảy sinh những vấn đề mới phức tạp và khó khăn hơn.

3.1.3. Đảm bảo tính đồng bộ và tính khả thi

Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính đồng bộ: Đồng bộ giữa ý tưởng, mục tiêu, nội dung, phương pháp và kết quả, đồng bộ từ công tác tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá và điều kiện thực hiện, đồng bộ giữa các biện pháp thực hiên, v.v...

Các biện pháp đề xuất phải có khả năng thực thi trong hồn cảnh thực tế của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục ở trường TH PT Thanh Nưa huyện Điện Biên.

3.2. Các biện pháp quản lý thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường THPT Thanh Nưa sự thay đổi ở trường THPT Thanh Nưa

3.2.1. Nhận diện chính xác các nội dung của đổi mới PPDH, phát hiện các rào cản khi triển khai thực hiện đổi mới PPDH và chuẩn bị các điều kiện tối thiểu cho việc thực hiện đổi mới PPDH

3.2.1.1.Mục tiêu của biện pháp:

Để chuẩn bị tâm thế cho bản thân Hiệu trưởng và cả những người tham gia thực hiện cần thống nhất nhận thức và xây dựng cam kết cho việc thực hiện.

3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện:

- Để “rã đơng” Hiệu trưởng Cần tìm câu trả lời cho các câu hỏi: để đổi mới PPDH có những yếu tố nào liên quan và khi triển khai có thể gặp những cản trở nào ?

Lí luận dạy học đã chỉ rõ, PPDH là một yếu tố của quá trình dạy học gồm: mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, PPDH, GV và HS, kiểm tra đánh giá kết quả...; Như vậy PPDH chỉ đổi mới phải đổi mới đồng bộ các yếu tố của quá trình dạy học; đặc biệt phải đổi mới mục tiêu dạy học và đổi mới kiểm tra đánh

giá; nếu không không thể đổi mới PPDH.

Khi đổi mới PPDH nói riêng, đổi mới tồn bộ các yếu tố của quá trình dạy học nói chung những cản trở sau có thể gặp:

+ Cản trở đến từ phía GV: Ngại thay đổi, khơng nhiệt tình hưởng ứng, một số GV có biểu hiện khơng hợp tác thực hiện đổi mới PPDH...

+ Cản trở đến từ phía bản thân nhà quản lý: Hiệu trưởng thiếu kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm trong việc quản lý thực hiện đổi mới PPDH.

+ CSVC, TBDH không đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH. Cách vượt qua các rào cản đó:

- Tìm hiểu ngun nhân dẫn đến việc GV khơng nhiệt tình tham gia: Do GV ngại thay đổi, hài lòng với hiện tại, hay sợ thất bại...

- Phân công tổ trưởng thường xuyên trao đổi để thay đổi nhận thức của những GV này. Cho họ thấy lợi ích của đổi mới PPDH đem lại cho chính bản thân GV, chứng minh bằng những thành công qua các giờ dạy mẫu...

- Phân công tổ trưởng hoặc GV có kinh nghiệm về đổi mới phương pháp kèm cặp những GV này để họ kịp thời thích nghi với sự thay đổi.

- Hiệu trưởng thường xuyên động viên, khuyến khích GV để họ có động lực thực hiện tốt đổi mới PPDH.

- Bản thân Hiệu trưởng cần trau dồi kiến thức về đổi mới PPDH. Học tập kinh nghiệm về đổi mới PPDH từ các trường bạn và vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể của trường mình.

- Tổ chức các buổi tuyên truyền giáo dục về đổi mới PPDH. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho GV thực hiện tốt đổi mới PPDH.

- Thực hiện tuyên truyền giáo dục, triển khai kịp thời các chủ trương chính sách, phướng hướng nhiệm vụ của ngành đến mọi GV.

- Ngay từ đầu năm học và thông qua các buổi họp Hội đồng giáo dục, giải thích rõ các yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục, đổi mới PPDH, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Nhấn mạnh việc dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thực hiện đúng chương trình và chú trọng dạy cho

HS phương pháp học tập, phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình chiếm lĩnh tri thức; Thực hiện dạy học phân hóa, chú ý đến mọi đối tượng HS.

- Phổ biến những giá trị cơ bản của nhà trường: Đoàn kêt - Tự trọng - Thân thiện - Trách nhiệm - Hợp tác - Sáng tạo để GV, HS cùng thực hiện.

- Nêu gương những nhà giáo tiêu biểu thực hiện đổi mới PPDH, dạy học tích cực, đào tạo ra các HS ưu tú để khêu gợi lòng tự hào về truyền thống nhà trường trong mỗi GV, HS cũng như giúp mỗi GV nhận thấy trách nhiệm của họ trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy.

- Tổ chức các buổi hội thảo, sinh hoạt chuyên đề về đổi mới PPDH theo bộ môn hay tồn trường để tạo mơi trường cho GV trao đổi và kịp thời tiếp nhận, giải đáp những đề xuất, băn khoăn của GV về triển khai đổi mới PPDH.

- Phát huy vai trị của tổ chun mơn trong việc tuyên truyền, Giáo dục nhận thức, ý thức, trách nhiệm cho GV trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy học đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới.

- Hiệu trưởng thường xuyên giao tiếp, nhắc nhở GV về việc thực hiện đổi mới PPDH.

- Tạo điều kiện làm việc thoải mái cho GV, hồ trợ họ về vật chất và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông thanh nưa huyện điện biên tỉnh điện biên (Trang 70 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)