Huy động hiệu quả các nguồn lực cá nhân, tập thể trong và ngoài nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông thanh nưa huyện điện biên tỉnh điện biên (Trang 82)

3.2. Các biện pháp quản lý thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận quản lý sự

3.2.4. Huy động hiệu quả các nguồn lực cá nhân, tập thể trong và ngoài nhà

nhà trường tham gia và đảm bảo các hoạt động đổi mới PPDH

3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp

Nhân lực, vật lực và tài lực là các nguồn lực quan trọng trong hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động đổi mới PPDH nói riêng. Vì vậy huy động được mọi nguồn lực cá nhân, tập thể trong và ngoài nhà trường vào hoạt động đổi mới PPDH sẽ giúp hỗ trợ, đảm bảo giai đoạn “thực hiện thay đôi'’ diễn ra thuận lợi.

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện

- Tạo mối liên hệ giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc đảm bảo các nguồn lực cần thiết cho hoạt động đổi mới PPDH.

- Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn ngân sách Nhà nước vào các hoạt động cải tạo CSVC, mua sắm trang TBDH tiên tiến, đáp ứng nhu cầu đổi mới PPDH.

- Tăng cường huy động các nguồn ngoài ngân sách từ các đơn vị Giáo dục nước ngoài, các trường bạn, từ các tố chức xã hội (Hội khuyến học, Hội cha mẹ HS...).

- Đẩy mạnh hoạt động tự tạo thiết bị, đồ dùng dạv học nhằm làm phong phú thêm về chủng loại và số lượng thiết bị đáp ứng nhu cầu đổi mới PPDH.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng phải có kế hoạch cụ thể trong việc đầu tư cơ sơ vật chất cho nhà trường. Các CBQL phải nắm vững, các quy định của pháp luật trong việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính.

Việc sử dụng và quản lý CSVC của nhà trường phải có quy định rõ ràng và đảm bảo tuân thủ theo quy định.

3.2.5. Hoàn thiện, cụ thể hóa các chuẩn đánh giá giờ dạv tích cực, thực hiện có hiệu quả cơng tác kiểm tra, đánh giá và duy trì hoạt động đổi mới PPDH

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm giúp Hiệu trưởng nắm được tình hình thực hiện nhiệm vụ đổi mới PPDH tại nhà trường. Giúp điều chỉnh hoạt động thực hiện đổi mới PPDH đồng thời thúc đẩy quá trình đổi mới PPDH. Đây là công việc cần làm

để thực hiện giai đoạn “tái đơng" trong tiến trình thay đổi. 3.2.5.2. Nội dung và cách thực hiện

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra ngay từ đầu năm học, nêu rõ nội dung, thời gian, lực lượng kiểm tra.

- Xây dựng cụ thể các tiêu chuẩn đánh giá giờ dạy tích cực để định hướng cho GV trong quá trình soạn giảng và thực hiện các giờ giảng; đồng thời căn cứ các tiêu chí này để đánh giá, rút kinh nghiệm các giờ dạy, cung cấp các thơng tin có tính xây dựng để điêu chỉnh việc dạy học cũng như công tác quản lý dạy học của nhà trường. Chẳng hạn:

a. Tiêu chí về kết hợp tốt các phương pháp trong các hoạt động dạy và học

+ Xây dựng câu hỏi để hướng dẫn HS tìm hiểu bài một cách hệ thống. + GV thường nêu vân để để HS suy nghĩ, tranh luận, phát huy khả năng sáng tạo của họ.

+ GV tổ chức cho HS tham gia hoạt động nhóm, thảo luận để giải quvết các nhiệm vụ học tập phù hợp.

- GV sử dụng các phương pháp kĩ thuật bằng lời nói, cử chỉ, hình ảnh nhằm nâng cao sự hợp tác, hỗ trợ và phối hợp trong lớp học

b. Tiêu chí về sử dụng tốt các phương tiện, TBDH phù hợp với nội dung, kiểu bài lên lớp.

GV lựa chọn phương tiện dạy học phù hợp với nội dung, kiểu bài lên lớp. + GV biết khai thác và sử dụng hợp lý các phần mềm trong dạy học (nêu

có).

- GV sử dụng hiệu quả phương tiện hỗ trợ nghe nhìn và máy vi tính trong dạy học.

c. Tiêu chí về tổ chức cho HS học tập chủ động, phù hợp với nội dung, kiểu bài, với các đối tượng, HS hứng thú học tập:

+ GV đưa ra hệ thống câu hỏi đa dạng, dễ hiểu phù hợp trình độ HS.

+ GV giúp HS chia sẻ kiến thức thông qua thảo luận, làm việc nhóm, cá nhân nhằm tạo ra môi trường học tập cởi mở, tôn trọng lẫn nhau và củna giúp nhau trong lớp học,

+ GV tổ chức, chuấn bị, giám sát hoạt động nhóm và cá nhân nhằm khuyến khích tất cả HS tham gia.

- GV cho phép HS có các chọn lựa trong quá trình học, dẫn dắt HS tự đặt câu hỏi và tìm câu trả lịi cho các vấn để.

- GV khuyến khích HS nêu câu hỏi và bày tỏ quan điểm riêng về các vấn đề học tập.

+ GV sử dụng các phương pháp đánh giá nhằm khuyến khích HS tham gia vào quá trình tự đánh giá, giúp HS nhận ra ưu, nhược điểm và nhu cầu của bản thân.

+ GV khuyến khích và tạo cơ hội cho HS sinh tham gia, vận dụng kiến thúc vào quá trình giải quyết tình huống thực tiễn

+ HS tự giác tham gia vào các hoạt động cá nhân và nhóm do GV yêu cầu.

+ HS tích cực phát biểu ý kiến xâv dựng bài. + HS u thích mơn học...

- Tăng cường dự giờ đột xuất, dự giờ theo chuyên đề đổi mới PPDH, đánh giá rút kinh nghiệm, so sánh kết quả sau mỗi đợt dự giờ. Điều này giúp những GV đã thực hiện tốt có thể củng cố lại kiến thức, kỹ năng, duy trì đế việc đổi mới PPDH trở thành việc làm thường xuyên, trở thành nhu cầu bản thân; cịn với GV chưa thực hiện tốt thì được rút được kinh nghiệm, góp ý.

- Tăng cường hình thức kiểm tra tồn diện trong tháng, tuần.

- Tổ chức các buổi tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm đồng thời duy trì việc thường xuyên trao đổi với GV về đổi mới PPDH để mọi người đều nhận thức được đổi mới phương pháp là nhiệm vụ của người GV khi thực hiện chương trình dạy học.

- BGH nhà trường phải thường xuyên tham gia, theo dõi và điều chỉnh các hoạt động đổi mới PPDH thông qua vai trị của tổ chun mơn.

- Đổi mới công tác kiểm tra theo hướng coi trọng chức năng phát hiện để phòng ngừa, điều chỉnh, tư vấn cho GV hơn là chỉ tập trung truy tìm sai sót.

- Cải tiến công tác thi đua trong nhà trường trên cơ sở đánh giá đúng và có chế độ khuyến khích, động viên kịp thời các hoạt động đổi mới PPDH có hiệu quả.

- Tạo điêu kiện môi trường thuận lợi nhất cho GV thực hiện đổi mới PPDH.

3.2.5.3. Điêu kiện thực hiện

Điều kiện quan trọng trong quá trình là nhận thức của CBQL về cải tiến phương thức kiểm tra và sự quvết tâm của GV trong thực hiện cải tiến. Chú trọng công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý và GV về nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực HS.

3.2.6. Hiệu trưởng làm tốt vai trò của một người quản lý khi tổ chức thực hiện đổi mới PPDH ở trường mình hiện đổi mới PPDH ở trường mình

3.2.6.1. Mục tiêu biện pháp

Hiệu trưởng biết biến “yêu cầu của Hiệu trưởng” thành nhu cầu “tự thân của GV” khi thực hiện đổi mới PPDH.

3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện:

Hiệu trưởng cần làm tốt vai trị “chất xúc tác” thơng qua việc tạo áp lực phải thay đổi và tạo động lực cho việc thực hiện thay đổi. Một chất “xúc tác” quan trọng trong tạo ra sự thay đổi là người quản lý phải biết tạo ra “sức ép” đủ lớn và song hành với nó là tạo niềm tin vào kết quả của thay đổi cho mọi

người liên quan đến nhà trường để tạo sự đồng thuận cho sự thay đổi diễn ra ở trường mình; vấn đề này rất quan trọng khi Hiệu trưởng chỉ đạo đổi mới PPDH ở một NT.

Để làm tốt vai trò xúc tác, người quản lý thay đổi cần chú ý những vấn đề sau:

a. Khích lệ thay đổi:

Hiệu trưởng làm sao cho GV có thể thuyết phục bản thân mình rằng

chủ trương đổi mới PPDH đưa ra là cần thiết và phù hợp, tạo điều kiện môi trường (môi trường pháp lý, mơi trường tâm lý...) cho GV tham gia tích cực. GV có thể đổi mới cách họ đang làm cho đến khi họ lấy lại thăng bằng giữa sự “hoài cổ” và sự “thay đổi”, tức là họ thấy được không đổi mới PPDH họ không được người học yêu mến và nhà trường không được cộng đồng đánh

giá cao.

b. Chấp nhận rủi ro:

Thay đổi đi kèm với rủi ro. Học kỹ năng mới cũng có nghĩa là thử nghiệm cái mới. Đôi lúc ngay cả những GV giỏi nhiều kinh nghiệm cũng có thể thất bại ở một số bài lên lớp. Hãy động viên đội ngũ thử nghiệm các cách vận dụng thay đổi từ chuyển chuẩn bị bài giảng và cách triển khai dạy học trong lớp học của mình. Hiệu trưởng làm cho GV hiểu rằng làm mà đối mặt

với rủi ro và cùng nhau cùng tìm cách khắc phục cịn hơn là khơng làm gì! c. Cơng nhận cố gắng:

Hãy khen ngợi GV, khen cá nhân và khen cơng khai vì họ cố gắng thử nghiệm những cái mới, bất luận kết quả tốt hay xấu. Hãy ca ngợi họ, công nhận họ bằng vật chất và danh dự hay uy tín ở bất kỳ nơi nào, sáng suốt khi

nhận xét những cái chưa được và coi đó là “vấp ngã để thành cơng”.

d. Làm tốt vai trò người hỗ trợ suốt quá trình sự thay đổi trong giáo dục, với nhà trường.

Nếu Hiệu trưởng không phải là một nhà sư phạm thấu hiểu sâu sắc các nội dung và đặc điểm của đổi mới PPDH của các GV thì khơng thể là người

hỗ trợ tốt cho GV trong quá trình thay đổi ở nhà trường. Người Hiệu trưởng luôn là điểm tựa cho giáo viên; giúp họ khắc phục những trở ngại khi GV gặp phải. Kịp thời hướng dẫn khi cần và tạo điều kiện môi trường cho họ tự chủ,

tự chịu trách nhiệm về công việc của họ. Việc cân bằng “áp lực” và “sự hỗ trợ” sẽ tạo động lực cho giáo viên thực hiện thay đổi thuận lợi.

e. Làm tốt vai trò người liên kết các nguồn lực cho việc đổi mới PPDH ở nhà trường.

Như trên đã đề cập, thay đổi nào cũng cần nguồn lực tối thiểu; tuy nhiên đổi mới PPDH thì sự ủng hộ của đồng nghiệp của hội phụ huynh, của cộng đồng xã hội là nguồn lực quan trọng nhất. Trên cơ sở nhận diện các nguồn lực (nhân lực, vật lưc, tài lực, thời lực, tin lực...) liên quan trực tiếp đến sự thay đổi; người hiệu trưởng phải biết huy động sự đồng thuận cho sự thay đổi. Một trong những “nguồn lực” quan trong trong quản lý thay đổi là thông tin; người quản lý thay đổi cần lưu ý:

- Tạo điều kiện trao đổi thông tin: Cần đảm bảo rằng tất cả tất cả mọi

GV đều nhận được thông tin liên quan đến mọi vấn đề trong quá trình thực hiện đổi mới PPDH ở trường mình; giáo viên được thơng báo về tiến độ của họ qua tờ tin nội bộ, qua tư vấn hoặc thăm viếng cá nhân GV đang tích cực

tham gia đổi mới PPDH và cả GV chưa tích cực.

- Coi trọng thông tin phản hồi: Lắng nghe được càng nhiều ý kiến càng

tốt, đặc biệt kiến phản hồi về kết quả thực hiện đổi mới PPDH ở từng GV

ngay trong hoạt động tiến hành kế hoạch thay đổi của nhà trường.

- Bảo vệ GV trước những chỉ trích khơng hợp lý: Một số GV “nói nhiều

làm ít” thường “sinh sự” với GV tích cực và phụ huynh và những người ngoài cộng đồng ở một thời điểm nào đó có thể khơng hài lịng với một thay đổi nào đó của GV thực hiện khi đổi mới PPDH. Bản thân Hiệu trưởng hãy trả lời những phê phán này hoặc bố trí tư vấn, người có kiến thức về thay đổi để làm việc đó. Tư vấn sẽ có dẫn chứng thực tế, và có thể ở đâu đó đã trả lời phê

phán này. Cũng cần cho mọi người biết giáo viên cần phải có thời gian để tự

tin trước thay đổi nhưng HS sẽ không bị bị ảnh hưởng trước tình huống này.

Chỉ ra sự cần thiết phải có sự hỗ trợ nhau. Trợ giúp thêm đối với những GV đang gặp khó khăn cho đến khi họ tự tin hơn trước sự thay đổi. Đối với những GV tích cực tham gia đổi mới PPDH thì niềm tin là quan trọng.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện

Hiệu trưởng phải có ý thức thường xuyên rèn luyện mình; có phong cách lãnh đạo dân chủ; phải nắm vững, các quy định của pháp luật trong việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn tài chính; phải có quy định rõ ràng và đảm bảo tuân thủ theo quy định.

Để quản lý thực hiện đổi mới PPDH trong trường THPT phải dựa trên quan điểm “đổi mới quản lý để quản lý sự thay đổi". Các biện pháp mà đề tài để xuất hướng tới việc đổi mới hay cải tiến một số khâu trong quá trình quản lý của CBQL trường học để thực hiện có hiệu quả việc đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của người học theo mục tiêu chất lượng.

Các biện quản lý thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường THPT Thanh Nưa đã nêu đều rất cần thiết trong quá trình quản lý đổi mới PPDH tại nhà trường. Chất lượng dạy học sẽ thực sự được nâng cao khi thực hiện đồng bộ các biện pháp nên trên. Tuy nhiên cũng tùy vào điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của nhà trường mà mỗi biện pháp được ưu tiên thực hiện ờ một thời điểm khác nhau.

3.3. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.3.1. Mơ tả cách thức tổ chức khảo sát Mục đích khảo nghiệm Mục đích khảo nghiệm

Thẩm định về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường THPT Thanh Nưa mà tác giả đã đề xuất.

Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm các biện pháp quản lý thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường THPT Thanh Nưa đã đề xuất thông qua việc xem xét các mục tiêu của biện pháp, nội dung và điều kiện thực hiện các biện pháp.

Cách thức khảo nghiệm

Xây dựng bảng hỏi để xin ý kiến của các CBQL và GV về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.

3.3.2. Kết quả khảo nghiệm

Để tiến hành kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, xin ý kiến của 7 CBQL và 25 GV của trường THPT Thanh Nưa huyện Điện Biên.

Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ cần thiêt của các biện pháp đề xuất

TT Các biện pháp

Đánh giá của CBQL Đánh giá của GV Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 Nhận diện chính xác các nội dung của đổi mới PPDH, phát hiện các rào cản khi triển khai thực hiện đổi mới PPDH và chuẩn bị các điều kiện tối thiểu cho việc thực hiện đổi mới PPDH 6 85.7 1 14.3 0 0 21 84 4 16 0 0 2 Chú trọng bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, về kỹ năng đổi mới PPDH và khuyến khích GV tự học, tự bồi dưỡng 7 100 0 0 0 0 24 96 1 4 0 0 3 Xây dựng các qui định, hướng dẫn và hỗ trợ quá 5 71.4 2 28.6 0 0 22 88 3 12 0 0

trình đổi mới PPDH 4 Huy động hiệu quả các nguồn lực cá nhân, tập thể trong và ngoài nhà trường tham gia và đảm bảo các hoạt động đổi mới PPDH 6 85.7 1 14.3 0 0 19 76 6 24 0 0 5 Hồn thiện, cụ thể hóa các chuẩn đánh giá giờ dạv tích cực, thực hiện có hiệu quả cơng tác kiểm tra, đánh giá và duy trì hoạt động đổi mới PPDH 6 85.7 1 14.3 0 0 18 72 7 28 0 0 6 Hiệu trưởng làm tốt vai trò của một người quản lý khi tổ chức thực hiện đổi mới PPDH ở trường mình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông thanh nưa huyện điện biên tỉnh điện biên (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)