Thực trạng chuẩn bị thực hiện đổi mới PPDH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông thanh nưa huyện điện biên tỉnh điện biên (Trang 62 - 67)

STT Nội dung bước chuẩn bị đổi mới

CBQL GV Tổng

SL % SL % SL %

1

Tổ chức họp hội đồng, tuyên truyền, phổ biến yêu cầu thực hiện đổi mới PPDH

7 100 25 100 32 100

2

Tổ chức các buổi tọa đàm cấp tổ bộ môn, cấp trường để trao đổi, thảo luận các vấn đề liên quan đến đổi mới PPDH

6 85.7 19 76.0 25 78.1

3 Khảo sát năng lực, kỹ năng

giảng dạy của GV 5 71,4 17 68.0 22 68.8

4

Cử GV đi tham dự các đợt tập huấn về đổi mới PPDH, đi dự thi GV dạy giỏi, học tập các điển hình tiên tiến về đổi mới PPDH

6 85.7 15 60 21 65.6

5 Đầu tư thêm các trang thiết

bị, đồ dùng dạy học 5 71,4 14 56.0 19 59.4

6

Cung cấp cho GV các loại tài liệu, sách báo nói về vấn đề đổi mới PPDH

3 42.9 12 48.0 15 46.9

7

Tìm tổ chức hoặc người tư vấn hỗ trợ cho việc đổi mới PPDH

Nhìn vào kết quả trên cho thấy trường THPT Thanh Nưa đã thực hiện tương đối tốt các bước chuẩn bị cho đổi mới PPDH, thể hiện:

- Hiệu trưởng nhà trường đã tổ chức tốt việc tuyên truyền về đổi mới PPDH thông qua các buổi họp Hội đồng, nhằm trang bị cho GV những nhận thức về các phương pháp dạy học tích cực và về yêu cầu đổi mới PPDH. Làm cho mỗi GV nhận thức được rằng đổi mới PPDH không phải là một chủ trương áp đặt mà là một nhu cầu khẳng định chất lượng và hiệu quả dạy học của một GV, của nhà trường.

- Có sự chuẩn bị đầy đủ về số lượng, chất lượng các điều kiện tối thiểu về CSVC, trang TBDH đế triển khai đổi mới PPDH tại trường.

- Tổ chức các buổi đàm thoại ở cấp độ bộ môn và nhà trường để thảo luận, giải đáp những thắc mắc của GV về các vấn đề liên quan đến đổi mới PPDH.

Tuy nhiên sự chuẩn bị ở các nội dung là không đồng đều, việc đầu tư về CSVC, TBDH để triển khai đổi mới PPDH còn hạn chế (chiếm 59,4%), việc cung cấp cho GV các tài liệu, sách báo nói về cơng tác đổi mới PPDH còn chưa được quan tâm đúng mức (đạt 46,9%), đặc biệt BGH nhà trường chưa quan tâm đến việc tìm tổ chức hoặc người tư vấn cho việc đổi mới PPDH (chỉ đạt 34,4%).

2.2.3.2. Bước 2: Xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH

Đối với bước này, khi tiến hành xây dựng kế hoạch yêu cầu cần phải thực hiện được những nhiệm vụ cụ thể sau:

Trước tiên, đó là việc thành lập ban chỉ đạo đổi mới PPDH (gồm Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổ trưởng, một số GV chủ chốt và cán bộ cơng đồn) để cùng tham gia hoạch định chiến lược phát triển. Trong đó chú trọng đến giải quyết một số vấn đề về đổi mới PPDH như:

- Kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ về năng lực chuyên môn. - Đổi mới PPDH theo hướng chuyển đổi từ dạy học một chiều sang dạy học tương tác, dạy học lý thuyết sang dạy học kết hợp thực hành, thực tiễn

đời sống kỹ thuật...

- Tăng cường trang thiết bị phục vụ dạy học. - Kế hoạch điều chỉnh số lớp/trường, số HS/lớp.

* Hiệu trưởng cần phân tích rõ bối cảnh nhà trường bằng cách tiến hành các công việc cụ thể sau:

- Thu thập đầy đủ thông tin về đổi mới PPDH bao gồm những văn bản chi đạo của các cấp có liên quan (Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT) về đổi mới PPDH ở trường THPT: Các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục THPT; các tài liệu hướng dần về các PPDH tích cực có thể áp dụng trong trường THPT phù hợp theo các bộ môn các kiểu bài lên lớp...

- Xác định những yêu cầu của xã hội đối với giáo dục THPT

- Phân tích tình hình đội ngũ GV (chất lượng đội ngũ, nhận thức của họ về PPDH, thái độ của họ trước yêu cầu đổi mới PPDH).

- Phân tích tình hình HS (chất lượng, tính tích cực, tâm thế tham gia vào các hoạt động học tập...).

- Rà soát, thống kê CSVC, TBDH, những điều kiện cơ bản để tiến hành đổi mới PPDH đã có những gì? cần bổ sung những gì?...

* Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch phát triến đội ngũ, kế hoạch mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, kế hoạch kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của GV. Các bản kế hoạch cần được xây dựng một cách cụ thể, xác định được mục tiêu cần đạt, lộ trình thực hiện, dự kiến nguồn lực thực hiện và phân bố thời gian hợp lý.

* Hiệu trưởng đã xác định được mục tiêu cụ thể và trọng tâm của các mục tiêu cho các bước chỉ đạo đổi mới PPDH:

- Giai đoạn đầu là làm thay đổi nhận thức của GV về đổi mới PPDH, làm cho mọi GV, nhân viên hiểu nội dung và mục đích của đổi mới PPDH. Trọng tâm là phá vỡ sức ỳ của thói quen, bảo thủ trong GV, nâng cao nhận thức của GV về các PPDH tích cực.

cực ở một số GV và một số tiết học cụ thể. Trọng tâm là tạo dựng niềm tin trong GV, khẳng định ưu thế của dạy học tích cực để GV thấy cần phải đổi mới PPDH, có thể đổi mới PPDH.

- Bước triển khai đại trà: Động viên 100% GV áp dụng PPDH tích cực ở một số bài dạy cụ thể trong chương trình.... duy trì được những mặt tích cực đã đạt được của việc đổi mới PPDH trong trường học và làm cho việc dạy và học tích cực diễn ra thường xuyên. Trọng tâm là giúp 100 % GV có thể thực hiện dạy và học tích cực trong một số bài dạy của mình.

- Để đảm bảo đúng nguyên tắc “GV được làm chủ sự thay đổi", tăng cường tính chủ động của mọi thành viên, các kế hoạch đều được bàn bạc dân chủ hoặc được trao đổi lấy ý kiến trước khi đi vào thực hiện. Kế hoạch năm học được thông qua tại:

+ Buổi họp Hội đồng giáo dục đế triển khai đến cán bộ, GV, nhân viên, HS.

+ Giao ban liên tịch để triển khai xuống các tổ chuyên môn rồi đến cán bộ, GV, nhân viên, HS.

+ Ban chấp hành cơng đồn, ban chấp hành đồn trường rồi được triển khai xuống từng cơng đồn viên, đoàn viên thanh niên, rồi đến từng GV, cán bộ, nhân viên và từng HS.

Căn cứ vào những nhiệm vụ cụ thể trên, qua nghiên cứu các bản kế hoạch và thực trạng của trường THPT Thanh Nưa, chúng tôi nhận thấy ở bước này Hiệu trưởng đã xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH với nội dung bao gồm: Thành lập ban chỉ đạo đổi mới PPDH trong đó đã chú trọng đến nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ về năng lực chuyên môn, đổi mới PPDH, tăng cường trang thiết bị, phân tích tình hình cụ thể nhà trường về đội ngũ GV, HS, rà sốt CSVC, TBDH đã có, thu thập các thơng tin về đổi mới PPDH. Kế hoạch đã được thông qua Hội đồng giáo dục của nhà trường. Bên cạnh đó các kế hoạch: Xây dựng đội ngũ, kiểm tra đánh giá hoạt động sư phạm của GV, mua sắm trang thiết bị ở các trường chưa xây dựng một cách

cụ thể về việc xác định mục tiêu cần đạt, lộ trình thực hiện, dự kiến nguồn nhân lực thực hiện, thời gian thực hiện. Trong các bước chỉ đạo việc thực hiện đổi mới PPDH cần chia làm các giai đoạn cụ thể.

Đánh giá thực trạng của trường khảo sát cho thấy: Đa số GV xác định được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH, có trách nhiệm và lịng nhiệt tình trong cơng việc. Nhà trường đã nhận được sự quan tâm ủng hộ tích cực từ HS, cha mẹ HS và các tổ chức xã hội trong nhà trường. Bên cạnh đó một bộ phận GV chưa kịp thời cập nhật nội dung kiến thức, PPDH mới. Trình độ nghiệp vụ của một số thầy, cơ giáo chưa đáp ứng được việc đổi mới PPDH.

Chất lượng đầu vào thấp, khơng đồng đều, nhà trường có tới hơn 90% HS là người dân tộc thiểu số, khả năng tiếp thu còn rất nhiều hạn chế. Một số tổ chuyên môn chưa thực hiện triệt để các giải pháp làm thay đổi căn bản PPDH.

2.2.3.3. Bước 3: Tổ chức thực hiện đổi mới PPDH

Đối với việc tổ chức hoạt động đổi mới PPDH tại trường THPT Thanh Nưa. Tác giả đã tiến hành xin ý kiến đánh giá của 25 GV về công tác quản lý thực hiện đổi mới PPDH tại trường THPT Thanh Nưa. Kết quả thu được thể hiện trong bảng 2.10

(Thang điểm đánh giá với 1 điểm là mức đánh giá thấp nhất và 5 điểm là mức đánh giá cao nhất).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông thanh nưa huyện điện biên tỉnh điện biên (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)