Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông thanh nưa huyện điện biên tỉnh điện biên (Trang 88)

3.3.1. Mô tả cách thức tổ chức khảo sát Mục đích khảo nghiệm Mục đích khảo nghiệm

Thẩm định về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường THPT Thanh Nưa mà tác giả đã đề xuất.

Nội dung khảo nghiệm

Khảo nghiệm các biện pháp quản lý thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường THPT Thanh Nưa đã đề xuất thông qua việc xem xét các mục tiêu của biện pháp, nội dung và điều kiện thực hiện các biện pháp.

Cách thức khảo nghiệm

Xây dựng bảng hỏi để xin ý kiến của các CBQL và GV về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.

3.3.2. Kết quả khảo nghiệm

Để tiến hành kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, xin ý kiến của 7 CBQL và 25 GV của trường THPT Thanh Nưa huyện Điện Biên.

Bảng 3.1. Đánh giá của CBQL và GV về mức độ cần thiêt của các biện pháp đề xuất

TT Các biện pháp

Đánh giá của CBQL Đánh giá của GV Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 Nhận diện chính xác các nội dung của đổi mới PPDH, phát hiện các rào cản khi triển khai thực hiện đổi mới PPDH và chuẩn bị các điều kiện tối thiểu cho việc thực hiện đổi mới PPDH 6 85.7 1 14.3 0 0 21 84 4 16 0 0 2 Chú trọng bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, về kỹ năng đổi mới PPDH và khuyến khích GV tự học, tự bồi dưỡng 7 100 0 0 0 0 24 96 1 4 0 0 3 Xây dựng các qui định, hướng dẫn và hỗ trợ quá 5 71.4 2 28.6 0 0 22 88 3 12 0 0

trình đổi mới PPDH 4 Huy động hiệu quả các nguồn lực cá nhân, tập thể trong và ngoài nhà trường tham gia và đảm bảo các hoạt động đổi mới PPDH 6 85.7 1 14.3 0 0 19 76 6 24 0 0 5 Hoàn thiện, cụ thể hóa các chuẩn đánh giá giờ dạv tích cực, thực hiện có hiệu quả cơng tác kiểm tra, đánh giá và duy trì hoạt động đổi mới PPDH 6 85.7 1 14.3 0 0 18 72 7 28 0 0 6 Hiệu trưởng làm tốt vai trò của một người quản lý khi tổ chức thực hiện đổi mới PPDH ở trường mình

Bảng 3.2. Đánh giá của CBQL và GV về tính khả thi của các biện pháp đề xuất

TT Các biện pháp

Đánh giá của CBQL Đánh giá của GV Rất khả thi Khả thi Không khả thi Rất khả thi Khả thi Không khả thi SL Tỉ lệ SL SL Tỉ lệ SL SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 1 Nhận diện chính xác các nội dung của đổi mới PPDH, phát hiện các rào cản khi triển khai thực hiện đổi mới PPDH và chuẩn bị các điều kiện tối thiểu cho việc thực hiện đổi mới PPDH 6 85.7 1 14.3 0 0 21 84 4 16 0 0 2 Chú trọng bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, về kỹ năng đổi mới PPDH và khuyến khích GV tự học, tự bồi dưỡng 6 85.7 1 14.3 0 0 22 88 3 12 0 0 3 Xây dựng các qui định, hướng dẫn 5 71.4 2 28.6 0 0 20 80 5 20 0 0

và hỗ trợ quá trình đổi mới PPDH 4 Huy động hiệu quả các nguồn lực cá nhân, tập thể trong và ngoài nhà trường tham gia và đảm bảo các hoạt động đổi mới PPDH 6 85.7 1 14.3 0 0 15 60 10 40 0 0 5 Hồn thiện, cụ thể hóa các chuẩn đánh giá giờ dạv tích cực, thực hiện có hiệu quả cơng tác kiểm tra, đánh giá và duy trì hoạt động đổi mới PPDH 5 71.4 2 28.6 0 0 18 72 7 28 0 0 6 Hiệu trưởng làm tốt vai trò của một người quản lý khi tổ chức thực hiện đổi mới PPDH ở trường mình

5 71.4 2 28.6 0 0 17 68 8 32 0 0

Từ kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung CBQL và GV đều đánh giá cao mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý thực hiện đổi

mới PPDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường THPT Thanh Nưa huyện Điện Biên.

Về cơ bản kết quả đánh giá giữa CBQL và GV về mức độ cần thiết của các biện pháp là khá tương đồng (ở các biện pháp 1, 2, 6 sự chênh lệch đánh giá ở mức độ rất cần thiết không quá 4%). Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt nhỏ giữa hai đối tượng khảo sát ở các biện pháp 3, 4, 5;

Ở biện pháp 3 sự chênh lệch đánh giá ở mức độ rất cần thiết là 16.6%, các CBQL đánh giá thấp hơn so với các GV; Lý do có sự khác biệt này là thực tế ở trường khảo sát thì các CBQL vẫn chưa xây dựng được các qui định, hướng dẫn và hỗ trợ quá trình đổi mới PPDH một cách cụ thể và phù hợp với thực tiễn, nên việc đánh giá về nội dung này của các CBQL còn lúng túng; Đội ngũ GV của trường khảo sát có tuổi đời rất trẻ, họ khát khao được thể hiện mình, tuy nhiên kinh nghiệm trong dạy học còn thiếu nên phần lớn cho rằng rất cần thiết phải có những qui định, hướng dẫn và hỗ trợ quá trình đổi mới PPDH một cách cụ thể (88%).

Biện pháp 4 sự chênh lệch đánh giá ở mức độ rất cần thiết là 9.7%, các CBQL đánh giá cao hơn lý là vì thực tế việc huy động các nguồn lực cá nhân, tập thể trong và ngoài nhà trường tham gia và đảm bảo các hoạt động đổi mới PPDH đã được BGH quan tâm và bước đầu đạt được hiệu quả đáng kể.

Biện pháp 5 sự chênh lệch đánh giá ở mức độ rất cần thiết là 13.7%, CBQL đánh giá cao hơn; Thực tế thì việc hồn thiện, cụ thể hóa các chuẩn đánh giá giờ dạv tích cực đã được CBQL trường THPT Thanh Nưa chỉ đạo thực hiện xong vẫn cịn mang tính hình thức, đội ngũ GV cịn chưa hiểu rõ về chuẩn đánh giá giờ dạy tích cực; Cơng tác kiểm tra đánh giá hoạt động đổi mới PPDH của CBQL còn chưa được quan tâm sát sao nên việc duy trì hoạt động đổi mới PPDH của nhà trường vẫn cịn mang tính hình thức chưa thực sự chuyển biến về chất để có thể duy trì một cách bền vững và lâu dài. Nhận thức được những vấn đề đó, nên đội ngũ CBQL cho rằng biện pháp 5 là rất cần thiết phải tiến hành vì thế mà họ đánh giá cao hơn sự đánh giá của các GV.

Nhìn chung, từ kết quả khảo sát các biện pháp đề xuất đều được đánh giá là cần thiết trong công tác quản lý đổi mới PPDH trong trường THPT các biện pháp đề xuất đều có trên 70% số CBQL, GV được hỏi đánh giá là rất cần thiết. Biện pháp 2 được đánh giá cao nhất về mức độ rất cần thiết (đạt TB 96.9% cho rằng rất cần thiết). Điều đó rất phù hợp với yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay. Biện pháp 1 (đạt TB 84.4% cho rằng rất cần thiết), trong quản lý sự thay đổi thì đây là giai đoạn rã đơng việc nhận diện chính xác các nội dung của đổi mới PPDH, phát hiện các rào cản khi triển khai thực hiện đổi mới PPDH và chuẩn bị các điều kiện tối thiểu cho việc thực hiện đổi mới PPDH là quan trọng, đó là các điều kiện tiền đề, quyết định đến sự thành công của các bước tiếp theo trong quản lý hoạt động đổi mới PPDH ở trường THPT. Chuẩn bị tốt tâm thế và các điều kiện cần thiết thì mới thực hiện có hiệu quả việc đổi mới PPDH, vì thế mà biện pháp 1 đã được các CBQL và GV trường THPT Thanh Nưa đánh giá ở mức độ rất cần thiết là khá cao.

Muốn thực hiện nhiệm vụ đổi mới PPDH thì việc tăng cường CSVC, trang thiết bị, huy động các nguồn lực cá nhân, tập thể trong và ngoài nhà trường một cách tối đa hỗ trợ cho việc đổi mới PPDH là quan trọng. Các biện pháp còn lại cũng được đánh giá là cần thiết (đạt trên 70%) chứng tỏ các biện pháp này không thể thiếu được trong quy trình quản lý việc đổi mới PPDH .

Đánh giá giữa CBQL và GV về tính khả thi của các biện pháp cũng khá tương đồng (ở các biện pháp 1, 2, 5, 6 sự chênh lệch đánh giá ở tính rất cần khả thi khơng vượt q 3,4%). Có sự khác biệt giữa hai đối tượng khảo sát ở các biện pháp 3, 4;

Biện pháp 3 sự đánh giá và sự khác biệt về tính khả thi cũng tương tự như ở mức độ cần thiết của biện pháp này (chênh lệch đánh giá ở tính rất khả thi là 8.6%, CBQL đánh giá thấp hơn), trong thực tế thì việc xây dựng các qui định, hướng dẫn và hỗ trợ quá trình đổi mới PPDH của CBQL của trường khảo sát còn chưa phù hợp với thực tiễn nên họ vẫn còn e ngại khi đánh giá về

tính khả thi của biện pháp này, về phía GV thì họ cho rằng nếu thực hiện tốt biện pháp 3 thì sẽ rất có tính khả thi vì thế họ đánh giá cao hơn so với các CBQL.

Ở biện pháp 4 chênh lệch đánh giá ở tính rất khả thi là 25.7%, CBQL đánh giá cao hơn, điều này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn tại trường khảo sát bởi lẽ biện pháp này đã được các CBQL quan tâm đúng mức và đạt được hiệu quả như mong muốn; Về phía GV, nhận thức chưa cao về biện pháp này, thậm chí có GV cho cịn rằng đó là việc của các lãnh đạo không ảnh hưởng đến HĐDH của họ chính vì thế mà có sự đánh giá khá chênh lệch về tính khả thi của biện pháp này.

Qua quá trình nghiên cứu và khảo nghiệm, chúng tôi thấy các ý kiến cho rằng 06 biện pháp đề xuất trên đều có tính khả thi cao, 100% CBQL và GV của trường khảo sát đều cho rằng các biện pháp đề xuất là khả thi và rất khả thi.

Các biện pháp đề xuất đều đạt trên 60% đánh giá là rất khả thi, trong đó biện pháp 1 và biện pháp 2 được đánh giá là cao nhất, biện pháp 1 có 84.4% CBQL và GV đánh giá rất khả thi, biện pháp 2 có tới 87,5% CBQL và GV đánh giá rất khả thi;

Các biện pháp 3, 4, 5, 6 đạt trung bình là 71% CBQL và GV đánh giá rất khả thi. Như vậy, chắc chắn rằng nếu tiến hành đồng bộ các biện pháp và có những bước đi phù hợp với thực tiễn thì sẽ đạt được những kết quả như mong muốn.

Kết luận Chương 3

Các biện pháp Quản lý thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận Quản lý sự thay đổi ở trường THPT Thanh Nưa huyện Điện Biên được xây dựng trên cơ sở lý luận và thực trạng đổi mới PPDH và Quản lý đổi mới PPDH ở các nhà trường. Mỗi biện pháp đều được xác định rõ về mục tiêu, nội dung, điều kiện thực hiện.

Các biện pháp Quản lý thực hiện đổi mới PPDH theo tiếp cận Quản lý sự thay đổi ở trường THPT bao gồm: Thực hiện tốt công tác truyền thông, Giáo dục nâng cao nhận thức của đội ngũ GV về đổi mới PPDH, chuẩn bị tốt tâm thể và các điều kiện cần thiết để thực hiện có hiệu quả việc đổi mới PPDH; Chú trọng bồi dưỡng chuyên môn, bồi đường về đổi mới PPDH, khuyến khích GV tự học, tự bồi dưỡng; Xây dựng các qui định, hướng dẫn hỗ trợ quá trình đổi mới PPDH; Huy động mọi nguồn lực cá nhân, tập thể trong và ngoài nhà trường để đảm bảo các nguồn lực cần thiết cho hoạt động đổi mới PPDH; Kịp thời nhận ra các rào cản trong quá trình triển khai thực hiện đổi mới PPDH và áp dụng các phương pháp phù hợp để vượt qua; Xây dựng cụ thể hóa các chuẩn đánh giá giờ dạv tích cực, thực hiện có hiệu quả cơng tác kiểm tra, đánh giá và duy trì hoạt động đổi mới PPDH.

Để kiểm tra sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tơi đã tiến hành xin ý kiến chuyên gia là những cán bộ quản lý, GV có kinh nghiệm trong cơng tác giảng dạy. Qua xử lý kết quả khảo nghiệm cho thấy đa số các CBQL và GV trong các trường đều đánh giá cao về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đổi mới PPDH là một yêu cầu tất yếu trong sự nghiệp đổi mới GD&ĐT của nước ta. Đây cũng đang là vấn đề cấp bách khơng chỉ được tồn ngành giáo dục quan tâm mà cũng là sự quan tâm trong đường lối lãnh đạo công tác giáo dục của Đảng. Đổi mới PPDH không phải là tạo ra một phương pháp khác với cái cũ, để loại trừ cái cũ.

Dựa trên cơ sở phân tích những, khái niệm cơ bản về: Quản lý, thay đổi và sự thay đổi, quản lý sự thay đổi, PPDH, đổi mới PPDH. Đề tài đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận của quản lý thực hiện đổi mới PPDH ở trường THPT theo lý thuyết quản lý sự thay đổi.

Trên cơ sở khái quát về đặc điểm trường THPT đề tài đã tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý thực hiện đổi mới PPDH tại nhà trường. Kết quả cho thấy:

- CBQL và GV trường THPT Thanh Nưa, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đều nhận thức đúng vai trị, vị trí quan trọng của đổi mới PPDH trong dạy học.

- Trong quá trình thực hiện biện pháp quản lý, Hiệu trưởng nhà trường đã có sự phối hợp linh hoạt các biện pháp và đạt được những thành công nhất định.

- Bên cạnh đó, thực tế cũng chỉ ra những hạn chế mà trong công tác quản lý thực hiện đổi mới PPDH cịn mắc phải, đó là: Giai đoạn “rã đơng” chưa được nhà trường thực hiện một cách hồn chỉnh; q trình “tiến hành thay đổi” vẫn

gặp nhiều khó khăn như việc vận dụng các phương tiện, PPDH tích cực vào

giảng dạy thực tế của GV chưa đạt hiệu quả, chưa huy động được các nguồn lực để đảm bảo hoạt động đổi mới PPDH, công tác bồi dưỡng GV còn nhiều phụ thuộc vào các chính sách của cấp trên, cơng tác quản lý sử dụng CSVC, TBDH chưa thực sự phát huy tác dụng, bước "củng cố và duy trì sự thay đổi” chưa được quan tâm nhiều.

Từ kết quả nghiên cứu về thực trạng quản lý thực hiện đổi mới PPDH tại trường THPT Thanh Nưa huyện Điện Biên và căn cứ vào yêu cầu quản lý thực

quản lý đổi mới PPDH theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường THPT Thanh Nưa huyện Điện Biên với mục đích nâng cao chất lượng của cơng tác quản lý dạy học và đáp ứng được yêu cầu của đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp đó là:

- Biện pháp 1: Nhận diện chính xác các nội dung của đổi mới PPDH, phát hiện các rào cản khi triển khai thực hiện đổi mới PPDH và chuẩn bị các điều kiện tối thiểu cho việc thực hiện đổi mới PPDH

- Biện pháp 2:Chú trọng bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn, về kỹ năng đổi mới PPDH và khuyến khích GV tự học, tự bồi dưỡng

- Biện pháp 3: Xây dựng các qui định, hướng dẫn và hỗ trợ quá trình đổi mới PPDH

- Biện pháp 4: Huy động hiệu quả các nguồn lực cá nhân, tập thể trong và ngoài nhà trường tham gia và đảm bảo các hoạt động đổi mới PPDH

- Biện pháp 5: Hoàn thiện, cụ thể hóa các chuẩn đánh giá giờ dạv tích cực, thực hiện có hiệu quả cơng tác kiểm tra, đánh giá và duy trì hoạt động đổi mới PPDH

- Biện pháp 6: Hiệu trưởng làm tốt vai trò của một người quản lý khi tổ chức thực hiện đổi mới PPDH ở trường mình

Để kiểm tra sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận quản lý sự thay đổi ở trường trung học phổ thông thanh nưa huyện điện biên tỉnh điện biên (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)