Các câu hỏi dạy học đọc hiểu truyền thuyết trong SGK

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi dạy học đọc hiểu truyền thuyết trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 50 - 52)

Loại câu hỏi Số lượng Tác dụng

Nhận biết 2 Dẫn dắt học sinh tìm hiểu, xác định những nội dung thông tin,những sáng tạo nghệ thuật, những tư tưởng được tác giả gửi gắm mang tính đặc trưng, quan trọng của tác phẩm

Thông hiểu 6 Hướng dẫn học sinh đi sâu vào tìm hiểu, phân tích những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật cũng như những tư tưởng , những bài học mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Thông qua tiếp xúc giúp học sinh có những kiến thức cần thiết về tác phẩm

Vận dụng 1 Đặt ra cho học sinh những bài học được chứa đựng trong tác phẩm, kiểm tra độ tư duy của học sinh khi phát hiện ra những bài học trong cuộc sống có thể áp dụng trong cuộc sống.

Như vậy có thể thấy : Hệ thống câu hỏi trong SGK khá phong phú với nhiều cấp độ tác động đến cấp độ đọc hiểu. Các câu hỏi được xây dựng từ thấp đến cao mang lại sự tác động vừa sức cho nhiều đối tượng học sinh , dẫn dắt học sinh tìm hiểu tác phẩm từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp một cách dễ dàng hơn. Tuy vậy tất cả những câu hỏi trong SGK mới đề cập tới những cấp độ đọc hiểu sau: Đọc hiểu nội dung của đoạn văn, văn bản; Đọc hiểu giá trị nghệ thuật, ý nghĩa thẩm mĩ của văn bản ; Đọc và liên hệ nội dung văn bản với hiện thực về đời sống cá nhân. Trong đó những câu hỏi liên hệ đời sống thực tế cịn ít, và nằm ở phần Luyện tập

trong kết cấu của của văn bản trong SGK. Phần này học sinh thường bỏ qua khi soạn bài ở nhà và cũng ít được giáo viên chú ý đến. Ba yêu cầu đọc hiểu còn lại “Đọc và lọc ra được chủ đề chính của câu chuyện, tìm ra lí do cho sự lựa chọn của tác giả”; “Đọc và nhận ra được thể loại của văn bản, đánh giá cách hiểu về hình

thơng tin giữa hai văn bản khơng liền mạch với nhau; phân biệt mối liên hệ giữa các dữ liệu với nhau” thì chưa được SGK đề cập tới.

Hệ thống câu hỏi trong SGK tuy đã có sự phân cấp nhưng chủ yếu vẫn là những câu hỏi thông hiểu - dạng câu hỏi phù hợp với chương trình nội dung. Trong khi đó những câu hỏi đọc hiểu yêu cầu cao, những câu hỏi vận dụng vẫn còn hạn chế. Vì vậy cần phải bổi xung những dạng câu hỏi như vậy vào trong giờ học dọc hiểu để tác động đến học sinh hiệu quả hơn, rèn luyện năng lực đọc hiểu cho học sinh tốt hơn.

b. Câu hỏi trong sách giáo viên.

Ngoài việc hướng dẫn giáo viên xác định mục tiêu dạy học, hướng dẫn cách dạy học và nội dung thiết trong dạy học thì SGV cịn có những gợi ý trong việc trả lời những câu hỏi trong SGK.

Trước hết những câu hỏi trong SGV được xây dựng trên cơ sở những câu hỏi trong SGK . Chính và vậy nên đó chính là sự cụ thể hóa của SGK. Các câu hỏi đều chủ yếu tập trung hướng đến việc hướng dẫn trả lời những thắc mắc của các câu hỏi trong SGK. Chính vì vậy đều tập trung vào việc phân tích và tìm hiểu giá trị của câu chuyện một cách kĩ lưỡng, nắm bắt những cái hay, cái đẹp của tác phẩm.

Ngoài những câu hỏi, SGV cũng có một số phần gợi ý mở rộng về tác phẩm nhằm trang bị thêm kiến thức cho GV trong việc giảng dạy thể loại Truyền thuyết thông qua tác phẩm. Tuy nhiên phần gợi ý vẫn đi vào giải thích nội dung tác phẩm, không đi sâu vào hướng dẫn đặc trưng thể loại.

Định hướng trong SGV vẫn chủ yếu là định hướng nội dung, định hướng năng lực vẫn còn hạn chế và chưa rõ ràng. Hệ thống câu hỏi chưa có bảng phân cấp câu hỏi theo năng lực, chưa có những hướng dẫn cụ thể để dạy học theo theo phát triển năng lực. Đây là những điểm cần phải có sự chỉnh sửa bổ xung để việc dạy học theo hướng phát triển năng lực có hiệu quả.

c. Câu hỏi trong giờ học trên lớp.

Cụ thể ,chúng tôi tham khảo ý kiến của một số GV và nhận thấy loại câu hỏi được GV quan tâm và sử dụng trong dạy học các tác phẩm truyền thuyết có tỉ lệ như sau :

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi dạy học đọc hiểu truyền thuyết trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 50 - 52)