Truyền thuyết và câu hỏi đọc hiểu truyền thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi dạy học đọc hiểu truyền thuyết trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 41)

1.3.1. Thể loại Truyền thuyết.

1.3.1.1. Khái niệm truyền thuyết.

Truyền thuyết là một thể loại văn học cổ xưa, nó xuất hiện khi con người biết nhận thức về thế giới xung quanh, nó phát triển cùng với quá trình nhận thức của lồi người, cùng với lịch sử xã hội con người và phản ánh lịch sử theo một cách riêng. Điều chủ yếu mà truyền thuyết muốn phản ánh không phải là lịch sử như thế nào mà là lịch sử đem lại cái gì cho nhận thức và tình cảm của nhân dân. Tuy nhiên không như lịch sử tập trung đề cập đến diễn biến, sự kiện truyền thuyết lại chủ yếu đề cập đến những các motip, chi tiết mang đậm màu sác nhân văn. Vậy là truyền thuyết không phản ánh tất cả những yếu tố của lịch sử mà chỉ quan tâm đến những sự kiện lịch sử có tính chất trong đại ảnh hưởng lớn đến cộng đồng, dân tộc hay giai cấp. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia :Truyền thuyết là tên gọi dùng để chỉ một nhóm những sáng tác dân gian mà đặc điểm chung của chúng thể hiện các yếu tố kỳ diệu, huyễn tưởng, nhưng lại được cảm nhận là xác thực, diễn ra ở ranh giới giữa thời gian lịch sử và thời gian thần thoại, hoặc diễn ra ở thời gian lịch sử.

Truyền thuyết là truyện kể về những nhân vậy sự kiện hư cấu hay xác thực, có liên quan - ảnh hưởng tới lịch sử trong đại của dân tộc hay giai cấp, qua đó nhân dân thể hiện ý thức và thái độ với nhân vật và sự kiện lịch sử [11, tr. 49-50].

Theo chúng tôi, truyền thuyết là những truyện kể lịch sử về tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương của cộng đồng, dân tộc hay giai cấp một cách nghệ thuật thể hiện tâm tư, tình cảm và nguyện vọng cũng như quan điểm của nhân dân.

Mỗi thể loại văn học đề có những đặc trưng riêng biệt phản ánh cái riêng của loại hình văn học đó. Hiểu được đặc trưng khơng chỉ hiểu tác phẩm sâu săc mà còn nắm bắt được cái hay của thể loại tác phẩm trong quá trình dạy học đọc hiểu.

a. Đặc trưng hình thành và phát triển của truyền thuyết

Theo Phăngghen : “ Tất cả các dân tộc trong quá trình phát triển lịch sử của nó

đều trải qua thời đại anh hùng”. Đây chính là thời điểm đánh dấu con người bước

vào chế độ văn minh. Nó được đánh dấu bằng những chiến cơng trong lao động sản xuất hay những cuộc chiến tranh bộ lạc chiếm đất hay mở đất. Tùy từng khu vực do sự phát triển khơng đồng đều mà các dân tộc có thể bước vào thời kì văn minh sớm hay muộn nhưng đó là điều tất yếu. Có thể nói , từ khi con người xuất hiện đến khi bước vào thời đại văn minh, thời đại anh hùng , xã hội con người đã có những biến đổi to lớn. Những sự thay đổi đó được ghi lại trong nhiều hình thức thể hiện của văn minh.

Một trong những hình thức phản ánh từng bước phát triển của xã hội lồi người chính là văn học. Từ những câu chuyện kể, lồi người đã từng bước ghi lại những chặng đường của mình. Dấu ấn đậm nét nhất là trong truyền thuyết, thông qua những câu chuyện về các nhân vật và biến cố lịch sử, những dấu ấn trong đại của lịch sử đã được ghi lại rất cụ thể và rõ nét. Từ những thành tựu lớn trong sản xuất và chăn nuôi đến những cuộc chiến tranh bộ lạc tranh giành đất đai, nhưng cuộc chiến chống giặc ngoại xâm... đều được phản ánh. Và những câu chuyện như : Bánh chưng bánh giày, Sơn tinh Thủy tinh, Mị Châu Trọng Thủy... phần nào đã nói lên

điều đó.

b. Truyền thuyết phản ánh lịch sử một cách độc đáo.

Truyền thuyết ln gắn bó với sự thật, với lịch sử, phản ánh những sự kiện trọng đại của dân tộc, nhiều nhân vật trong truyền thuyết cũng là nhân vật trong chính sử, trong sự nghiệp chung được nhiều người thừa nhận, noi theo. Trong mỗi một câu chuyện truyền thuyết chúng ta ln tìm được cái lõi lịch sử có thật.Mặc dù vậy, truyền thuyết vẫn là một thể tài văn học dân gian chứ không phải là một thể tài sử học. Trong truyền thuyết có những sự kiện lịch sử nhưng chúng không phải những sự kiện lịch sử đích thực mà chỉ là “những ánh hào quang, những tia khúc xạ” của lịch sử. Truyền thuyết từ lịch sử mà ra nhưng truyền thuyết lại không phải là lịch sử và “ sự phản ánh lịch sử của truyền thuyết không phải là sao chép mà là lựa chọn

và tái tạo”[11, tr. 53]. Ta ln tìm thấy cốt lõi lịch sử trong mỗi câu chuyện truyền

thuyết.

Trước hết, truyền thuyết khơng chú ý đến việc đảm bảo tính đầy đủ và tuần tự theo thời gian của các sự kiện lịch sử. Không phải bất cứ nhân vật và sự kiện lịch sử nào cũng trở thành trung tâm phản ánh của truyền thuyết. Truyền thuyết có thể ghi lại những sự kiện lịch sử của thời khuyết sử hoặc chọn lọc những sự kiện theo quan niệm của nhân dân. Truyền thuyết cũng khơng đảm bảo tính chính xác tuyệt đối về mặt thời gian, khơng gian, diễn biến, nguyên nhân và kết quả của các sự kiện lịch sử. Trong truyền thuyết, thời gian có thể khơng trùng với hiện thực.

Như vậy, người ta khơng thể tìm thấy trong truyền thuyết những sự kiện lịch sử chính xác đích thực, nhưng lại có thể tìm thấy những thứ mà khơng có một tài liệu lịch sử nào có thể ghi lại được. Đó chính là quan điểm đánh giá lịch sử của nhân dân, là tâm tư, tình cảm, mong ước thầm kín của nhân dân trong mỗi triều đại lịch sử qua cách nhân dân “kể” lại các sự kiện. Tính chính xác lịch sử trong truyền thuyết, như nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch khẳng định, khơng phải hồn tồn ở sự phản ánh về thời gian, khơng gian, nhân danh, sự biến, trình tự biên niên của sự kiện mà chủ yếu là ở bản chất, ở cái cốt lõi của lịch sử. Đó là một thứ lịch sử văn hoá - tinh thần của nhân dân. Nó khơng giống như chính sử, nhưng lại ln được dân gian thừa nhận đó chính là lịch sử đáng tin cậy (tín sử) của mình.

c. Truyền thuyết và nghi lễ, hội lễ.

Có thể nhận định rằng giữa truyền thuyết và lễ hộ có mối quan hệ bền chặt và sâu sắc có tính chất qua lại, bổ sung lẫn nhau: Truyền thuyết là cốt lõi của lễ hội,

khiến cho lễ hội có nội dung thiêng liêng, cịn lễ hội làm cho việc diễn xướng truyền thuyết được sinh động, thu hút sự gắn bó và cộng cảm của tập thể. Lễ hội là nơi di dưỡng truyền thuyết, ngược lai nhờ truyền thuyết mà lễ hội được tiếp thêm sức sống dồi dào, phong phú[ 11, tr. 58 ].

Đối với lễ hội, truyền thuyết đóng vai trị là xương sống, là cốt truyện dẫn dắt tiến trình lễ hội, là sự minh giải cho lễ hội: Mở hội vào ngày nào, sau bao nhiêu năm lại mở lại một lần, tại sao kéo dài từng ấy ngày, rước từ đâu đến đâu, lễ vật dâng cúng gồm những gì, phải kiêng kị những gì… T ruyền thuyết rất gần mà có mối liên hệ chặt chẽ với các phong tục, tập quán cũng như các nghi lễ, hội lễ của địa phương, vùng miền nhất định hoặc trên toàn quốc.

Các lễ hội đều có nguồn gốc là các nghi lễ nông nghiệp, phát triển thành hội làng. Sau đó thì lớp ý nghĩa chống ngoại xâm, ca ngợi các vị anh hùng được lồng ghép vào và chiếm vị trí nổi bật. Đây cũng là một sự gần gũi giữa nội dung của lễ hội với nội dung của truyền thuyết.

Như vậy truyền thuyết và lễ hội đều là sản phẩm hoạt động tinh thần của nhân dân, do nhân dân sáng tạo, bồi đắp, lưu giữ và thể hiện. đều là những mặt khác nhau trong văn hóa dân tộc, có vị trí quan trọng trong văn hóa của dân tộc.

d.Truyền thuyết có tính dân tộc và tính địa phương sâu sắc.

Mỗi câu chuyện Truyền thuyết bao giờ cũng cũng là một không gian-thời gian cố định, không gian- thời gian lịch sử cụ thể. Một truyện kể dân gian nếu không gắn với không gian - thời gian cố định thì khơng thể là truyền thuyết được. Một nhân vật truyền thuyết nổi tiếng được rất nhiều người biết đến nhưng hành trạng, sự nghiệp của nhân vật đó bao giờ cũng gắn với những địa phương cụ thể, những nơi mà nhân vật đã đi qua. Do đó, vẫn ln tồn tại những truyền thuyết của từng địa phương mang tính địa phương rõ nét. Mỗi vị anh hùng, mỗi nhân vật đều gắn với con người và một vùng đất cụ thể. Hơn nữa, nhân dân lại có xu hướng, nhu cầu “kéo” các vị anh hùng lại gần cuộc sống của mình, gắn với địa phương mình. Trong quá trình lưu truyền, truyền thuyết đi đến mỗi địa phương luôn được kết nạp những yếu tố mới sao cho phù hợp với đặc điểm, phong tục tập qn của từng địa phương. Đó chính là hình thức địa phương hố các truyền thuyết dân gian.

Một xu hướng ngược lại nữa cũng song song diễn ra: Xu hướng tồn quốc hố các nhân vật lịch sử ở một địa phương cụ thể nào đó. Đây là cách để người dân địa phương gắn bó mình với tồn dân tộc, nó thể hiện nhu cầu muốn gắn bó làng xã với quốc gia, với triều đình. Đó có thể là con người cụ thể của một vùng miền nào đó, một địa phương nào đó những đã được tồn quốc hóa trở thành anh hùng, biểu tượng của đất nước. Như vậy từ thực tế văn hóa đời sống cũng như thơng qua các câu chuyện truyền thuyết mà những người anh hùng đến gần hơn với đời sống tinh thần của nhân dân. Từ một địa phương cụ thể trở thành anh hùng của đất nước.

1.3.1.3. Thi pháp truyện Truyền thuyết.

Thi pháp có ảnh hướng lớn trong dạy học đọc hiểu, nắm được thi pháp là năm được những đặc trưng cơ bản nhất của thể loại.

Hiện thực trong truyền thuyết là hiện thực xã hội lồi người nhưng được nhìn bó hẹp trong phạm vi từ bộ tộc cho đến bộ lạc rồi tiến dần lên xã hội có nhà nước chuyên chế. Bộ phận truyền thuyết nói về sự xây dựng quốc gia phong kiến, sự tranh chấp giữa các bộ lạc và sự xâm lấn giữa các quốc gia là bộ phận có yếu tố hiện thực cao hơn, yếu tố hoang đường huyền thoại giảm đi rõ rệt. Bộ phận truyền thuyết này thường ca ngợi cơng tích của vị lãnh tụ bộ lạc và những người anh hùng chiến trận. Yếu tố thần thánh trong nhân vật anh hùng là sự suy tơn cá nhân có tài có cơng với cộng đồng. Hình tượng nhân vật anh hùng một phần là hiện thực, một phần là ước mơ của con người muốn bộ lạc mình có một nhân vật anh hùng siêu việt có tài đủ sức chống lại kẻ thù và giúp dân sống hạnh phúc và thanh bình. Theo Lê Trường Phát, nhân vật và sự kiện của truyền thuyết lịch sử là những con người

và sự kiện có thật ngồi đời…lựa chọn những nhân vật lịch sử xuất phát từ quyền lợi, nguyện vọng, tư tưởng tình cảm của mình. Truyền thuyết lịch sử là sự tái tạo lịch sử trên cơ sở cái cốt lõi lịch sử rồi tiến hành sắp xếp lại để dựng lên tầm vóc của sự kiện và nhân vật, đưa thêm vào đó những gì mà tâm tình, thái độ của nhân dân đối với đối tượng phản ánh. Khơng những thế, truyền thuyết dân gian cịn gắn vào nhân vật những yếu tố thần kỳ lấp lánh [26, tr.20 - 22].

b. Cốt truyện của truyền thuyết.

Cốt truyện truyền thuyết thường xoay quanh nhiều nhân vật, thậm chí có truyện có hai hệ thống nhân vật đối lập nhau. Như vậy cốt truyện của truyền thuyết phức tạp, đa dạng hơn thần thoại. Cốt truyện truyền thuyết thường theo ba đoạn đời nhân vật chính. Theo Lê Trường Phát, cốt truyện truyền thuyết xây dựng theo 3 giai đoạn

của cuộc đời nhân vật. Đoạn đời thứ nhất kể về hồn cảnh và thân thế của nhân vật chính … Đoạn đời thứ hai là q trình hoạt động của nhân vật chính. Phần này kể lại hành động, chiến cơng, kì tích của nhân vật chính với nhiều tình huống thăng trầm, gian nguy, thất bại rồi thành công. Đoạn đời thứ ba là sự kết thúc của nhân vật chính. [26, tr 28-29].

Kết cấu truyền thuyết có hai loại: Loại cốt truyện đơn và loại cốt truyện xâu chuỗi. Những chuỗi truyện thường đề cập đến một nhân vật và đó là trung tâm của tồn chuỗi chuyện. Với kiểu kết cấu này thì nhân vật lịch sử là nhân vật trung tâm, còn các nhân vật khác là nhân vật phụ. Tuy nhiên trong từng chuyện đơn lẻ thì những nhân vật này thường xuất hiện mờ nhạt và là nhân vật phụ.

c. Nhân vật trong truyền thuyết.

Nhân vật chính của truyền thuyết chủ yếu là người và một số nhân vật là bán thần. Ngồi nhân vật chính cịn có những nhân vật phụ. Nhân vật phụ rất đa dạng, có nhân vật là người, nhân vật là thần. Hai biện pháp song hành trong việc xây dựng nhân vật truyền thuyết là thần thánh hóa các hiện tượng tự nhiên và thần thánh hóa các hoạt động của con người. Nhưng biện pháp chủ yếu, phổ biến trong truyền thuyết vẫn là thần thánh hóa các hoạt động con người. Phần lớn, nhân vật truyền thuyết được xây dựng theo một chu trình, kết cấu theo công thức sau: Lai lịch (bao gồm sinh đẻ thần kỳ và hình dáng dị thường > Tài đức và sự nghiệp > Cái chết thần kỳ. Nếu có thần tích thì có hiển linh: âm phù > gia phong, sắc phong của triều đình phong kiến.

Các nhân vật lịch sử được truyền thuyết xây dựng vào thời kỳ sau thời đại Hùng Vương, dù là có nhiều cơng trạng nhưng gần với nhân dân và cuộc sống đời thường hơn các nhân vật anh hùng lịch sử từ Hùng Vương trở về trước. Công trạng của họ là một phần của nhân dân, được nhân dân bảo vệ, chở che – tập thể quần chúng rộng lớn được truyền thuyết dùng để lý giải thành công của người anh hùng.

Những yếu tố chân thực lịch sử đã được đưa vào để xây dựng nhân vật anh hùng, điều này khác xa với cách xây dựng nhân vật lịch sử của bộ phận truyền thuyết trước đó. Trên quan điểm đó Lê Trường Phát phát hiện thêm một đặc điểm nữa thuộc thi pháp nhân vật của truyền thuyết lịch sử cần lưu ý là: Nhân vật không chỉ

sống trong lời kể mà còn sống trong nghi lễ thờ cúng với những nghi thức, tập tục sinh động và tập quán lâu đời của các địa phương [26, tr. 23 ].

d. Ngôn ngữ truyền thuyết.

Đặc trưng ngôn ngữ truyền thuyết bắt nguồn từ đặc điểm lời kể truyền thuyết. Có ba loại văn bản lời kể của truyền thuyết về nhân vật lịch sử. Văn bản lời kể được truyền tụng trong dân gian, gọi là văn bản truyền thuyết dân gian. Loại văn bản thứ hai là bản thần tích do chính quyền phong kiến thể chế, hành chính hố dựa trên truyền thuyết dân gian như là bản tiểu sử về nhân vật anh hùng. Trong quá trình lưu truyền qua nhiều thế hệ thì lại xuất hiện một loại văn bản mới do sự kết hợp pha trộn hai loại văn bản kẻ vừa nêu trên. Tuy nhiên, văn bản kể mà chúng ta được biết ngày nay khơng thể nào xác định rõ nó là loại văn bản nào trong ba loại trên. Đặc điểm tiêu biểu của lời kể truyền thuyết là ngơn ngữ cơ động, ít miêu tả, chủ yếu chỉ

thuật lại hành động của nhân vật, chú ý kể những chi tiết về hoàn cảnh xuất thân của nhân vật, bối cảnh của câu chuyện, những lời thoại nhân vật cô đo ̣ng[ 11, tr. 30 ].

e. Không gian truyền thuyết.

Không gian truyền thuyết là không gian đời thường, không gian chiến trường và không gian xã hội, đất nước, khác với thần thoại chủ yếu là không gian vũ trụ, không gian thiên nhiên. …Những địa danh di tích ấy đều gắn liền với sự nghiệp của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi dạy học đọc hiểu truyền thuyết trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 41)