Sử dụng hệ thống câu hỏi trong việc dạy học đọc hiểu văn bản truyền thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi dạy học đọc hiểu truyền thuyết trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 80 - 83)

2.1.1 .Mục tiêu xâydựng hệ thống câu hỏi dạy học đọc hiểu Truyền thuyết

2.3. Sử dụng hệ thống câu hỏi dạy học đọc hiểu thể loại Truyền thuyết

2.3.1. Sử dụng hệ thống câu hỏi trong việc dạy học đọc hiểu văn bản truyền thuyết

công cụ chủ yếu và mang lại hiệu quả cho GV trong những giờ dạy học đọc hiểu các tác phẩm của thể loại truyền thuyết. Được thiết kế riêng đảm bảo cho việc dạy tốt các tác phẩm truyền thuyết nên hệ thống câu hỏi là một khung chung mang tính chất tổng quát sẽ giúp cho GV có những định hướng về cách dạy học, phương pháp dạy học cũng như cách đặt câu hỏi, cách ra câu hỏi, thời điểm hỏi.... Như vậy hệ thống câu hỏi sẽ trở thành cơ sở tham khảo cho GV trước mỗi giờ dạy học truyền thuyết. Với hệ thống này chúng tơi hi vọng sẽ giúp cho giáo viên có những gợi ý tốt nhất trong dạy học, giảm bớt thời gian chuẩn bị những câu hỏi cần thiết trước khi lên lớp, là công cụ giúp cho giáo viên thực hiện tốt giờ giảng.

Hệ thống câu hỏi dạy học đọc hiểu không chỉ giúp cho việc dạy tốt cho những giờ học thể loại truyền thuyết mà nó cịn có thể mang đến những gợi ý, là cơ sở tham khảo cho giáo viên dạy học những thể loại khác như thần thoại, cổ tích... Nhìn chung mặc dù mục đích hướng đến là thể loại truyền thuyết nhưng với những điểm tương đồng giữa các thể loại nên GV có thể sử dụng như để tham khảo và triển khai những câu hỏi dạy học riêng tốt nhất, hiệu quả nhất.

2.3. Sử dụng hệ thống câu hỏi dạy học đọc hiểu thể loại Truyền thuyết

2.3.1. Sử dụng hệ thống câu hỏi trong việc dạy học đọc hiểu văn bản truyền thuyết thuyết

Hệ thống câu hỏi dạy học đọc hiểu được chúng tôi xây dựng nhằm mục đích giúp các giáo tham khảo và vận dụng trong quá trình giảng dạy những tác phẩm truyền thuyết trong nhà trường phổ thơng. Sau đây chính là sự vận dụng của những câu hỏi trong quá trình dạy học.

2.3.1.1. Vận dụng hệ thống câu hỏi trong việc tổ chức dạy học trên lớp. Thực hiện những bước sau:

Bước 1 : Chuẩn bị.

- GV xác định nhu cầu học tập của HS : Đây là nhiệm vụ khá quan trọng của GV trong quá trình chuẩn bị trước khi lên lớp. Giáo viên cần biết HS muốn học những gì, muốn học như thế nào, khả năng học từng nội dung ra sao? ... Những yếu tố này quyết định sự hứng thú cũng như sự tập trung của HS trong tiết học. Chính vì vậy, trên cơ sở xác định như cầu của HS thì GV có thể biết và đề ra phương pháp dạy

dạy, hình thức tổ chức dạy học, xây dưng những câu hỏi đọc hiểu phù hợp nhất tạo hứng thú cho học sinh.

- Nghiên cứu bài học, đọc trước bài tìm hiểu nội dung cũng như yêu cầu của bài học là yêu cầu bắt buộc với giáo viên. Chuẩn bị chu đáo, GV mới hiểu bài học đầy đủ và sâu sắc. khi đó GV sẽ tự biết mình cần phải làm gì, dạy như thế nào, cần chuẩn bị những gì, đưa ra những câu hỏi như thế nào sẽ phù hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bước 2: Triển khai hệ thống câu hỏi dạy học đọc hiểu.

- Định hướng nội dung câu hỏi. Mỗi câu hỏi nói riêng hay tồn bộ hệ thống câu hỏi cần phải được định hướng về mặt nội dung. Hỏi như thế nào? Hỏi về cái gì? Phạm vi và yêu cầu ra sao? Tất cả những điều này cần phải được xác định trước để tạo nên một hệ thống câu hỏi hợp lí và khoa học phù hợp với bài dạy của GV. Tránh những câu hỏi thừa, những câu hỏi không phù hợp với nội dung giảng dạy, những câu hỏi quá nhỏ về nội dung kiến thức.

- Lựa chọn, xác định mức độ cần đạt của nội dung câu hỏi tương ứng với yêu cầu nhận thức và hoạt động đọc hiểu của HS. GV cần nhận định yêu cầu đối với HS trong mỗi câu hỏi cụ thể. HS cần phải đạt được yêu cầu gì trong mỗi câu trả lời, thế nào là đạt yêu cầu, nội dung và dung lượng kiến thức như thế nào cho mỗi câu hỏi là phù hợp...

- Phân loại câu hỏi phù hợp với khả năng, năng lực của từng nhóm HS cũng như từng cá nhân HS. Ngoài mặt bẳng chung, những khả năng và năng lực chung mà bất cứ ai cũng có và cần phải đạt được thì mỗi nhóm, mỗi cá nhân thường có những kĩ năng, phẩm chất riêng nổi trội hơn. GV cần phải chú ý và nắm bắt những năng lực, khả năng nổi bật của từng nhóm cũng như từng cá nhân để đưa ra câu hỏi phù hợp cho HS. Như vậy khả năng hồm thành nhiệm vụ học tập và cơng việc không những sẽ hiệu quả hơn hẳn mà còn mang lại hứng thú cho các em.

- Lựa chọn phối hợp các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để sử dụng các câu hỏi đã được chuẩn bị. Trong dạy học, mỗi phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đều có điểm tích cực và ưu thế nhất định. Khơng có phương pháp hay hình thức tổ chức dạy học nào là tố ưu mang lai hiệu quả vĩnh cửu cả. Cần lựa chọn phương pháp, cách tổ chức dạy học phù hợp để truyền thụ tri thức hiệu quả nhất..

Mặt khác nếu cứ sử dụng một phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cũng sẽ dễ gây nhàm chán cho HS.

- Xắp xếp và triển khai câu hỏi theo tiến trình bài học với các hoạt động trên lớp trong giờ dạy học của giáo viên.

Bước 3: Đánh giá, bổ xung và cải tiến hệ thống câu hỏi trên cơ sở các giờ lên lớp - Thu thập thông tin phản hồi ( từ HS, từ GV ...) : Những thông tin này có giá trị quan trọng, nó giúp GV biết được HS cũng như các giáo viên khác có đánh giá ra sao về cách giảng dạy cũng như hệ thống câu hỏi đã được xây dựng, phát huy những mặt tích cực, nhìn ra những cái khơng phù hợp để chỉnh sửa.

- Đánh giá kết quả nhận thức của HS. Mục đích cuối cũng của dạy học chính là truyền thụ tri thức cho HS, giúp HS nhận thức được những nội dung mà bài học yêu cầu. Vì vậy, kết quả nhận thức của HS chính là thước đo quan trọng nhất đánh giá kết quả giảng dạy của GV. Nếu HS khơng hiểu bài thì phương pháp nào hoặc hệ thống câu hỏi hay đến đâu cũng trở nên vô nghĩa. Đánh giá kết quả nhận thức của HS giúp GV biết được trình độ của HS cũng như mức độ của bản thân GV khi truyền thụ tri thức, đây là cơ sở cho những điều chỉnh để giờ học đạt hiệu quả hơn. - Phân tích, hồn thiện câu hỏi để có thể lựa chọn những câu hỏi hợp lí nhất chuẩn bị trong dạy học.

2.3.1.2. Vận dụng hệ thống câu hỏi trong việc hướng dẫn HS tự học. * Hướng dẫn HS tự học trước khi đọc hiểu bài mới.

Các bước tiến hành :

Bước 1 : GV nghiên cứu bài học, mục tiêu cần đạt, nội dung dạy học và biên soạn hệ thống câu hỏi.

Bước 2 : GV nghiên cứu phân loại HS thành các nhóm theo năng lực đọc hiểu và thái độ học tập. nên phân khoảng 5 -7 em một nhóm, có nhiều cách phân nhóm. Bước 3 : GV phân câu hỏi cho các nhóm, gợi ý cách làm và tiêu chí đánh giá hoặc cho điểm thi đua. Có thể dùng phiếu học tập cho từng nhóm.

Bước 4 : Đánh giá kết quả chuẩn bị ở nhà.

* Hướng dẫn HS đặt câu hỏi trong quá trình dạy học đọc hiểu

Hệ thống câu hỏi dạy học đọc hiểu định hướng phát triển năng lực sẽ gợi ý, định hướng cho các em biết hỏi những câu hỏi nòng cốt, biết hỏi đúng, hỏi trúng vấn đề tránh việc đặt câu hỏi tản mạn, vụn vặt, thiếu trọng tâm, trọng điểm nhằm hình

thành năng lực đọc hiểu cho HS, đồng thời góp phần hình thành năng lực tự học cho HS trong đọc hiểu văn bản, vào các thời điểm cụ thể : Khi kiểm tra bài cũ, khi kiểm tra việc tự học ở nhà, khi dạy học bài mới, khi củng cố và luyện tập cuối giờ học, khi hướng dẫn HS tự học ở nhà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi dạy học đọc hiểu truyền thuyết trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 80 - 83)