Xuất hệ thống câu hỏi dạy học đọc hiểu Truyền thuyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi dạy học đọc hiểu truyền thuyết trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 64 - 77)

2.1.1 .Mục tiêu xâydựng hệ thống câu hỏi dạy học đọc hiểu Truyền thuyết

2.2. Hệ thống câu hỏi dạy học đọc hiểu Truyền thuyết

2.2.1. xuất hệ thống câu hỏi dạy học đọc hiểu Truyền thuyết

Đối với dạy học đọc hiểu định hướng phát triển năng lực, nội dung kiến thức khơng cịn là yếu tố được ưu tiên hàng đầu và là mục tiêu quan trọng, thay vào đó thì khả năng, năng lực cũng như kĩ năng hoat động xã hội mới là yếu tố giáo dục tập trung hướng đến. Chính vì vậy sự thay đổi đến từ phương pháp giáo dục cũng như hệ thống câu hỏi là điều cần thiết. Trong hệ thống câu hỏi được xây dựng cần phải có những sự thay đổi so với trước đây để phù hợp với định hướng giáo dục mới. Chúng tôi xác định các câu hỏi đọc hiểu ngoài việc cung cấp những kiến thức cơ bản còn cần phải hướng đến việc bồi dưỡng và phát triển năng lực cho HS. Từ những kiến thức đã học, cần hình thành cho HS những kĩ năng cần thiết giải quyết vấn đề, khả năng thực hiện những yêu cầu cũng như công việc không chỉ trong học tập mà còn trong cuộc sống sau này của các em .

Trong dạy học đọc hiểu thể loại truyền thuyết, các câu hỏi cần phải chú ý đến đặc trưng thể loại, cần phải làm bật được cái nét riêng của thể loại truyền thuyết. Những câu hỏi cần chú ý hướng vào những đặc điểm trọng tâm của loại hình văn học truyền thuyết, những đặc điểm này thường là chìa khóa khơng chỉ có tác dụng giúp HS tìm hiểu nội dung tác phẩm mà còn hiểu tác phẩm sâu sắc, thấy được cái hay của tác phẩm, mối liên hệ của tác phẩm cũng như thể loại văn học đối với cuộc sống hàng ngày. Đó mới thực sự là hiểu tác phẩm một cách thấu đáo.

Hệ thống câu hỏi dạy học đọc hiểu truyền thuyết mà chúng tôi đề xuất gồm nhiều câu hỏi với các hình thức và mức độ khác nhau. Về cơ bản, hệ thống câu hỏi này được xâydựng trên cơ sở những tìm hiểu về lí thuyết dạy học hiện đại, những phương pháp dạy học, lí thuyết về câu hỏi, đặc điểm tâm sinh lí HS và những yêu

cầu về kĩ năng, năng lực cần thiết trong học tập và ngoài xã hội cũng như đặc trưng của thể loại văn học mà chúng tơi hướng tới tìm hiểu nghiên cứu là truyền thuyết. Với hệ thống câu hỏi này, chúng tôi tập trung vào phục vụ cho giảng dạy đọc hiểu các tác phẩm Truyền thuyết trong nhà trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực.

Chúng tơi trong q trình tìm hiểu các yếu tố chi phối đến quá trình dạy học và định hướng dạy học đọc hiểu phát triển năng lực cũng như quá trình phát triển tư duy của HS trong dạy học, các cấp độ tư duy đã chia những câu hỏi thành các loại : - Câu hỏi về đặc trưng thể loại .

- Câu hỏi về ngôn ngữ thể loại . - Câu hỏi về kết cấu thể loại . - Câu hỏi về chi tiết, sự kiện. - Câu hỏi về hình tượng nhân vật .

Đặc trưng cần làm nổi bật trong thể loại truyền thuyết chính là cốt lõi lịch

sử hay nói cách khác truyền thuyết là những câu chuyện lịch sử đã được huyền thoại hóa. Vì vậy khi khai khác thể loại truyền thuyết các câu hỏi cần làm nổi bật vấn đề này.

Chuẩn cần đạt cho các câu hỏi như sau :

Bảng 2.2 : Chuẩn cần đánh giá cho các loại câu hỏi.

Mức độ

Loại

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng

Câu hỏi về đặc trưng thể loại.

Nhớ được đặc trưng thể loại của tác phẩm.

Trình bày được những nét đặc sắc, nét riêng về đặc trưng thể loại trong tác phẩm. - So sánh được, cảm nhận được vai trò của đặc trưng thể loại tác phẩm. - Cảm nhận đúng về nét đặc sắc về thể loại.

Câu hỏi về ngôn ngữ thể loại. Nhớ được đặc trưng ngơn ngữ của tác phẩm. Trình bày được những nét riêng, đặc trưng về ngôn ngữ của tác phẩm. - So sánh được, cảm nhận được vai trò của ngôn ngữ trong tác phẩm.

- Cảm nhận đúng sự đặc sắc về ngôn ngữ của tác phẩm. Câu hỏi về kết cấu

thể loại. Nhớ được kết cấu, bố cục, nội dung từng phầm của tác phẩm. - Trình bày được nét đặc sắc về kết câu của tác phẩm. - Nêu được dụng ý xây dưng kế cấu tác phẩm. - So sánh được, cảm nhận được vai trò của kết cấu trong tác phẩm. - Cảm nhận đúng cái hay trong kết cấu của tác phẩm. Câu hỏi về chi tiết,

sự kiện

- Nhớ được các chi tiết , sự kiện chính trong tác phẩm. - Nhớ được cốt truyện của tác phẩm. - Trình bày được giá trị , ý nghĩa của các chi tiết, sự kiện của tác phẩm. - Chỉ ra được dụng ý của tác giả khi xây dựng cố truyện, chi tiết, sự kiện.

- So sánh được, cảm nhận được vai trò của chi tiết và sự kiện trong tác phẩm.

- Cảm nhận đúng sự đặc sắc của các chi tiết, sự kiện, cốt truyện. Câu hỏi về hình tượng nhân vật. - Nhớ được các nhân vật có vai trò trong tác phẩm. - Nhớ được đặc điểm chính của các nhân vật trung tâm trong tác phẩm. - Trình bày được vị trí, ý nghĩa và vai trò của nhân vật trong tác phẩm. - Chỉ được ý đồ nghệ thuật của tác giả khi xây dựng nhân vật. - So sánh được, cảm nhận được vai trò của các nhân vật trong truyện. - Cảm nhận đúng nét đặc sắc về nghệ thuật xây dựng nhân vật.

2.2.1.1. Câu hỏi về đặc trưng thể loại

Câu hỏi đọc hiểu đặc trưng thể loại là những câu hỏi khai thác về những nét đặc trưng riêng biệt của thể loại tác phẩm. Những câu hỏi về đặc trưng thể loại là những câu hỏi quan tâm đến các khía cạnh khái quát mang tính đặc trưng, thi pháp... riêng biệt của một thể loại văn học nhất định đang được thể hiện thông qua tác phẩm. Bằng các câu hỏi giáo viên sẽ dẫn dắt học sinh khai thác, khám phá những nét riêng của tác phẩm.

Một số dạng câu hỏi thường được sử dụng như là : Tác phẩm thuộc thể loại văn học nào?

Nêu những nét đặc trưng về thể loại của tác phẩm?

Phân tích những đặc sắc về đặc trưng thể loại trong tác phẩm? Khái quát đặc trưng thể loại của tác phẩm?

So sánh đặc trưng thể loại của tác phẩm với các tác phẩm khác, thể loại khác? Khi đưa những câu hỏi đọc hiểu về đặc trưng thể loại vào trong giảng dạy và kiểm tra đánh giá thể loại truyền thuyết trong nhà trường phổ thơng thì các câu hỏi được sử dụng với hai dạng đó là trắc nghiệm và tự luận. Tùy thuộc vào các yếu tố và điều kiện dạy học mà các câu hỏi sẽ được phân chia thành các cấp độ khác nhau.

a. Dạng câu hỏi trắc nghiệm : Thường sử dụng các câu hỏi mức độ nhận biết và

thông hiểu. Chủ yếu các câu hỏi này giúp học sinh tái hiện lại kiến thức, nhớ lại những kiến thức về đặc trưng thể loại đã được học.

Câu 1: Chuyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủythuộc thể loại văn học ? A. Sử thi C. Truyện cổ tích

B. Truyền thuyết D. Thần thoại Chuẩn cần đánh giá : Nhớ được thể loại tác phẩm.

Đáp án : B

Câu 2 : Đoạn văn sau thể hiện đặc điểm của thể loại văn học dân gian nào?

Là truyện kể về những nhân vậy sự kiện hư cấu hay xác thực, có liên quan - ảnh hưởng tới lịch sử trong đại của dân tộc hay giai cấp, qua đó nhân dân thể hiện ý thức và thái độ với nhân vật và sự kiện lịch sử

A.Sử thi C. Truyện cổ tích B. Truyền thuyết D. Thần thoại Chuẩn cần đánh giá : Nhận biết được thể loại của tác phẩm.

Đáp án : B

b. Dạng câu hỏi tự luận : Các câu hỏi tự luận thường là các câu hỏi thông hiểu

và câu hỏi vân dụng. Các câu hỏi tự luận thường là các câu hỏi với yêu cầu trình bày đặc trưng thể loại. ở mức độ cao hơn là trình bày đặc trưng thể loại ở một tác phẩm cụ thể

- Dạng tự luận ngắn.

Câu hỏi : Trình bày đặc trưng thời gian truyền thuyết của chuyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy ?

Chuẩn cần đánh giá : Nếu được thời gian trong câu chuyện

Gợi ý : Thời gian Truyền thuyết là thời gian lịch sử , thời gian thời đại, triều đại nó được xác định cụ thể hơn so với thời gian thần thoại. Tuy nhiên thời gian của Truyền thuyết không ghi rõ thời điểm, ngày tháng, câu chuyện xảy ra bao lâu. Nhân vật trong Truyền thuyết xác định được thời gian sinh thành và kết thúc. Nhân vật truyền thuyết là bất tử, nhưng có lý lịch rõ ràng, là các nhân vật theo phong cách thần thoại nên khơng có tuổi

- Dạng tự luận :

Câu hỏi : Chuyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủylà một tác phẩm truyền thuyết điển hình. Hãy phân tích tác phẩm để thấy được những nét đặc trưng thi pháp.

Chuẩn cần đánh giá : Trình bày được các đặc trưng về thể loại trong tác phẩm. Gợi ý : Các đặc trưng cụ thể cần nêu được :

- Hiện thực và tưởng tượng trong truyền thuyết. - Cốt truyện trong truyền thuyết.

- Nhân vật trong truyền thuyết. - Ngôn ngữ truyền thuyết - Không gian truyền thuyết - Thời gian truyền thuyết.

2.2.1.2. Câu hỏi về ngôn ngữ thể loại.

Câu hỏi đọc hiểu ngôn ngữ thể loại là những câu hỏi khai thác khía cạnh ngơn ngữ như hình thức miêu tả, phương thức miêu tả của tác phẩm. Câu hỏi về ngôn ngữ tập trung đi sâu phân tích những đặc điểm riêng, những đặc sắc trong ngôn ngữ

của tác phẩm. Yêu cầu học sinh biết đọc ra ý nghĩa của nhan đề, biết phát hiện những từ ngữ quan trong trong tác phẩm, tìm ra câu then chốt chứa thơng tin quan trong. Trên cơ sở đó nắm bắt được cách kể chuyện, lời kể chuyện của tác phẩm. Một số dạng câu hỏi về ngơn ngữ thể loại có thể sử dụng như :

Ngôn ngữ trong tác phẩm như thế nào?

Nêu những nét đặc trưng về ngôn ngữ của tác phẩm? Phân tích những đặc sắc về ngơn ngữ trong tác phẩm? Khái quát đặc trưng ngôn ngữ của tác phẩm?

So sánh đặc trưng ngôn ngữ của tác phẩm với các tác phẩm khác, thể loại khác? Khi đưa những câu hỏi đọc hiểu về ngôn ngữ thể loại vào trong giảng dạy và kiểm tra đánh giá thể loại truyền thuyết trong nhà trường phổ thơng thì các câu hỏi được sử dụng với hai dạng đó là trắc nghiệm và tự luận. Tùy thuộc vào các yếu tố và điều kiện dạy học mà các câu hỏi sẽ được phân chia thành các cấp độ khác nhau.

a. Dạng câu hỏi trắc nghiệm : Thường sử dụng các câu hỏi mức độ nhận biết và

thông hiểu. Chủ yếu các c âu hỏi này giúp học sinh tái hiện lại kiến thức, nhớ lại những kiến thức về ngôn ngữ đã được học.

Câu 1 : Ngôn ngữ lời kể trong chuyện An Dương vương và Mị Châu- Trọng Thủy thể hiện như thế nào ?

A. Cơ đọng, ít miêu tả.

B. Chủ yếu chỉ thuật lại hành động của nhân vật.

C. Chú ý kể những chi tiết về hoàn cảnh xuất thân của nhân vật, bối cảnh của câu chuyện, những lời thoại nhân vật một cách cô động.

D. Tất cả các ý trên.

Chuẩn cần đánh giá : Nhớ được đặc trưng ngôn ngữ của tác phẩm Đáp án : D

Câu 2 : Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong đoạn văn sau

_____ và _____ có thể coi là hai nhân vật đáng thương trong cuộc tình éo le của họ. họ cũng chỉ là hai con cờ trong bàn cờ chính trị của Triệu Đà và An Dương vương. Trong khi _____hết lịng nghĩ đến hịa bình, nên mới chấp nhận cầu hòa, gả con gái cho -_____ và cũng như cho trọng thủy ở rể. cịn _____ vì tham vọng bản thân và giả vờ cầu hịa, cầu hơn và sai con trai sang làm gián điệp để chờ thời cơ cướp nước. _____ và _____ đứng giữa cũng như chịu sự tác động của An Dương

vương và Triệu Đà để rồi sau này người vì sai lầm, người vì hối hận mà cả hai đều có số phận bi thương.

Chuẩn cần đánh giá : Xác định được nội dung trong lời kể

Đáp án: 1- Mị Châu, 2- Trọng Thủy, 3- An Dương vương, 4- Trọng Thủy, 5- Triệu Đà, 6 -Mị Châu, 7 - Trọng Thủy

b. Dạng câu hỏi tự luận : Các câu hỏi tự luận thường là các câu hỏi thông hiểu và

câu hỏi vân dụng. các câu hỏi tự luận thường là các câu hỏi với u cầu trình bày ngơn ngữ thể loại. Ở mức độ cao hơn là trình bày ngơn ngữ thể loại ở một tác phẩm cụ thể

- Dạng tự luận ngắn.

Câu hỏi : Trình bày đặc trưng ngôn ngữ truyền thuyết của chuyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy ?

Chuẩn cần đánh giá : Nếu được ngôn ngữ trong câu chuyện

Gợi ý: Đặc trưng ngôn ngữ truyền thuyết bắt nguồn từ đặc điểm lời kể truyền thuyết. Có ba loại văn bản lời kể của truyền thuyết về nhân vật lịch sử. Văn bản lời kể được truyền tụng trong dân gian, gọi là văn bản truyền thuyết dân gian. Loại văn bản thứ hai là bản thần tích do chính quyền phong kiến thể chế, hành chính hố dựa trên truyền thuyết dân gian như là bản tiểu sử về nhân vật anh hùng. Trong quá trình lưu truyền qua nhiều thế hệ thì lại xuất hiện một loại văn bản mới do sự kết hợp pha trộn hai loại văn bản kẻ vừa nêu trên. Đặc điểm tiêu biểu của lời kể truyền thuyết là ngơn ngữ cơ đọng, ít miêu tả, chủ yếu chỉ thuật lại hành động của nhân vật, chú ý kể những chi tiết về hoàn cảnh xuất thân của nhân vật, bối cảnh của câu chuyện, những lời thoại nhân vật một cách cô đọng

- Dạng tự luận :

Câu hỏi : Ngơn ngữ trong truyền thuyết cơ đọng, ít miêu tả, chủ yếu thuật lai hành động của nhân vật. Qua chuyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Chuẩn cần đánh giá : Nắm được đặc trưng ngôn ngữ của tác phẩm Gợi ý : Cần nêu được các ý

- Nêu được đặc trưng ngôn ngữ. - Giải thích được đặc trưng ngơn ngữ.

2.2.1.3. Câu hỏi về kết cấu thể loại.

Câu hỏi đọc hiểu kết cấu thể loại là những câu hỏi khai thác khía cạnh bố cục của tác phẩm. Theo kết cấu ngang, một tác phẩm văn học sẽ được chia thành các phẩn nhỏ, mỗi phần tập trung vào một nội dung nhất định. Đặc biệt các thể loại dân gian như truyền thuyết, do miêu tả theo thời gian thuyến tính nên yếu tố bố cục càng rõ ràng. Mỗi phần miêu tả một nội dung liên quan đến quá trình sinh ra, phát triển, lập cơng trạng, hiển linh của các nhân vật. Các câu hỏi về kết cấu chính là khai khác các nội dung khái quá của từng phần trong văn bản để giúp học sinh nắm được nội dung tác phẩm cụ thể và sâu sắc hơn,

Một số dạng câu hỏi về ngơn ngữ thể loại có thể sử dụng như : Bố cục trong tác phẩm như thế nào?

Bố cục của tác phẩm có gì đặc biệt ? Phân tích tác phẩm theo bố cục?

So sánh bố cục của tác phẩm với các tác phẩm khác, thể loại khác?

Khi đưa những câu hỏi đọc hiểu về bố cục thể loại vào trong giảng dạy và kiểm tra đánh giá thể loại truyền thuyết trong nhà trường phổ thơng thì các câu hỏi được sử dụng với hai dạng đó là trắc nghiệm và tự luận. Tùy thuộc vào các yếu tố và điều kiện dạy học mà các câu hỏi sẽ được phân chia thành các cấp độ khác nhau.

a. Dạng câu hỏi trắc nghiệm : Thường sử dụng các câu hỏi mức độ nhận biết và

thông hiểu. Chủ yếu các câu hỏi này giúp học sinh tái hiện lại kiến thức, nhớ lại những kiến thức về bố cục đã được học.

Câu 1: Chuyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ có thể chia thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng hệ thống câu hỏi dạy học đọc hiểu truyền thuyết trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 64 - 77)